Đang truy cập : 212
Hôm nay : 22714
Tháng hiện tại : 2197432
Tổng lượt truy cập : 88504033
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
ảnh minh họa
Sài Gòn đẹp trong ký ức, hoài niệm
Thật ra bao nhiêu vở trước kia cũng lấy Sài Gòn làm bối cảnh đó thôi. Nhưng các vở vừa kể trên đã gọi tên Sài Gòn rất cụ thể, kể câu chuyện của Sài Gòn thật rõ ràng, thông điệp về Sài Gòn cũng rất thẳng thắn, chứ không nói chuyện chung chung.
Thế Hải, Thái Quốc, Vân Anh trong vở "Sài Gòn có một ngã tư"Ảnh: Hoàng Kim
"Hẻm nhỏ Sài Gòn" nuối tiếc về những con hẻm nghèo có cây đa cổ thụ, có cái miếu thờ thổ địa, có căn nhà cổ với vườn cây râm mát, tiếng chim hót dịu dàng…như dấu ấn của cư dân một thời khai phá hoang sơ. Những ông chủ địa ốc luôn lăm le giải tỏa những mảnh đất như thế để biến thành cao ốc, thành trung tâm thương mại. Sài Gòn sẽ bị xóa sạch hình ảnh đặc trưng, để nhìn đâu cũng thấy nhà chọc trời, khu công nghiệp khô khan.
Mỹ Uyên, Công Ninh, Tấn Phát trong vở "Những giấc mơ lóng lánh" Ảnh: Hoàng Kim
"Những giấc mơ lóng lánh" cũng muốn giữ lại rạp hát xưa với cánh màn nhung nuôi dưỡng tâm hồn con người nhân văn dịu ngọt. "Sài Gòn có một ngã tư" thì day dứt tiếng đờn vọng cổ của ông già mù. "Đêm hoa lệ" cũng vậy, ngoài giọng hát boléro của ca sĩ đường phố, còn có tiếng ca của NSND Bạch Tuyết cất lên xao xuyến… Sài Gòn từng là cái nôi phát triển của nhạc tài tử, cải lương. Nếu Mỹ Tho, Bạc Liêu đã sinh ra bộ môn nghệ thuật này thì Sài Gòn mới là nơi đưa nó thăng hoa tột đỉnh, với hàng trăm hàng ngàn nghệ sĩ thành danh, hàng trăm hàng ngàn bài vọng cổ và vở cải lương kinh điển ra đời. Boléro cũng từ Sài Gòn mà ra, nửa thế kỷ vẫn chưa thôi quyến rũ…
Sài Gòn lên sân khấu trong hoài niệm của mọi người với những nét xưa như vậy. Và trên tất cả là Sài Gòn với khí chất lạ lùng, vừa nghĩa tình chân thật vừa phóng khoáng bao dung, vừa hào hiệp mạnh mẽ. Sài Gòn không hoàn thiện, vẫn có lừa đảo, cướp giật, toan tính nhưng mọi thứ rồi cũng phải đi vào quỹ đạo yêu thương của Sài Gòn. Vở kịch nào cũng làm người ta khóc vì nghĩa tình ấy. Cô gái điếm hoàn lương chấp nhận hy sinh cho người mình yêu. Ông già chồng tương lai khó tính rồi cũng xót lòng thương con nhỏ và chấp nhận cưới nó cho con trai mình. Một phụ nữ bị chồng đánh, trốn nợ, được cư dân hẻm nhỏ góp từng đồng bạc lẻ cưu mang. Một bà già lỡ đường ngất xỉu, người Sài Gòn cũng mang về nuôi nấng… Những nhân vật của kịch sao rất đỗi thân quen, ta cứ gặp đâu đó hằng ngày. Cái tình này đã biến Sài Gòn thành nơi cư ngụ của hàng triệu người tứ xứ về đây kiếm sống, yêu đương, lập nghiệp…
Gắng giữ hồn cốt, khí chất đặc trưng
Vì thế, người ta đang đau bởi từng cái cây ngã xuống cho cao ốc mọc lên, rồi ô nhiễm môi trường, làm giàu dễ dãi bất chấp đạo lý… Tiếng chuông cảnh báo được sân khấu gióng lên. Và người Sài Gòn cũng quyết liệt trong thái độ. Cư dân của xóm nghèo nhất quyết không ký giấy bán đất cho công ty địa ốc. Một nơi khác thì giả tung tin có ma trong rạp hát để không ai mua nó, chờ ngày nó được sáng đèn trở lại. Một nơi kia thì cố hàn gắn trái tim vỡ nát, kéo người ta về với tình yêu và giấc mơ… Cuối cùng, Sài Gòn vừa giữ được nét cũ vừa phát triển đúng hướng, âu cũng là niềm hy vọng mà nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm, cũng là hy vọng của khán giả.
Vương Huyền Cơ, tác giả của vở "Hẻm nhỏ Sài Gòn", bày tỏ mình không phải người Sài Gòn chính gốc nhưng mấy chục năm sống ở Sài Gòn đã yêu thương nơi này như quê hương của mình. "Yêu nét hào sảng, chân thành. Yêu từng con phố, hàng cây… 20 năm trước, tôi đã viết "Xóm nhỏ Sài Gòn" được Sân khấu IDECAF dựng và đoạt giải A trong Liên hoan Sân khấu Mùa thu 1998. Rồi năm nay, tôi viết vở "Đất lành" (đạo diễn đã sửa lại tựa là "Hẻm nhỏ Sài Gòn"). Đất lành là nơi mọi người về đây, được dung chứa, được thành công, chúng ta cũng nên đối xử tử tế với nó. Đừng để mất những giá trị đặc trưng của Sài Gòn".
Còn đạo diễn Ái Như cho biết mình tham gia nhóm viết kịch bản và chủ trương sản xuất vở "Sài Gòn có một ngã tư" bởi "thương" mảnh đất này một cách lạ lùng. "Không thể thờ ơ với những gì đang diễn ra nóng hổi ở Sài Gòn hôm nay. Đành rằng sự phát triển nào cũng phải trả giá nhưng nếu cố gắng thu xếp và có cái tâm thì cái giá ấy sẽ không quá đắt, vẫn có thể giữ lại hồn cốt Sài Gòn, để sau này con cháu mình còn biết về một Sài Gòn đầy đặn lịch sử. Khán giả đồng cảm với vở kịch, dù là người Sài Gòn hay không phải người Sài Gòn, chính ở chỗ khí chất Sài Gòn đã chinh phục trái tim họ. Khí chất ấy vẫn vẹn nguyên dù cảnh vật có đổi thay, dâu bể…" - đạo diễn Ái Như bộc bạch.
N.V.N. |
Cách biệt và tương phản hoàn toàn với những con đường xuôi ngược, ùn tắc, huyên náo của những trục lộ chính cách đó vài chục mét.
Dọc các đại lộ Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Lê Lợi vẫn còn những con hẻm có vài cái “xuyệt” như thế.
Dạo bộ trong những con hẻm ấy vào những buổi sáng sớm kiếm một quán mì, bún bò, quán phở xưa để điểm tâm, ngắm nghía vài ba cửa nhà cũ, chuyện trò với mấy ông bà già còn giữ thói quen uống cà phê cóc, đọc nhựt trình kiểu cũ, hít thở cái sinh khí bình dị mà thanh nhã của một đời sống chịu ngưng đọng qua bao biến thiên thăng trầm... đó là thú vui của tôi trong những ngày tháng làm công chức ở khu vực trung tâm.
Có những con hẻm yên tĩnh đến mức tôi có thể ngồi ăn phở, ăn bánh pate chaud, gọi ly cà phê đen đá. Có hôm ngồi nhìn nắng sớm chiếu xuyên qua những nóc nhà, khung sắt cửa sổ hoa văn in xuống lòng hẻm từ sáng đến trưa không muốn về. Một sự quyến rũ khó giải mã từ khung cảnh ngỡ là bình thường ấy.
Còn những sáng mùa đông, đôi khi có cảm giác gió qua lòng hẻm se se, vạt nắng trước mặt có bàng bạc chút mù khô để ly cà phê đen đá không đường cũng thơm hơn một chút, dư vị ngọt hậu hơn những nơi khác, dù biết chắc, thành phần và cách pha chế e vẫn thế.
K. ngồi đó, sau những chuyến bay dài ngày, New York, Đài Loan, Paris, Hong Kong, California... Em nói đôi khi em cần một chút tĩnh lặng giữa Sài Gòn như vậy ở quãng giữa những chuyến bay để biết mình còn neo đậu vào một thành phố, một khung cảnh, một múi giờ.
