Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Chân Dung Nghệ Sĩ

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Nhớ Soạn Giả Yên Ba

Thứ ba - 19/11/2013 09:00

Nhớ Soạn Giả Yên Ba


Suốt cuộc đời phiêu bạt,cuối cùng soạn giả yên ba đã chọn nơi an nghĩ cuối đời tại thị trấn Vĩnh Bình,huyện Gò Công Tây-Tiền Giang;và ông về với Tổ Nghiệp đã hơn 10 năm rồi(2001). Tuổi đời giữa ông và tôi cách nhau một thế hệ, nhựng thẳng tính với nhau trong những năm sinh hoạt chung ở chi hội sân khấu Tiền Giang, tôi được gần gũi và nghe ông kể về chuyện nghề chuyện đời của mình.

<br />
Trong giới soạn giả cải lương Sài Gòn trước 1975, Yên Ba là một trong những soạn giả trẻ nổi tiếng chuyên viết về đề tài tâm lý xã hội. Ông có khoảng 20 vở, với những vở tuồng gây tiếng vang trên sân khấu cải lương Sai Gòn vào những năm 60_70 của thế kỷ 20 như " Cho trọn cuộc tình", "Tiếng hạc trong trăng"(viết chung với Loan Thảo), "Trả thù Đời"-qua các đại ban cải lương Kim Chung, Thủ Đô, Dạ Lý Hương, Hương Mùa Thu...Sau năm 1975, ông về Tiền Giang và hợp soạn với soạn giả Châu Thanh vở " Tiêng Sa Gành Ráng" và " Đừng Quên Kỷ Niệm".<br />

Soạn giả Yên Ba tên thật là Nguyễn Hữu Giác sinh năm 1941, quê quán tỉnh Bình Thuận. Ông sinh ra trong một gia đình dân dã,cha mất sớm, mẹ vào chùa qui y. Năm 13 tuổi, ông vào Sài Gòn làm nghề đánh giày để kiếm tiền vào học ở các trường bán công. Nhưng rồi cũng bế tắc việc học hành nên ông theo Cải Lương để cho có chổ gởi thân chớ chẳng có chuyên môn gì cả. Ban đầu ông chỉ làm nhiệm vụ kéo màn ở sân khấu, có lúc ông lúng túng,hết màn mà không kéo màn lại để hậu đài chuyển cảnh. Vì vậy,sau đó ông bị bầu gánh đuổi xuống làm hậu đài. Dáng vóc nhỏ con, ốm yếu làm hậu đài cũng không xong, cuối cùng ông bầu cho nghỉ việc. Sau đó ông vào chạy bàn cho một nhà hàng.

Tính tình cậu Giác thật thà, có gương mặt đẹp trai và thông minh nên được bà chủ nhà hàng thương và nhận làm con nuôi, nhất là khi bà biết được hoàn cảnh của Giác. Từ đó Giác được trở lại trường tiếp tục học hành. Ông học được lên tới đệ nhị(hết lớp 11 bây giờ) thì nhà hàng bị đóng cửa. Sau đó gia đình của má nuôi dời về Qui Nhơn làm ăn, còn cậu Giác theo một người thợ nấu về Gò Công. Nhờ có vốn học vấn tương đối nên Giác được người thợ nấu giới thiệu ông vào làm thư ký cho làng Tân Qui-Gò Công. Những công việc của Hội đồng làng, hằng ngày thì nhiều, mà lương tháng chẳng bao nhiêu. Sau nhiều đêm trăn trở,Hữu Giác về Sài Gòn và mạnh dạn tìm đến soạn giả Hoa Phượng, một soạn giả tài hoa của cải lương lúc bây giờ để thọ giáo, trình bày ý định của mình và đem những năm tháng bụi đời, trôi dạt về Gò Công làm việc cho Hội đồng làng,rồi cưới vợ ở Hoà Đồng(nay là Huyện Gò Công Tây-Tiền Giang) - Câu chuyện ấy được soan giả Hoa Phượng xây dựng thành cốt truyện kịch và bố cục cho ông viết kịch bản. Sau vài tuần kịch bản cải lương đầu tay của ông được dàn dựng và ra mắt trên sân khấu Thủ Đô II với tiêu đề là "Chuyến Xe Hôn Lễ", lúc đó nghệ sĩ Minh Phụng đóng vai chánh trong vở này, và bút danh Yên Ba cũng xuất hiện từ đấy.

Đến năm 1965, Yên Ba cùng hợp soạn với soan giả Loan Thảo trong vở " Tiếng Hạc Trong Trăng", vở này đoạt giải Thanh Tâm 1966. Năm 1966, Yên Ba tiếp tục thành công vở " Cho Trọn Cuộc Tình" trên sân khấu của gánh Dạ Lý Hương do NS Hùng Cường và Bạch Tuyết thủ vai chính. Đây là vờ làm sóng gió lúc bấy giờ trên sân khấu Cải lương Sài Gòn, tên tuổi của soạn giả Yên Ba được nhiều người biết đến. Đến năm 1971, giải này được giài Kim Khánh, năm 1972 đuợc khán giả bình chọn là kịch bản hay nhất do báo Sân khấu kịch trường Sài Gòn tố chức (sau năm 1975 vở này được Sài Gòn video sản xuất thành phim Cải lương). Giai đoạn từ 1965 đến 1975 là thời kỳ viết kịch khá sung mãn của Yên Bâ, ông cho ra hàng loạt vở như: Trả Thù Đời, Bụi Đời, Lửa Tinh, Tình Kỷ Nữ,  Một Thuở Còn Vương...Lúc bây giờ,báo chí Sài Gòn bình luận soạn giả Yên Ba là cây bút trẻ, sung sức: là một hiện tượng sân khấu mới, phong cách trẻ trung với đề tài Tâm lý xã hội, nội dung cốt truyện thực tế và gần gũi với đời sống xã hội. Thật vậy, ngòi bút của Yên Ba với giọng văn trong sáng, giản dị, các nhân vật của ông cũng gần gũi với cuộc sống đời thường; đặc biệt là ông hay khai thác mỗi nhân vật có sức sống tính cách riêng, và dường như ông lại chia sẻ, thông cảm với những nhân vật có số phận long đong, bất hạnh để cuối cùng đạt được ước mơ,hạnh phúc...

Sau năm 1975, soạn giả Yên Ba làm tiếp tục công tác cho đoàn Cải lương Phước Chung đến năm 1980, lúc này NSUT Thanh Hùng làm trưởng đoàn. Cuối năm 1980, ông xin nghỉ việc về quê vợ (Gò Công Tây-Tiền Giang). Nhưng có lẽ Yên Ba trót vương mang kiếp tầm nghiệp dĩ nên về Tiền Giang,ông tiếp tục cộng tác với Sân Khấu Tiền Giang. Ông cùng hợp soạn với soạn giả Châu Thanh vở Tiên Sa Gành Ráng là kịch mục ăn khách khá lâu của Đoàn cải lương Tiền Giang và được Đài truyền hình TP thu hình đầu tiên(1982). Năm 1990,Yên Ba và Châu Thanh cùng hợp soạn vở "Đừng Quên Kỷ Niệm" là đề tài xã hội đương đại.Vở này được NSND-đạo diễn Trần Ngọc Giàu dàn dựng cho đoàn cải lương sông Tiền (Bầu Thắm-Trọng Nhân), vở dự liên hoan SKCNTQ được đánh giá cao,vở được 3 HCV,4 HCB, 2 HCD cho cá nhân(không có giải cho tập thể).

Sau vở "Đừng Quên kỷ niệm", soạn giả Yên Ba về ở ấn một vùng ven thị trấn Vĩnh Bình huyện Gò Công Tây-Tiền Giang, nhưng ông vẩn sáng tác đều tay, tuy không viết vở dài như trước đây nữa,mà ông chuyền sang viết tấu hài cho Sai Gòn video-Audio.Một điều đáng trân trọng,là các mùa hội thi, hội diễn ở địa phương ông đều tham gia sáng tác góp phần với phong trào và giành nhiều giải thưởng. Nhiều năm Chi Hội sân khấu Tiền Giang mời ông làm cố vấn và ông rất nhiệt tình đóng góp ý kiến chuyên cho các hoạt động chuyên môn của Chi Hội. Do cơn bạo bệnh nên ông về với Tổ nghiệp hơi sớm(1941-2001). Mỗi lần về lại Gò Công Tây-Tiền Giang, tôi không khỏi bùi ngùi khi nhớ tới soạn giả Yên Ba.

Đỗ Dũng - BSK


Người soạn giả tài ba trong địa hạt cải lương, đó là soạn giả Yên Ba, Anh nguyên phục vụ trong Trung Ðội Văn Nghệ Hoa Tình Thương thuộc Tiểu Ðòan 50 CTCT, KBC 3858, sau ngày sập tiệm anh về sống tại Hoà Ðồng, Gò Công, chính quyền có nhờ anh viết cho một kịch bản để trình diễn, cá nằm trên thớt không thể không tuân lời, nhưng vì liêm sĩ anh đã không thể nào bẻ cong được ngòi viết, nên đã viết phất phơ cho có lệ, kịch bản bị chê dở và chính quyền thôi không để ý tới anh nữa.Thật là đáng khen phong cách của người cầm bút Yên Ba (gocong.com)

Tác giả bài viết: taminhminh & keomienxa

Nguồn tin: BSKTP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận mới

Nguyễn Thị Ngọc Bích - 13/05/2023 03:48

Tôi cũng biết một soạn giả có tên YÊN BA, nhưng tên thật là PHẠM DIỆP PHƯƠNG, là quân y, KBC 7019

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN