Đang truy cập : 165
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 164
Hôm nay : 19642
Tháng hiện tại : 2194360
Tổng lượt truy cập : 88500961
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Những "bông hồng quý" sau ánh đèn sân khấu
Những ai am hiểu nghệ thuật cải lương đều
hiểu rõ một kịch bản kịch nói có khoảng cách khá xa với kịch bản cải lương. Để
hoàn thành kịch bản chuyển thể, soạn giả phải rành rẽ bài bản cải lương, hiểu
rõ hoàn cảnh, tâm lý và tính cách nhân vật. Từ đó họ quyết định diễn viên phải
ca gì, thoại gì thật sự phù hợp với từng trường hợp. Sự sáng tạo của họ đóng
góp lớn cho diễn viên phát huy đến mức tốt nhất trong phần ca diễn. Các giải
thưởng trong liên hoan vừa rồi đã chứng minh cho lập luận đó.
Để có được kiến thức đủ trở thành soạn giả, họ phải học hỏi, nghiên cứu và làm
việc cật lực. Võ Tử Uyên tự màymò học hỏi bài bản cải lương từ nhỏ. Cô bắt đầu
viết bài vọng cổ đầu tiên năm lớp 12 – 1992, gửi đài phát thanh, đài truyền
hình sử dụng 1997. Trong thời gian học đại học, cô viết tuồng đầu tiên Duyên
tình lạc bến. Vài năm sau viết tiếp Người chị và mấy đứa em. Năm
2011, cô được đánh giá cao qua vở Bến nước Ngũ Bồ. Nhưng trước đó đã gây
chú ý với một loạt kịch bản Gió thổi bên sông (video cải lương đặt hàng,
Vũ Linh, Tài Linh diễn), Con yêu, Một kết cuộc (chuyển thể kịch của Hoài
Ân. HTV dàn dựng với Trinh Trinh, Ngân Tuấn, Trọng Nghĩa), Em tôi (HTV
dàn dựng với Quế Trân, Tấn Giao, Võ Minh Lâm).
Khác với Võ Tử Uyên, Tô Thiên Kiều sinh ra trong gia đình truyền thống có cha
là soạn giả Linh Quân. Vì vậy, cô cũng ước mơ mình sẽ trở thành soạn giả. Sau
khi cha mất, cô đã thọ giáo soạn giả Hoàng Song Việt. Đến nay, cô cũng đã có
hơn 10 kịch bản cải lương và biên tập cho nhiều chương trình của các nghệ sĩ
tên tuổi. Còn soạn giả Hà Nam Quang là một tên tuổi lớn trong giới cổ nhạc tại
miền Tây. Mặc dù sinh sống tại An Giang nhưng cô vẫn không xa rời hoạt động cải
lương chuyên nghiệp. Đến nay, Hà Nam Quang đã sáng tác hơn 20 vở diễn, cùng
hàng trăm bài ca lẻ khác nhau.
Điều đáng trân trọng nhất được thấy từ các nữ soạn giả là cái tâm nghề vô cùng
trong sáng không vụ lợi. Hiện tại, thu nhập của nghề soạn giả cải lương rất “bọt
bèo”, vì vậy, lực lượng soạn giả chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Dù biết rằng
nghề viết tuồng không thể đảm bảo một cuộc sống đầy đủ về vật chất, nhưng các nữ
soạn giả vẫn một lòng sống chết với nghề. Họ vẫn đang sáng tác và tiếp tục sáng
tác. Tình yêu của họ dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống khiến cho đồng
nghiệp nam phải ngưỡng mộ.
Những nữ tướng trên sàn diễn
Cũng như nghề soạn giả, sân khấu cải lương
trước đây ít xuất hiện gương mặt nữ giữ vai trò đạo diễn. Theo nhiều người lý
giải, hai công việc này đòi hỏi kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, sự trãi
nghiệm thực tế cuộc sống, lẫn bản lĩnh chỉ huy. Trong quan niệm cũ, người phụ nữ
chỉ lo việc nội trợ nên không có cơ hội chen chân vào các lãnh địa vốn thuộc đặc
quyền của nam giới. Nhiều năm sau này, xã hội có nhiều thay đổi nên nhiều nữ
“anh thư” đã xuất hiện. Những cái tên như NSƯT Ca Lê Hồng, NSƯT Hoa Hạ, NS Kim
Phương có trọng lượng không kém gì đồng nghiệp nam. Thậm chí những vở cải lương
gây tiếng vang lớn trong công chúng vài năm trở lại đây cũng mang dấu ấn của những
bông hồng. Vở Chiếc áo thiên nga (đạo diễn NSUT Họa Hạ là một ví dụ).
Trong mắt các nghệ sỹ, dù là phụ nữ nhưng
những tên tuổi kể trên thực sự là những “nữ tướng” trên sàn diễn. Học có đủ uy
tín và kiến thức nghề vững chắc để tập hợp và chỉ đạo những diễn viên ngôi sao.
Học có cách làm việc khoa học để tập thể trở thành một bộ máy thống nhất, vận
hành trơn tru. Đây là những yếu tố mà không phải các đồng nghiệp nam đang hành
nghề nào cũng có được. Vì vậy, tên tuổi của họ thường xuyên xuất hiện trong mọi
hoạt động cải lương. NSUT Ca Lê Hồng hầu như mỗi năm đều dựng vài vở nội dung
hay và đầu tư sân khấu chỉnh chu. Nghệ sỹ Kim Phương và NSUT Hoa Hạ thì thường
xuyên hiện diện trong chương trình phim truyện cải lương và Ngân Mãi Chuông
Vàng của HTV9.
Cũng như nghề soạn giả, cát sê cho đạo diễn cải lương cũng không đáng kể. Thế nên
các đạo diễn cũng phải tìm nguồn thu nhập từ những công việc khác để có thể
theo đuổi nghiệp cải lương. Dù vậy, họ vẫn đang khao khát và mong muốn sẽ góp sức
mình nhiều hơn nữa để cho cải lương ngày càng đẹp hơn và sinh động hơn. Họ làm
việc thầm lặng nên tên tuổi họ không được nổi tiếng bằng nghệ sỹ. Sự hy sinh của
họ thật sự quá quý hiếm trong thời điểm cải lương đang đứng trước nguy cơ mai một.
Nghệ sỹ Kim Phương nói: “Hiện tôi phải đóng phim để có thêm thu nhập. Nhưng nếu
bị bắt buộc phải chọn lựa một trong hai, tôi sẽ chọn cải lương. Bởi vì, cải
lương đã cho tôi cái tên trong lòng công chúng. Sâu xa hơn, tôi tin rằng cải
lương không bao giờ chết. Vì vậy, những con người yêu mến cải lương phải hợp sức
lại để cho cải lương trở về đúng với vị trí của nó”.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc