Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Xem tiếp...
Tiếp sức sân khấu xã hội hóa
Việc tiếp sức của Nhà nước đối với các sân khấu xã hội hóa không chỉ cần thiết cho các sân khấu truyền thống mà cả những sân khấu kịch nói.
Sau 8 năm hoạt động, nhóm xã hội hóa sân khấu cải lương Thắp sáng niềm tin đã được Nhà nước hỗ trợ bằng cách chuyển thành đoàn 3 của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, được đầu tư trang thiết bị biểu diễn; diễn viên, nhân viên của đoàn có lương tháng từ ngân sách của Nhà nước. Sự kiện này ít nhiều có tác động đến các đơn vị xã hội hóa ở những loại hình sân khấu khác. Tiếp sức không phải công lập hóa Theo NSND Lệ Thủy: “Đây là sự tiếp sức đúng lúc của Nhà nước đối với một đơn vị xã hội hóa đã có quá trình 8 năm hoạt động. Sự hỗ trợ này mở ra một hướng đi mới cho sân khấu cải lương trong điều kiện khó khăn”. Tác giả Lê Duy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, phân tích: “14 diễn viên trẻ từng đoạt HCV giải Trần Hữu Trang đã ý thức được trách nhiệm làm nghề nên cánh cửa bảo trợ của Nhà nước đã mở đúng lúc để họ yên tâm cống hiến cho sân khấu cải lương”. Nghệ sĩ Võ Minh Lâm - diễn viên chính của đoàn 3 - phấn khởi: “Chúng tôi từ nay được lãnh lương, có bảo hiểm y tế, có được dàn âm thanh, ánh sáng mới được sắm hơn 4 tỉ đồng do Nhà nước cấp. Với kế hoạch dựng 3 vở/năm, 14 diễn viên, 2 công nhân hậu đài yên tâm công tác. Cảnh trong vở Hoa vương tình mộng, vở diễn ra mắt của nhóm Thắp sáng niềm tin sau khi được công lập hóa thành đoàn 3 Nhà hát Trần Hữu Trang Ngoài những suất cuối tuần tại rạp Thủ Đô, chúng tôi còn nhận biểu diễn ở ngoại thành, tham gia biểu diễn phục vụ theo chỉ tiêu của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) TPHCM giao, đồng thời tham gia các chương trình truyền hình của HTV, VTV và các đài phát thanh - truyền hình các tỉnh”. Cách làm này, theo một số người, chưa phải là tối ưu khi đưa một đoàn hát xã hội hóa thành đoàn công lập, thay vì vẫn giữ nguyên cơ chế xã hội hóa nhưng được Nhà nước hà hơi tiếp sức. Việc tiếp sức của Nhà nước đối với các sân khấu xã hội hóa không chỉ cần thiết cho các sân khấu truyền thống mà cả những sân khấu kịch nói. Chỉ xin được vay vốn Tác giả Lê Duy Hạnh đánh giá: “Sân khấu xã hội hóa tại TPHCM những năm gần đây bộc lộ một số hạn chế, đó là nhiều đơn vị thiếu chiến lược phát triển để bảo vệ thương hiệu. Trong khi đó, một số đơn vị có kế hoạch, chiến lược đều ăn nên làm ra. Nhìn từ các sàn diễn kịch xã hội hóa tại TPHCM, rõ ràng Kịch IDECAF phát triển có chiến lược khi đầu tư xây dựng tác phẩm có tầm vóc như những vở kịch lịch sử hoặc chương trình kịch thiếu nhi “Ngày xửa, ngày xưa”. Kịch Phú Nhuận cũng có chiến lược rõ ràng, một mặt khai thác những kịch bản chuyển thể từ những tác phẩm văn học của dòng hiện thực phê phán lên sân khấu hoặc khai thác kịch giải trí đạt doanh thu cao”. Tuy nhiên, nhiều năm qua, những đơn vị này đã tự thân vận động, nỗ lực lấy thu bù chi để dàn dựng đều đặn vở diễn mới và được công chúng đón nhận. Sự lớn mạnh của các đơn vị này đã làm nên diện mạo mới cho sân khấu kịch phía Nam. Liên hoan Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc vừa diễn ra tại Huế đã vỡ ra nhiều điều: các đơn vị sân khấu kịch nói xã hội hóa đang phát huy vai trò của mình trong đời sống kịch, trong khi các đoàn kịch công lập tỏ ra trì trệ, không tiếp cận được với công chúng. Thế nhưng, trong tình hình sân khấu đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc dàn dựng những kịch bản đỉnh cao, nhất là kịch lịch sử, kịch chính luận mà vốn đầu tư mỗi tác phẩm có thể lên đến tiền tỉ là một sự liều lĩnh. NSND Hồng Vân tâm sự: “Chúng tôi không dám xin Nhà nước tiền đầu tư, chỉ xin được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ văn hóa thuộc Sở VH-TT-DL TPHCM để có vốn đầu tư cho vở diễn đỉnh cao, sau đó sẽ trả dần”. NSƯT Thành Lộc cho biết: “Khi làm kịch lịch sử, chúng tôi muốn đầu tư hoành tráng hơn, lộng lẫy hơn nhưng đều phải liệu cơm gắp mắm. Nhiều năm qua, nếu không có doanh thu của sân khấu thiếu nhi bù đắp cho việc dựng kịch lịch sử thì không thể có những vở như: Vua thánh triều Lê, Bí mật vườn Lệ Chi… Nói thật, nghĩ đến việc xin tiền của Nhà nước để dựng vở, chúng tôi không dám, chỉ mong có tài trợ, đặt hàng một cách thiết thực để chúng tôi có thể yên tâm mà sáng tạo”. Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Sân khấu & Nghệ thuật Thái Dương (Chủ nhiệm Sân khấu Kịch IDECAF), nhắc lại: “Sau liên hoan sân khấu xã hội hóa cách đây 8 năm, Cục Nghệ thuật Biểu diễn hứa sẽ cho Sân khấu Kịch IDECAF 200 triệu đồng để trang bị dàn âm thanh, ánh sáng, đưa kịch và múa rối đến với các trường tiểu học ngoại thành, nơi cần những món ăn tinh thần, nhưng đến nay cũng chỉ là lời hứa”.
Nguồn tin: Báo NLD & TV CLVN
Ý kiến bạn đọc