Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Chân Dung Nghệ Sĩ

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Khởi nghiệp của Kép “độc lẳng” Hoàng Giang

Thứ hai - 18/05/2015 22:55

NS Hoàng Giang

Trong bốn thập niên 40, 50, 60, 70 của thế kỷ trước, sân khấu cải lương của Miền Nam sản sinh ra rất nhiều nghệ sĩ tài danh, mỗi nghệ sĩ có một tài năng cá biệt, một phong cách ca ngâm, diễn xuất riêng, không ai lẫn lộn với ai, điều đó làm cho nghệ thuật ca ngâm diễn xuất đa dạng, phong phú, đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật sân khấu cải lương.

Tác giả bài viết: SG Nguyễn Phương

Nguồn tin: tcgd theo TB - MX

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:thế kỷ, sân khấu, sản sinh, nghệ sĩ, tài năng, cá biệt, phong cách, lẫn lộn, làm cho, nghệ thuật, phong phú, giai đoạn, phát triển, mạnh mẽ, Hoàng Giang

Bình luận mới

A LÝ PHƯỢNG TUYỀN - 27/05/2015 13:27

Tôi sẽ cảm thấy mình thiếu sót và có lỗi với cố nghệ sĩ Hoàng Giang nếu như không tham gia viết lời bình theo cách nghĩ của riêng tôi.
Trong bài viết, soạn giả Nguyễn Phương đã nêu lên tất cả những gì có liên quan mật thiết với cố kép độc Hoàng Giang. Bởi vì cũng theo cách nghĩ của riêng tôi, soạn giả Nguyễn Phương là pho "tự điển sống" của sân khấu cải lương. Những bài viết của ông rất là chi tiết, tỉ mỉ, nếu như không có thời gian theo gánh hát lâu dài làm soạn giả, rồi soạn giả thường trực, thì không thể nào có được cái vốn sống về sân khấu cải lương đến như vậy.
Tôi là người sanh sau đẻ muộn, khi còn học lớp Đệ Thất (tức lớp 6 bây giờ) cũng là thời điểm đoàn Cải lương Thủ Đô về hát tại rạp Vĩnh Lợi - Thị xã Mỹ Tho, Tỉnh Định Tường (nay là rạp Tiền Giang, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang). Lúc ấy, đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bản khai trương vở tuồng "Tiếng trống sang canh" của cố soạn giả Thu An rất là hoành tráng. Chỉ cần nhìn thoáng qua những tấm "pa-nô" được dựng trước mặt tiền rạp, cũng đủ để muốn... mua vé vào xem.
Tiếc rằng, tôi không được có cái "duyên" xem qua vở tuồng này tại rạp Vĩnh Lợi, tôi chỉ được nghe phát "trực tiếp truyền thanh" trên đài Sài Gòn, và sau này nghe qua dĩa nhựa bằng máy pick-up.
Tôi rất thích cố kép độc Hoàng Giang qua cách ca diễn ào ạt của ông. Trong tuồng "Tiếng trống sang canh" ông đóng vai Lê Long Đỉnh (tức Lê Ngọa Triều). Nghe riết, tôi thuộc nằm lòng khi ông ca bài Xuân Tình lớp I với giọng rổn rẻn.
HOÀNG GIANG: (Lê Long Đỉnh) -Nhự vậy là vương huynh đã...
XUÂN TÌNH (lớp I)
Mù quáng... Đã yêu thương một ma quái hiện hình
Mà Vương huynh lại cho rằng là chánh đại, quang minh
Biết đâu Vương huynh đã bị ma quái nó hốt hồn (hết trích dẫn)
Với cách ca độc đáo của ông, thiết nghĩ khó có một nghệ sĩ nào thay thế được.
Là một nghệ sĩ nổi tiếng đã khó, làm một kép độc được nổi tiếng lại càng khó gấp vạn lần hơn.
Có thể nói sân khấu cải lương thời hoàng kim, kép độc được nổi tiếng chỉ có mấy người, không quá mười đầu ngòn tay. Ngoài cố kép độc Hoàng Giang ra thì có: Trường Xuân, Diệp Lang, Hùng Minh, Văn Khoe, Nam Hùng...v.v... mỗi người có cách ca riêng, cách cười riêng, một cách diễn riêng, không ai có thể lẫn vào ai được.
Ngày xưa, người nghèo nghe cải lương qua đài phát thanh Sài Gòn với chương trình "trưc tiếp truyền thanh" cải lương tối thứ bảy hằng tuần. Dù không biết mặt nghệ sĩ, nhưng khi nghe ai ca, ai diễn, thính giả sẽ cảm nhận ra ngay, chớ không hề có chuyện ca na ná giống nhau như bây giờ!
Làm nghệ thuật mà là bản sao, là cái bóng của người khác là... tự đánh mất chính mình!

người kéo màn - 20/05/2015 15:27

Nội dung


Thành kính tri ân soạn giả Nguyễn Phương, bài viết của ông về nghệ sĩ Hoàng giang thật là chi tiết và trung thực. Tuy nhiên có điều sọan giả quên - tôi tin chắc là soạn giả quân - nhắc đến tên khán giả đặt cho kép độc Hoàng Giang lúc mới nổi tiếng là 'KÉP HÉT' vì lối diễn sống động của ông trên sân khấu Thanh Minh vào thập niên 1950 ở những vỡ tuồng loại hưương xa. Trân trọng.

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN