Đang truy cập : 198
Hôm nay : 21352
Tháng hiện tại : 2196070
Tổng lượt truy cập : 88502671
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Để danh hiệu đẹp như ý nghĩa nguyên sơ
Nghệ sỹ kiến nghị vì bị tổn thương về danh hiệu
Chuyện xét tặng danh hiệu thêm ồn ào vì những bức xúc của nghệ sĩ múa Tuyết Minh, một cái tên nổi bật trong “làng múa” Việt Nam. Với thành tích vượt trội trong lĩnh vực nghệ thuật múa, nhưng biên đạo Tuyết Minh bị “gạt” hồ sơ xét tặng danh hiệu NSƯT vì lý do đạo đức.
Trả lời báo chí, nghệ sĩ Tuyết Minh nói: “Một thành viên Hội đồng xét duyệt chuyên ngành cấp Nhà nước đã nói tôi là người không có phẩm chất đạo đức. Điều này khiến tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Nếu không có được danh hiệu NSƯT vì lý do huy chương hay vì số năm cống hiến cho nghề… tôi cảm thấy rất thoải mái, nhưng nếu không có được danh hiệu NSƯT vì lý do ở phẩm chất đạo đức, tôi thấy mình bị xúc phạm”.
Nghệ sĩ múa Tuyết Minh hiện là chuyên viên làm việc tại Cục Nghệ thuật biểu diễn (trực thuộc Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch). Tuyết Minh đã có 17 năm gắn bó với nghiệp múa, từng đoạt 12 HCV, 11 HVB trong nước và quốc tế về múa (trong đó có cả huy chương cho vai trò diễn viên biểu diễn và vai trò biên đạo).
Cũng theo chia sẻ của nghệ sĩ Tuyết Minh thì có thể việc đánh giá về cô liên quan đến nhóm múa mà cá nhân cô thành lập và biên đạo. Những hiểu lầm bắt đầu khi nhóm múa Khám phá tham gia Cuộc thi ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2015 được tổ chức tại TP Thái Nguyên.
Biên đạo múa Tuyết Minh khẳng định, sẽ kiến nghị với Hội đồng cấp Nhà nước về trường hợp của mình vì những tổn thương về mặt danh dự.
Một trường hợp nữa là của nghệ sĩ cải lương Trần Thị Nhung (Nhà hát Cải lương Hà Nội). Khi trong danh sách đủ điều kiện xét tặng danh hiệu NSƯT do Bộ VH-TT&DL trình lên Hội đồng xét duyệt cấp Nhà nước, ngay lập tức, tập thể các nghệ sĩ bộ môn cải lương lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại.
Theo nội dung đơn thư gửi Cục Nghệ thuật biểu diễn-Bộ VH-TT&DL ngày 15-5-2015 và 10-7-2015, các nghệ sĩ Nhà hát cải lương Hà Nội tỏ thái độ bức xúc khi Hội đồng xét duyệt cấp TP Hà Nội thông qua danh sách xét duyệt “Nghệ sĩ ưu tú” năm 2015 và tiếp tục có tên trong danh sách đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước với lý do nghệ sĩ Trần Thị Nhung: “Khai man về khối lượng thành tích, yếu kém về chuyên môn và phẩm chất người nghệ sĩ ”.
Chưa biết ai đúng, ai sai thế nào, nhưng rõ ràng chuyện danh hiệu đã làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và cơ quan quản lý với những "kiện tụng" dai dẳng.
Nghệ sĩ múa Tuyết Minh bị đánh giá đạo đức khi xét tặng danh hiệu NSƯT đang gây ồn ào thêm về chuyện xét phong danh hiệu năm nay. Ảnh: TL
Phong NSND khi quá trẻ và những sóng gió
Khi Bộ VH-TT&DL công bố kết quả xét duyệt NSND, NSƯT lần thứ 8, hai cái tên được chú ý nhất là NSƯT Trung Hiếu và NSƯT Tự Long. Bởi vì, họ là hai người thuộc tốp trẻ nhất khi được xét danh hiệu NSND. Sinh năm 1973, Trung Hiếu được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2006, khi đó anh 33 tuổi. Vào thời điểm đó, được phong tặng danh hiệu NSƯT ở tuổi 33 được xem là quá trẻ. Dư luận cũng đã xôn xao trước danh hiệu này dành cho Trung Hiếu.
Sau 9 năm (3 đợt phong tặng danh hiệu), Trung Hiếu lại có tên trong danh sách đề nghị xét tặng NSND. Nghệ sĩ Trung Hiếu có bề dày thành tích không chỉ ở sân khấu, anh còn là một diễn viên được đánh giá xuất sắc ở lĩnh vực phim truyền hình. Trung Hiếu nhiều lần nhận giải nam diễn viên xuất sắc của Hội điện ảnh ở hạng mục dành cho phim truyện truyền hình.
Cùng tuổi được phong tặng danh hiệu NSND với Trung Hiếu, tuy nhiên, trường hợp của nghệ sĩ Tự Long lại gây “sóng gió” vì anh mới nhận danh hiệu NSƯT năm 2012, trong khi Trung Hiếu đã nhận danh hiệu NSƯT từ năm 2006. Thậm chí, ý kiến cho rằng phải xem xét lại trường hợp của nghệ sĩ Tự Long.
Về vấn đề này, ông Phùng Huy Cẩn-Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng, Phó Chủ tịch thường vụ Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước cho biết: “Chúng tôi không ưu tiên, đặc cách gì cho Tự Long cả mà anh ấy có đủ những tiêu chí mà Chính phủ đã đề ra”.
Được biết, theo quy định mới, những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT sau 3 năm nếu đủ thành tích vẫn có thể làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND (chứ không phải đợi 5-6 năm như quy định cũ).
NSƯT Tự Long được biết đến nhiều nhất với các vai diễn hài trên các kênh của VTV, nhưng đồng thời anh cũng là Phó GĐ Nhà hát Chèo quân đội. Bắt đầu đến với nghệ thuật chèo từ năm 1993, tính tới thời điểm xét duyệt, anh đã có 21 năm công tác và Tự Long được phong danh hiệu NSƯT năm 2012 với 8 HCV. Kể từ đó đến nay mới có 2 năm (tính đến ngày 12-12-2014) NSƯT Tự Long đã giành thêm 2 HCV nữa.
Danh tiếng hay sự ghi nhận
Có câu thế này: Mưu cầu nhiều thì hay thấy không hài lòng. Ở các nước khác, nghệ sĩ, diễn viên dù VIP, đứng hàng cây đa cây đề, mấy lần đạt giải thưởng danh tiếng cũng là diễn viên; ca sĩ hát nhiều năm, giải thưởng lớn nhỏ cũng là ca sĩ hoặc danh ca theo cách gọi phổ biến. Thứ bậc và danh tiếng của họ, không phải do danh vị ưu tú hay không ưu tú. Ca sĩ Tuấn Ngọc bao nhiêu năm đi hát, gần 70 tuổi vẫn là... ca sĩ, họ cũng quen với cái danh như vậy.
Danh hiệu NSND, NSƯT của nền nghệ thuật chúng ta, với ý nghĩa tôn vinh, ghi nhận rất tốt đẹp và nhân văn. Nếu hiểu là sự ghi nhận thì sẽ đỡ có tâm lý hơn thua hơn hiểu là “danh tiếng” chăng? Vì hiểu là “danh tiếng” thì vô hình trung là người nghệ sĩ cũng đang chạy theo cái danh, mà thực tế là có người như thế, ham danh, trọng danh. Vì thế, để danh hiệu đẹp như ý nghĩa nguyên sơ, chính bản thân người nghệ sĩ cũng nên chọn cho mình một cách nhìn nhận đúng về danh hiệu. Thấy mình đủ yêu cầu thì gửi hồ sơ, chưa đủ thì đợi đợt khác, được hay không được danh hiệu không hơn thua. Có như thế, chuyện xét tặng danh hiệu mới không buồn.
Kể từ năm 1984 đến nay đã có tới 8 đợt xét phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Hàng trăm nghệ sĩ xuất sắc đã được nhận danh hiệu cao quý này. Đó là danh hiệu của Nhà nước mà người nghệ sĩ nào khi dấn thân vào con đường nghệ thuật cũng mong nhận được. |
Nam Dương- Thái Phương
danh hiệu, làm cho, nghệ sĩ, tiền bạc, xứng đáng, lĩnh vực, tham gia, giờ đây, ồn ào, khác nào
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc