17:09 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 212


Hôm nayHôm nay : 21679

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2196397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88502998

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

NSƯT Ngọc Thoa: Người không nhớ hết

Đăng lúc: Thứ tư - 16/01/2013 10:15 - Đã xem: 7152
NSƯT Ngọc Thoa: Người không nhớ hết

NSƯT Ngọc Thoa: Người không nhớ hết




Nhắc tới tên bà, người ta nhớ ngay tới vai những bà mẹ nông thôn tần tảo, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con hết mực. Những nhân vật của bà có thể có tên, có thể không có tên nhưng đều được bà hóa thân một cách chân thực, xúc động trong từng ánh mắt, cử chỉ. Bước vào tuổi thất thập, bà vẫn xuất hiện đều đặn trên phim trường khi gặp được nhân vật ưng ý. Gần đây nhất là vai mẹ Minh trong phim "Hai phía chân trời" đang phát sóng trên VTV1. Bà là NSƯT Ngọc Thoa.


Giờ đây, NSƯT Ngọc Thoa vẫn đi đi về về giữa 2 căn nhà. Một là căn nhà của các con ở bên Gia Lâm và một là ngôi nhà cũ của vợ chồng bà trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà chia sẻ, ông mất đã 15 năm, tuổi già như gió như sương nên con cái lo lắng không cho bà ở một mình. Bà cũng không muốn căn nhà nằm trong khu tập thể của Nhà hát kịch Việt Nam, nơi từng ghi dấu rất nhiều kỷ niệm của gia đình thiếu vắng hơi người nên bà chọn cách đi đi về về. Ở tuổi như bà, có lẽ nhiều người sẽ e ngại với sự chuyển dịch liên tục ấy, nhưng với bà, chuyện rất đơn giản, nhẹ nhàng. Nó khiến bà có thể vừa vui vầy, giúp đỡ con cháu vừa có những khoảng riêng tư cho mình.

NSƯT Ngọc Thoa trên màn ảnh và ở ngoài đời dường như không có điều gì khác biệt. Vẫn gương mặt dịu hiền và giọng nói trong veo đặc trưng không lẫn vào đâu được. Điều đó có một phần ảnh hưởng từ đức tính giản dị, rất ít khi trang điểm khi lên hình của bà. NSƯT Ngọc Thoa là một trong số hiếm hoi những nghệ sĩ đã bước vào tuổi thất thập nhưng vẫn đóng phim đều đều. Khi bộ phim "Hai phía chân trời" phát sóng cũng là lúc bà bắt tay vào phim "Mắc cạn". Và giờ đây, khi chúng tôi ngồi trò chuyện cùng bà thì một chồng kịch bản nữa đã được đạo diễn gửi tới chờ bà nhận vai. Bà chia sẻ, đóng phim với bà giờ đây không phải vì mục đích mưu sinh nữa. Ở tuổi này, nhu cầu có đáng là bao. Con cái cũng đã trưởng thành, tự lập. Đóng phim với bà trước hết là để vui, để được gặp bạn bè, đồng nghiệp. Sau nữa là để thấy mình còn có ích với xã hội. Và nhất là được gặp khán giả. Nhiều khi bà cũng định nghỉ ngơi một thời gian nhưng ra ngoài, khán giả gặp lại nhắc khéo: "Lâu lắm rồi tôi không được gặp bà trên tivi", bà lại nhúc nhắc đi đóng phim. Và đi đóng phim cũng là để thỏa nỗi nhớ nghề vẫn canh cánh bên lòng. Con cái không can ngăn nhưng có nhắc nhở bà phải giữ gìn sức khỏe, đừng nể quá, đóng phim nhiều vất vả mà sinh ốm.

Sinh ra tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nhưng nghệ sĩ Ngọc Thoa lại lớn lên tại Hải Phòng. Khi Nhà hát kịch Việt Nam về Hải Phòng công diễn vở kịch "Luba" - vở diễn với sự dàn dựng của nghệ sĩ Liên Xô đã khiến Ngọc Thoa mê mẩn và quyết tâm đi theo con đường nghệ thuật. Vào thời điểm Nhà hát Kịch Việt Nam tuyển diễn viên mới, Ngọc Thoa không ngần ngại đăng ký dự thi. Giám khảo cuộc thi năm ấy có NSND Đào Mộng Long và một số nghệ sĩ gạo cội khác. Thế hệ nghệ sĩ cùng thời với bà ngày ấy may mắn được sự giảng dạy của các nghệ sĩ tên tuổi như Bích Lân, Đình Quang, Nguyễn Đình Nghi...

NSƯT Ngọc Thoa là một nghệ sĩ may mắn ghi dấu ấn ở cả 3 lĩnh vực: sân khấu, phim truyện nhựa và phim truyền hình. Năm 1964, Nhà hát Kịch Việt Nam dựng vở "Người đứng gác dưới ánh đèn neon" dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, vai A Hương ban đầu được giao cho một nghệ sĩ khác nhưng sau đó, đạo diễn lại yêu cầu thay vai. Ngọc Thoa đã không ngần ngại xung phong được đảm nhiệm vai này. Khi đoàn đang tập tại Hạ Long đúng vào thời điểm Mỹ ném bom xuống Vịnh Hạ Long nhưng điều đó vẫn không làm giảm tinh thần hăng say luyện tập của các nghệ sĩ. Vở diễn ra đời, gây tiếng vang lớn. Tối nào khán giả cũng xếp hàng dài mua vé. Vài chục năm sau, có khán giả gặp bà vẫn thủ thỉ: "Ngày ấy, bà làm tôi khóc hết nước mắt vì thương A Hương".

Sinh ra ở thành phố, lớn lên sống đời nghệ sĩ nhưng NSƯT Ngọc Thoa có khả năng hóa thân vào vai phụ nữ nông thôn rất "ngọt". Hỏi vì sao bà có thể làm các công việc nhà nông một cách thành thạo thế, bà bảo đó là nhờ thói quen quan sát. Mỗi lần đi thực tế tại nông thôn, bà thường chú ý xem các bà, các mẹ cấy lúa, gặt lúa, trồng lạc, nhổ sắn như thế nào. Từ vai diễn đầu tiên trong phim truyện nhựa "Người cầu may" của đạo diễn Tự Huy, nghệ sĩ Ngọc Thoa liên tục được các đạo diễn tín nhiệm mời đóng các vai bà mẹ trong các phim: "Người yêu đi lấy chồng", "Tết này ai đến xông nhà", "Thương nhớ đồng quê", "Canh bạc", "Chơi vơi"... và nhiều phim truyền hình khác. Nhiều người đùa, NSƯT Ngọc Thoa là người có nhiều "con" nhất và quả thật đến giờ, bà cũng không nhớ nổi mình có bao nhiêu người "con"... trên phim nữa. Vì nhập vai các bà mẹ nông thôn ngọt lịm như vậy nên mỗi lần có dịp đi các tỉnh, NSƯT Ngọc Thoa lại được bà con yêu quý như người nhà, mời ăn ngô khoai luộc. Bà bảo, đó là niềm hạnh phúc không gì sánh bằng và cũng là những giây phút bà tự hào nhất về nghề của mình.

Theo nghề tới nửa thế kỷ, luôn vào vai các vai bà mẹ nhưng mỗi lần nhận vở, bà đều suy ngẫm kỹ lưỡng để tìm cách diễn mới. Bà có một quy tắc là không bao giờ học thuộc lòng lời thoại mà đọc toàn bộ kịch bản, sau đó nghiên cứu nhân vật của mình trong từng bối cảnh, mối quan hệ với các nhân vật khác để có cách diễn phù hợp. Dù tuổi cao nhưng bà vẫn luôn hết mình với vai diễn. Khi sẵn sàng dầm mưa cả ngày trong tiết trời giá lạnh khi quay "Mây trắng ánh sao" hay sẵn sàng tự mình lăn từ trên cầu thang xuống trong một cảnh quay mà không cần người diễn thế, khiến đạo diễn phải chắp tay xin...

Phần lớn các vai diễn của bà đều là những bà mẹ tần tảo, hiền dịu nhưng không chỉ có vậy, NSƯT Ngọc Thoa còn chinh phục khán giả bằng vai người đàn bà cay nghiệt trong phim "Mụ Lẫm". Bà kể, đây là bộ phim mà phần lớn thời gian quay vào ban đêm nên vô cùng vất vả. Nhân vật bà Lẫm có tạo hình ấn tượng là bộ tóc trắng muốt nên trước mỗi lần quay, bà đều được nhân viên hóa trang xịt một lớp gel trắng dày cộp. Thế nên, hôm nào 1- 2 giờ đêm bà cũng phải gội đầu để 7 giờ sáng hôm sau lại tiếp tục hóa trang, quay. Không chỉ vậy, bối cảnh quay của phim ở khu nghĩa địa. Một lần đang quay, chân bà vô tình thụt xuống cái hố sâu, một mảnh sành cứa vào chân chảy máu. Lúc ấy, nhiều người trong đoàn bảo bà để hôm sau quay tiếp nhưng bà lại nghĩ, nếu dừng lại sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người. Bà đành nén đau, băng bó tạm vết thương để tránh nhiễm trùng rồi tiếp tục diễn. Vết thương ngày ấy giờ đã thành sẹo nhưng nó là một kỷ niệm về vai diễn ấn tượng trong sự nghiệp diễn xuất của bà. Rồi cảnh bà Lãm chết, phải nằm chơ vơ trên một tấm ván khiêng ra ngoài đồng giữa trời nắng to cũng là một cảnh quay rất vất vả. Kể tới đây, bà quay sang tôi cười: "Vì đóng vai người già nhiều nên tôi được ngồi bàn thờ, ngắm chuối xanh rất nhiều lần rồi. Nhiều người hỏi, đóng những cảnh ấy có ngại không? Tôi cho rằng đó chỉ là vai diễn, là công việc. Còn sống, chết mỗi người đều có số hết".

NSƯT Ngọc Thoa lại nhớ khi xưa, trong đoàn nghệ sĩ đi biểu diễn cho bộ đội tại các chiến trường xem; xe đang đi bất ngờ địch bắn phá. Nhờ có một lèn đá che chắn mà xe chở các nghệ sĩ an toàn, còn chiếc xe đi cùng gặp nạn. Hay một lần bà cũng nghệ sĩ Bích Châu biểu diễn tại một trận địa. Tới giờ giải lao, một chiến sĩ mang nước tới mời các nghệ sĩ uống cho đỡ mệt. Vừa uống ngụm nước, bất ngờ hai nghệ sĩ nghe tiếng hô to "Nằm xuống" cùng cái ôm choàng của người chiến sĩ. Dứt tiếng bom, hai nữ nghệ sĩ tỉnh dậy thì thấy người chiến sĩ vẫn đang che cho mình nhưng vết thương trên đầu anh máu chảy rất nhiều. Mặc dù được băng bó ngay nhưng người chiến sĩ đã hy sinh sau đó. Giờ đây, NSƯT Ngọc Thoa vẫn thấy day dứt vì chiến tranh bom đạn nên không kịp hỏi tên tuổi, quê quán người chiến sĩ năm xưa đã lấy thân che mảnh bom cho hai nghệ sĩ. Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, bà vẫn thầm tạ ơn người chiến sĩ anh dũng đó. Bà bảo, giữa chiến tranh, sống chết chỉ trong gang tấc mà mình vẫn còn sống được thì chuyện đóng vai người chết có là gì quan trọng.

Có một điều thú vị ở NSƯT Ngọc Thoa là hầu hết những nhân vật bà đóng đều là vai mẹ chồng, bà nội trong khi ngoài đời nghệ sĩ Ngọc Thoa chỉ là mẹ vợ, bà ngoại vì bà sinh được hai cô con gái. Bà bảo, nghề diễn viên dễ khiến cho người phụ nữ trở thành người vợ đoảng, người mẹ đoảng nhưng nhìn hai người con ngoan ngoãn, thành đạt, nhìn cách bà cắt đặt công việc cho con, cho cháu mới thấy NSƯT Ngọc Thoa là người phụ nữ chu toàn, luôn biết cân bằng giữa sàn diễn và đời thực. Khi các con còn nhỏ, mỗi đợt bà và chồng là đạo diễn - NSƯT Dương Viết Bát đi công tác thì các con được gửi bà ngoại hoặc tự chăm sóc nhau nên bà bảo, con nghệ sĩ thiệt thòi là thế. Có lẽ vì cứ lo, cứ thương con thiệt thòi nên như bao người mẹ khác, ngoài giờ đóng phim, bà lại tất bật nấu ăn, đón cháu, dọn dẹp nhà cửa cho các con yên tâm công tác.

Thảo Duyên
Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: Thảo Nguyên - CAND
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.