Bên bàn cà phê góc hẻm, tôi sẽ hỏi thăm em về các chuyến bay, về nghề tiếp viên hàng không, về khát vọng được đi đây đó hay đôi khi là những phần việc mà em phải làm trên những đường bay dài. Tôi lại hỏi một tiếp viên lâu năm thì có còn bị chứng jet lag (sự xáo trộn, mỏi mệt sau những chuyến bay dài xuyên qua nhiều vĩ tuyến) hay không?
Em nói những chuyến bay, những hành trình xê dịch đã thành quen, thậm chí, có khi không còn cảm nhận về giờ khắc nơi nọ với nơi kia, bởi quá nhiều buổi sáng mở mắt ra là chẳng thấy gì ngoài một vùng mây trắng hay trời xanh trong thăm thẳm và tiếng ù ù của động cơ.
Một trạng thái bồng bềnh trôi nổi khiến ta chẳng nghĩ mình thuộc về đâu thành phố quê hương nào cả.
Vì thế em cần những ngày lang thang trong những nơi đậm đặc Sài Gòn như vậy. Thèm ngồi ngó bụi. Thèm được thành phố đi vào các giác quan. Và con người. Và tiếng nói. Để những chuyến bay tới, khi đẩy vali bước vào một phi trường, lòng thấy yên ổn hơn.
Thế rồi gần nơi tôi và em đang ngồi, có một hôm thật lạ, mỗi cửa nhà trong lòng hẻm nhỏ có một cụ già bắc ghế chống cằm ngó nắng. Tôi phát hiện ra cái cảnh kỳ lạ ấy và ban đầu thì hài hước bảo với em rằng: “Này K., hãy tưởng tượng ba, bốn mươi năm sau, chúng ta cũng sẽ như thế, mỗi sáng sớm mỗi chiều vẫn ngồi tựa cửa ngó xa xăm”.
Em thắc mắc: “Không biết ngồi lặng như thế, trong đầu các cụ đang nghĩ về điều gì?”. Tôi bảo: “Có thể họ nghĩ về con cái ở xa, nhớ hết đứa cháu này đến đứa cháu khác, cũng như cha mẹ chúng ta ở quê nhà thôi. Hoặc có thể nghĩ về những biến cố trong cuộc đời, là thất bại nọ thành công kia, là chuyện ân nghĩa nọ ân tình kia”.
Nhưng em lại bảo: “Không, nhìn mắt họ kìa, trong veo như thế, chắc họ đang nhìn vào thời gian. Họ ngó bụi mà có khi chẳng nghĩ gì. Chỉ chúng ta mới cố nghĩ!”.
Chẳng biết cô tiếp viên hàng không xinh đẹp kia có ẩn ý gì không, nhưng với tôi, cách dùng chữ “ngó bụi” đã đủ sức trừu tượng hóa khi diễn tả một trạng thái nhìn sâu vào thời gian và những hữu hạn kiếp người.
Đó là cái nhìn của những người từng kinh qua những thăng trầm suốt cuộc đời dài, nay chọn cách thế ngồi lại bên bờ nhìn nước chảy mây trôi. Hay cũng chỉ có thể rằng, họ đang thụ động về mặt thể chất, chấp nhận để đám mây trắng vô tri vây phủ trước khi thiên thu phủ bóng lên kiếp sống.
Đúng, tôi và em chỉ là những người trẻ cố nghĩ. Nhưng làm sao diễn giải hết một cái nhìn? Thấy không, ngay cả ngồi ngó bụi, thì mỗi cụ cũng mỗi một tư thế và một giờ giấc. Không ai như ai.
Những buổi sáng lang thang hẻm nhỏ Sài Gòn, tôi chẳng biết có làm K. yên tâm hơn trong cảm giác về một chốn neo đậu trên vỏ địa cầu.
Còn tôi, cà phê, phở, bún bò xưa hay những mảnh bột giòn tan, vị nhân thơm của bánh pate chaud, chút đắng đót của ly cà phê đen đậm, và nữa, những ánh mắt ngó bụi trong các con hẻm tĩnh lặng Sài Gòn đang làm một cuộc bày biện thú vị có tên Thời Gian. Những hẻm tĩnh lặng đứng ngoài lao xao để mỗi người một cách thế soi chiếu bóng hình mình trong bóng hình phố.
Những chiếc ghế mây cũ kỹ, khung cửa gỉ sét bên các mảng bức tường ẩm lún phún rêu, biết bao cuộc đời đã trôi qua và biết bao làn bụi đã tan?■
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc