22:12 PDT Chủ nhật, 02/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 167


Hôm nayHôm nay : 61239

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 129957

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79107072

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Sĩ Tâm Sự

VŨ LINH: HƯỚNG ĐẾN KHÁN GIẢ TRẺ

Đăng lúc: Thứ tư - 27/04/2016 11:51 - Đã xem: 7172
NSUT Vũ Linh

NSUT Vũ Linh

CLVNCOM - NSUT Vũ Linh đã nói: “Tôi yêu cuộc sống này, và tôi hạnh phúc khi mình được có mặt trên đời. Cuộc sống đôi khi cũng cần phải có khoảng lặng. Giữa dòng đời xô bồ, đôi lúc con người ta cũng cần một chút thời gian để sống chậm, nhìn lại những gì đã qua. Đôi lúc trong một bản nhạc sôi động lại có khoảng lặng, để đọng lại chút dư âm cho người nghe”.
NSƯT Vũ Linh : Xin mãi là người đưa đò
 
Ở tuổi gần 60, nghệ sĩ cải lương Vũ Linh đang tất bật với những suất diễn do anh thực hiện nhằm tạo đất dụng võ cho thế hệ diễn viên trẻ thông qua chương trình Người đưa đò. Sau khi tái diễn vở cải lương “Đường về San Hậu thành” (tác giả Quy Sắc). Đây cũng là vở diễn từng làm nên tên tuổi Vũ Linh trong lòng khán giả mộ điệu khoảng 30 năm trước, anh đang chuẩn bị thực hiện nhiều chương trình chào đón xuân mới.
 
Kỳ 1: Hướng đến khán giả trẻ
 
* Nhân vật Đổng Kim Lân do anh thể hiện một thời kéo rất đông khán giả đến rạp cũng như làm say lòng người xem qua màn ảnh nhỏ. Nói về vai diễn này anh nhớ kỷ niệm nào nhất?
 

- Vai diễn nhắc tôi nhớ đến chú Quy Sắc, một soạn giả xuất thân từ bục giảng và biến ước mơ sáng tác kịch bản thành hiện thực thông qua nhũng vở diễn mà ông viết với bút pháp mang đậm tính văn học. Vở được tái diễn do tôi làm diễn viên chính kiêm đạo diễn nên rất áp lực. Trong tình hình sân khấu cải lương diễn ra thưa thớt như hiện nay, chúng tôi vẫn tin khán giả đến rạp ủng hộ những vở tuồng cổ được đầu tư nghiêm túc. Vở “Đường về San Hậu thành” được dựng trọn vẹn chứ không phải trích đoạn cải lương, kéo dài khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Đây cũng là cách tôi muốn giới thiệu đến khán giả nét đẹp của vở diễn sân khấu kinh điển. kỷ niệm với vở này thì nhiều, nhưng qua các diễn suất tại rạp Thủ Đô và Đại Đồng. Chương trình đánh dấu sự trở lại của những vở tuồng được dựng nguyên vở. Sau gần 2 năm tôi ít xuất hiện trên sân khấu lớn ở TPHCM do miệt mài với các chuyến lưu diễn ở miền Tây và miền Trung. Khán giả ở các tỉnh rất mê và ủng hộ cải lương, khiến cho nghệ sĩ cảm thấy rất ấm lòng và cố gắng hát hay, diễn tốt phục vụ mọi người và tôi đã cố gắng quay lại sàn diễn với những vở dựng dành cho diễn viên trẻ tham gia.
 
* Tối 5/9 vừa qua tại phòng trà Nam Quang, TPHCM, anh đã tổ chức minishow chủ đề “Vũ Linh và những người bạn”. Tại đêm này, anh diễn lại 4 trích đoạn cải lương được rất nhiều khán giả yêu thích là: Tần Thủy Hoàng, Đêm lạnh chùa hoang, Hàn Mạc Tử, Tướng cướp Bạch Hải Đường. Nghe Vũ Linh làm sô, nhiều bạn bè là các nghệ sĩ gạo cội và nghệ sĩ trẻ đã chung tay ủng hộ anh, như: NSND Lệ Thủy, Thoại Mỹ, Phượng Loan, Trọng Phúc, Chiêu Hùng, Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Hồ Ngọc Trinh, Thy Trang, Hồng Phượng… Nói về đêm diễn này chắc chắn anh có nhiều điều muốn chia sẻ?
 
- Góp mặt trong chương trình còn có danh hài Hoàng Sơn, ca sĩ Vũ Duy và Bé Ben - diễn viên “nhí” gây dấu ấn trong phim Lửa Phật của Dustin Nguyễn. Tôi xem đây là đêm diễn tri ân khán giả và cũng là bước đệm để tôi “giữ lửa” sân khấu, chuẩn bị cho vở lớn được dựng sau đó. Có thể nói Đêm minishow và vở “Đường về San Hậu thành” là hai dấu ấn đẹp mà tôi cố gắng chắt chiu, giữ gìn lửa yêu nghề.
 
* Đối với khán giả, anh vẫn là một NSƯT Vũ Linh văn võ song toàn trên lĩnh vực sân khấu từ cải lương tuồng cổ cho đến cải lương tâm lý xã hội, tình cảm… Thời gian luôn đúc kết cho người nghệ sĩ những trải nghiệm để đưa vào vai diễn. Với anh điều này có là một thuận lợi?
 
- Quá thuận lợi cho tôi. Riêng đối với khán giả hâm mộ sân khấu cải lương, họ luôn quan tâm đến những hoạt động nghệ thuật của NSƯT Vũ Linh và vẫn còn là thần tượng của họ, nên tôi xem thời gian là giá trị thước đo lòng yêu nghề đối với những nổ lực cá nhân và những trải nghiệm được đúc kết từ cuộc sống. Là ngôi sao sân khấu, là ông hoàng của làng băng, dĩa cải lương, tân cổ giao duyên… gì đi nữa thì phải sống hết sức nghiêm túc với bản thân.
 
* Để được thành danh lớn trên đường đời, đã có không ít người phải đánh đổi cả một khoảng đời của mình nhưng vẫn chưa gặp được dịp may. Riêng anh thì quá may mắn với nhiều đỉnh cao trong nghệ thuật?
 
- Sự may mắn đến với tôi ngay từ lúc còn trẻ thông qua con đường nghệ thuật. Và cũng chính nhờ vào tài năng bên cạnh lòng nhiệt tình say mê ca hát, tôi đã vượt qua nhiều khó khăn để đến với nghề. Tôi nhớ ơn những người thầy, trong đó phải nhắc đến thầy Văn Vĩ, Minh Tơ, NSƯT Diệu Hiền, cố NS Trương Ánh Loan… đã giúp tôi vượt lên ngoài mức dự đoán của mọi người, trở thành một Vũ Linh ngôi sao và một Vũ Linh hiện tượng mới của sân khấu cải lương từ thập niên 80 (thể kỷ XX). Trong đó còn có tình cảm của bạn đọc báo Sân khấu TPHCM đã dành cho tôi qua việc bình chọn nhiều giải thưởng, mà hai HCV triển vọng và xuất sắc tôi được lãnh, là những dấu ấn tôi không bao giờ quên trong quá trình làm nghệ thuật.

* Hồi đó, anh đăng ký học thanh nhạc chưa được bao lâu, đã chuyển qua học ca cải lương ở nhạc sĩ Văn Vĩ lúc vừa lên 14 tuổi. Qua 2 năm học cổ nhạc, anh đã ca thạo nhiều bài bản áp dụng cho sân khấu cải lương và góp mặt thường xuyên trong những show truyền hình của ban “Hoa Thế Hệ” cùng chương trình của nhạc sĩ Ngọc Thạch trên làn sóng của Đài phát thanh Sài Gòn. Nhớ lại quá trình đó anh nhớ điều gì?
 
- Tình thương của thế hệ đi trước dành cho đàn em vào nghề. Hồi đó các thế hệ sống chan hòa lắm, có trước, có sau, biết lớn, biết nhỏ. Tôi nhớ năm 1974, tôi mới chính thức vào làng sân khấu cải lương qua vở “Nữ Quyền Vương cứu nước” trên sàn diễn của đoàn “Hoa Thế Hệ - Thiên Nga”. Sau đó, tôi về hát cho đoàn cải lương “Hoa Anh Đào- Kim Chưởng” và trên sân khấu đoàn này, tôi được 2 nữ nghệ sĩ: Trương Ánh Loan (HCV Giải Thanh Tâm - năm 1963) và NSƯT Diệu Hiền hướng dẫn về nghệ thuật diễn xuất. Sau năm 1975, tôi về hát cho các đoàn tỉnh và TPHCM như: An Giang Khánh Hồng, Minh Tơ, Huỳnh Long, Sông Bé 2, đoàn 2 Trần Hữu Trang, Sân khấu Tài năng…Giai đoạn 1989-1993 được coi là thời điểm vàng son của sân khấu cải lương và tôi đoạt liên tiếp nhiều giải thưởng do Hội đồng Nghệ thuật, báo chí, độc giả báo Sân khấu, báo NLĐ và khán giả bình chọn như: Diễn viên được yêu thích nhất (trong 3 năm liền: 1989, 1990,1991), Danh ca vọng cổ được yêu thích nhất (năm 1990), Đôi diễn viên hát chung được yêu thích nhất (năm 1992), Diễn viên video cải lương được yêu thích nhất (năm 1993), 5 năm gắn liền giải Mai Vàng của báo NLĐ và 2 giải thưởng cao quý nhất trong đời đi hát của Vũ linh là: HCV Giải Trần Hữu Trang đầu tiên (năm 1991) và danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do Hội đồng Nhà nước phong tặng.
 
*Những lúc gần đây, anh thường hát cặp với các nữ diễn viên trẻ tuổi đời và tuổi nghề hơn mình. Chắc chắn có gặp trờ ngại?
 
- Không có sự trở ngại nào bằng việc nghệ sĩ lười biếng làm mới mình, vì các em, cháu diễn viên trẻ tuy một số em còn yếu về diễn xuất nhưng tuổi đời lẫn tuổi nghề rất thanh xuân. Tôi lại nhận từ họ những bài học cho mình. Họ chịu khó tập luyện và lại khá bản lĩnh, đầy kinh nghiệm trong diễn xuất, điển hình như các diễn viên: Thoại Mỹ, Thanh Ngân, Quế Trân, Trinh Trinh, Tú Sương…Phải nói lực lượng diễn viên trẻ hiện nay khó có thể vực dậy bộ môn cải lương như mấy mươi năm về trước. Vì các em, cháu diễn viên trẻ bây giờ vẫn không thoát khỏi cái bóng “thần tượng” của mình, mặc dù có nhiều em khá năng nổ, đa tài, đa dạng nhưng lại thiếu đất dụng võ nên khó cơ hội phát triển thêm nghề của mình. Tôi không cho rằng sân khấu cải lương sẽ phá sản, tuy doanh thu các suất diễn không được như trước, nhưng sân khấu của bộ môn này vẫn còn được đông đảo khán giả ủng hộ, nhất là khán giả ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngoại ô thành phố. Nếu muốn kéo khán giả đến rạp nghệ sĩ phải hết lòng với nghề và có trách nhiệm với sân khấu, với công chúng, vì chỉ có sân khấu, có khán giả mới có được tên tuổi mình như hiện nay. Ngoài ra, cũng cần phải có một sân khấu lý tưởng hội đủ các điều kiện như: sân khấu nghệ thuật, có kịch bản hay, đạo diễn giỏi, thành phần diễn viên hùng hậu, yêu nghề, và cầu tiến. Điều quan trọng nhất là phải hướng đến công chúng trẻ, để họ đốt lửa cho niềm đam mê ca diễn của nghệ sĩ. Muốn trẻ hóa lực lượng phải có những lớp tập huấn, những buổi chuyên đề để truyền nghề và nhiều vở diễn mang hơi thở cuộc sống hôm nay.

Thanh Hiệp

Kỳ 2 : 
Hạnh phúc mang lại cho nhiều người
 

          *Anh quan niệm thế nào về hạnh phúc?
 
          Có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc trong cuộc đời. Cách chung, người ta coi hạnh phúc như một cái gì bên ngoài mà mình phải có được, như tiền tài, danh lợi, sức khỏe, sắc đẹp, địa vị, uy thế, quyền lực, thành công..v..vv..Mỗi người theo góc độ của mình, tùy thuộc vào nhu cầu thiết yếu của thể chất và tâm linh mà hình thành quan niệm về hạnh phúc. Với nghệ sĩ chúng tôi, hạnh phúc là được sống trong vòng tay khán giả , được công chúng yêu thương và trên hết là có được hậu duệ để nối nghiệp.

          *Nhưng nếu như thế thì hạnh phúc của nghệ sĩ là một cái gì đó rất chủ quan, phiến diện, tạm thời?

          Tôi cho rằng hiếm ai đạt được và cứ phải săn đuổi, tìm kiếm, chẳng biết bao giờ cho đủ những điều mình cho là hạnh phúc, không chỉ với nghệ sĩ mà các ngành nghề khác cũng thế. Hạnh phúc trong cách nghĩ sẽ giúp ta không bị dính đến sự tham vọng. Hạnh phúc như thế đồng nghĩa với sở hữu, sở hữu càng nhiều, hạnh phúc càng lớn, chiếm cứ càng lớn hạnh phúc càng nhiều. Kinh nghiệm thực tế cho thấy không phải thế, nhưng trái lại, sở hữu càng nhiều, càng khổ tâm; chiếm cứ càng lớn, càng khốn đốn. Không nên lẫn lộn phương tiện với mục đích.
 
          *De Sirvy nói: “Con dao và cái nĩa không làm cho người ta ngon miệng”, hạnh phúc theo cách nghĩ của bản thân sẽ giúp ta hài lòng với những gì đạt được?
          Chính xác, có những phương tiện không cần thiết, không cách này thì cách khác. Hạnh phúc không phải là cái gì bên ngoài mà mình cần phải có, nhưng nhiều khi lại là điều mà mình không có, và không cần phải có. Tôi thích sự giản dị, nấu ăn và cùng ăn với gia đình. Hạnh phúc không lệ thuộc những gì ta có, cũng không nằm trong những gì ta được. Mà chính do ta tạo ra. Thích ăn cá kho thì kho cá, thích nấu canh ngũ quả, thì phải gọt quả. Không thể luận bàn về hạnh phúc trên cái có hay không có, được hay không được. Nó nằm trên bình diện khác của đời sống con người, trong chính tâm hồn con người.

          *Và anh cho rằng hạnh phúc trong chính tâm hồn mỗi người?
 
          Nói một cách khác, hạnh phúc thật vốn sẵn có trong một tâm hồn mỗi người chúng ta. Đó là trạng thái hồn nhiên của các trẻ thơ, mà Nước Trời thuộc về chúng, cho tới khi chúng bị khuynh đảo và bị đầu độc bởi những ảnh hưởng xấu tiêu cực của xã hội và văn hóa. Bởi vậy, hạnh phúc không phải là cái gì chúng ta đạt được, nhưng nó đã có sẵn. Nó chỉ bị thất lạc, bị chôn vùi, hoặc mai một: Trong nghề hát, có được vai diễn hay là hạnh phúc. Được khán giả thương yêu vai diễn đó là hạnh phúc. Và với tôi, khi ở tuổi này thì đếm lại những hạnh phúc đó tôi cho rằng mình có quá nhiều và đạt được quá nhiều, so với những gì đã mất.
 
          *Vậy khi đánh mất hạnh phúc, người nghệ sĩ khác với thường như thế nào?
 
          Nghệ sĩ cũng như người thường, không cảm nghiệm được hạnh phúc trong mọi lúc là vì đôi lúc ta sai lạc và náo loạn trong tâm trí cũng như trong tính cách của mình, làm mất đi hạnh phúc. Nhưng cái mất đau lắm, nó ngấm vào tim người nghệ sĩ và cho người nghệ sĩ sự thổn thức để đưa vào vai diễn. Theo tôi không cảm thấy hạnh phúc lan tỏa là vì nghệ sĩ còn chôn chặt hạnh phúc dưới nhiều tầng lớp của sự ham muốn, thèm khát nổi danh, tham lam tiền tài và ảo tưởng, tự hào, cao ngạo…nói tóm lại tất cả những điều đó sẽ là bài học kinh nghiệm quý cho vai diễn, để trải nghiệm đó giúp người nghệ sĩ thể hiện thật hay nhân vật của mình. Khi tôi diễn vai Liêm, một anh khán giả bị tâm thần, mê cô Cầm Thanh trong vở Cô đào hát, đạo diễn Hoa Hạ đã trao đổi với tôi về cách diễn nhân vật này, có những tích tắc rất tỉnh, và Hoa Hạ đã đồng cảm với tôi, khi diễn vai này, nhiều khán giả khóc, Phương Hồng Thủy xúc động thật sự vì tin tôi…điên thật, còn tôi khi đó thì rất hạnh phúc.
 
          *Theo anh nguyên nhân gây nên sai lạc khiến ta mất hạnh phúc là gì?
 
          Khi ta tạo nên những tầng lớp ngu muội do tự đồng hóa mình với những quan niệm, danh hiệu, tên tuổi, nghề nghiệp, chức tước, địa vị…được người ta gán cho, bằng những mỹ từ trọng vọng và có khi rất kiêu kỳ, không chỉ trong những hình thức sinh hoat văn hóa và xã hội, mà còn ngay trong truyền thống của các tôn giáo. Có lúc chúng ta quen với những từ ngữ và quan niệm, khiến ta tin mình đang hạnh phúc nhưng trên thực tế đó là sự sai lạc. Những sai lạc đó gây nên mù quáng, tạo nên một tình trạng an thân giả tạo, và ru ngủ mình trên những sở hữu tạm bợ, mà xã hội coi đó như một danh phận, hay một ý thức hệ hợp thời. Cần phải thức tỉnh để nhận ra chính mình trong những thứ bung xung và hỗn độn đó.
 
          *Vậy cần phải làm gì để tránh suy sụp hạnh phúc mà mình đang có?
 
          Cần phải giũ bỏ những ảo tưởng để thoát ra khỏi “mê hồn trận”, tìm lại hạnh phúc đang bị che phủ; cũng như phá vở mọi tầng lớp dày đặc của những thanh thế và danh hiệu mà người đời gán cho, để từ đó khơi lên nguồn hạnh phúc đang vùi lấp dưới bùn nhơ của danh vọng thấp hèn. Không dễ gì phá vỡ những rào cản hạnh phúc đó, vì ta đã thấm nhiễm với những kiểu cách đó trong đời thường. Có một câu danh ngôn rất hay “chướng ngại trong tôi thường dai dẳng, nhưng khi rắp tâm đập tan, tôi lại thấy lòng dạ nhói đau. Tôi chỉ muốn có tự do giải thoát, nhưng lại thấy hổ thẹn khi mong đợi ngóng chờ…Bao quanh tôi là khăn liệm bụi bặm và chết chóc; tôi ghét vô cùng , ấy thế mà vẫn cứ yêu thương ôm ấp vào lòng…” Theo tôi, hạnh phúc, sung sướng là hai từ gần nghĩa, đều chỉ cảm giác thoải mái khi đạt được một giá trị, một mục đích, một kết quả…nhưng điểm khác nhau nằm ở tính hữu hình hay vô hình của giá trị, của mục đích, của kết quả đạt được đó. Chẳng hạn, tình yêu, sự thành công, sự nổi tiếng, sự yêu mến…mang lại hạnh phúc. Nếu so sánh một cách tương đối giữa hạnh phúc và sung sướng thì hạnh phúc liên quan đến lý trí và sung sướng liên quan đến bản năng. Hạnh phúc đến với mỗi người một cách khác nhau, tùy nghề nghiệp, tùy hoàn cảnh, tùy tâm trạng ước mơ của mỗi người. Tùy quan điểm sống của mỗi người có khi họ đã giàu có rồi, muốn giàu có hơn người khác, kiếm tiền và kiếm tiền, bất chấp đạo đức, để người khác phải kính trọng sự giàu sang, không coi thường họ, đối với họ đó là hạnh phúc. Như vậy, hạnh phúc đơn giản là khi bạn nhận ra những điều hạnh phúc bên mình. Hạnh phúc không hiện hữu  trong quá khứ hay tương lai, hạnh phúc trong hiện tại nếu bạn biết nắm bắt nó ngày hôm nay. Bạn không thể mua được tình yêu thương và thời gian, tất cả đều vô giá. Hãy sống mỗi ngày như thể không bao giờ quay trở lại được và tận dụng hết sức những gì mình đang có. Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất!

Thanh Hiệp thực hiện

Kỳ 3: Hãy tự trọng với bản thân mình

 
NSUT Vũ Linh đã nói: “Tôi yêu cuộc sống này, và tôi hạnh phúc khi mình được có mặt trên đời. Cuộc sống đôi khi cũng cần phải có khoảng lặng.
Giữa dòng đời xô bồ, đôi lúc con người ta cũng cần một chút thời gian để sống chậm, nhìn lại những gì đã qua. Đôi lúc trong một bản nhạc sôi động lại có khoảng lặng, để đọng lại chút dư âm cho người nghe”. Với anh, trải qua biết bao biến cố của cuộc đời, sự nghiệp có lúc đứng trên vinh quang, chung quanh là những tình cảm của khán giả, đồng nghiệp dành cho anh. Khi cô độc nhất cũng là lúc anh muốn dành hết tâm huyết để dìu dắt thế hệ trẻ đến với nghề và lúc đó, anh vững tay chèo để đưa những diễn viên trẻ đến với bến bờ nghệ thuật.
 
*Nghĩ về những khoảng lặng, anh nói gì?
 
-Trong cuộc sống, khoảng lặng giúp người ta nhận ra nhiều điều mà bình thường không thể nào nhận ra. Những khoảng lặng làm cho người với người xích lại gần nhau hơn. Tôi đã trải nghiệm nhiều, đã từng diễn qua nhiều thân phận. Một người chồng cảm thấy hối hận vì lâu nay không biết quý trọng người vợ, một đứa con xúc động khi thấy bố mẹ tần tảo kiếm tiền nuôi mình ăn học, thế mà lâu nay, người con đó đã quá vô tâm, hoặc người con nuôi lớn lên trong một gia đình mà không biết sự nuôi dưỡng đó của cha mẹ còn hơn cả người banh da xẻ thịt để nuôi mình…Khoảng lặng giúp cho con người nhận ra lỗi lầm, nhận ra những điều mà mình làm chưa đúng và sữa chữa nó. Vì vậy mà ta phải biết ơn những khoảng lặng đó. Với nghệ sĩ khoảng lặng còn để suy xét, để sáng tạo.
 
*Theo anh trong tình yêu có cần những khoảng lặng?
 
Trong tình yêu, đôi lúc cũng cần phải có khoảng lặng để hai con người có thể suy xét, nhìn nhận về nhau, về người mà họ đã cùng gắn bó. Khoảng lặng giúp họ lấy được cảm xúc ban đầu và càng yêu thương nhau nhiều hơn. Trên sân khấu khoảng lặng còn để khán giả lắp vào đó những suy nghĩ của bản thân về nhân vật, về cách sống và hướng những tâm hồn đẹp đến với nhau.
 
*Vậy sống chậm và khoảng lặng khác nhau như thế nào? Anh là một ngôi sao sân khấu, có cần phải phân thân giữa hai trạng thái?
 
-Sống chậm lại, đôi khi, con mắt nhìn ra xã hội cũng khác. Lặng lẽ quan sát thế giới xung quanh, bỗng nhận ra, sao thiên nhiên lại đẹp kỳ lạ, một vẻ đẹp cuốn hút mà lâu nay không hề biết. Khoảng lặng gắn liền với sống chậm để suy nghĩ, để bình yên giữa cuộc đời này. Tôi hay ngồi trầm ngâm trước nhà, nhìn ra đường, thấy dòng người xe tấp nập, bất giác tôi mỉm cười hóa ra ngày thường mình cũng như họ. Vẫn bộn bề với công việc, vẫn hối hả với cuộc sống. Tôi mỉm cười sung sướng vì mình đã biết tận hưởng cuộc sống này. Hay vô tình tôi nghe thấy, nhìn thấy những mảnh đời bất hạnh, trong lòng dấy lên nỗi xót xa mà bình thường, ta chỉ xem đó như là một câu chuyện giữa cái thế giới lẫn lộn những vui buồn này. Rồi từ đó tôi biết dang tay ra, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.
 
Khoảng lặng không thể tồn tại mãi mãi được. Con người lại trở về với nhịp sống nhanh mạnh, lại tiếp tục bon chen giữa cái dòng đời xô bồ. Nhưng từ những khoảng lặng và cách sách chậm, đã cho ta cái nhìn khác, giúp cho tâm hồn luôn thanh thản.
 
*Như anh nói, đôi khi trong cuộc sống cần phải có những khoảng lặng để thấy được ý nghĩa và biết quý trọng những gì mình đang có. Để trong tâm tư lúc nào cũng ấp ủ một câu nói: “Tôi yêu cuộc sống này, và tôi hạnh phúc khi mình được có mặt trên đời”. Thế nhưng không phải ai cũng đạt được điều mình mong muốn?

-Chính xác, vì thế bất cứ ngành nghề nào, con người làm công việc gì cũng đều mưu cầu hạnh phúc chính đáng và yêu cuộc sống lương thiện. Trong nghệ thuật cũng thế, tôi là người cầu toàn, nghiêm khắc với các bạn diễn viên trẻ những mong họ sẽ thành danh, sáng chói trên con đường nghệ thuật đầy chong gai.
 
*Với học trò anh thường khuyên dạy họ điều gì ngoài những sáng tạo nghệ thuật, những khuôn mẫu và kinh nghiệm anh có?
 
-Tôi nhắc đến đạo đức nghề nghiệp, đó là bài đầu tiên của tôi dành cho các học trò mình. Họ cần hiểu biết về sự tôn trọng và khiêm nhường trong cách xử sự với nhau, đừng vì lòng đố kỵ ganh ghét rồi có những thái độ lời lẻ thiếu văn hóa của một người làm nghệ thuật. Với môi trường nghệ thuật trong và sạch thì người diễn viên sẽ không bao giờ có thời gian tìm cách chỉ trích “soi mói” đồng nghiệp một cách vô ý thức. Người diễn viên trẻ cần nên rèn luyện trao dồi học hỏi thêm để hoàn thiện khẳng định phong cách ca diễn chính mình. Tôi vẫn thường khuyên các em nếu là “cái bóng” của ai đó chắc chắn không có sự thành công. Với các suất diễn “Người đưa đò”…Thầy và trò chúng tôi đã có những trải nghiệm trong ngôi nhà sân khấu với bao nhiêu vui buồn đong đầy…Đến hôm nay tôi đồng cảm trọn vẹn đúng nghĩa với câu “cho và nhận” từ Tâm của người đưa đò. Có những buổi tập các em không tập trung lắng nghe những bài giảng đắc giá và những chia sẻ của chính nghệ sĩ đi trước, tôi đã khuyên nhủ các em đừng va chạm đến đạo đức nghề nghiệp. Kiến thức kỷ năng của những nghệ sĩ đi trước trao tặng cho các em, đến lúc phải được đơm hoa kết trái….Tôi chúc các em gặt hái thật nhiều thành công trên con đường nghệ thuật trong tương lai cũng là niềm hãnh diện cho sân khấu của thế hệ trẻ.
 
*Có bao giờ lời dạy của anh chạm đến tự ái nghề nghiệp của một số bạn trẻ?
 
-Lòng tự trọng khác với tính tự ái chứ. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người. Và mục đích là vì người khác, nhằm làm đạp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Theo tôi, nói cách khác, lòng tự trọng có bản chất văn hóa và tinh thần nhân văn. Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, dễ xúc cảm tiêu cực trước những hành động và lời nói của người khác, chỉ cốt được lợi cho riêng mình…Tôi rất ghét cá tính tự ái của người nghệ sĩ. Phải đặt trọng trách lên hàng đầu, đừng vì thế mà cao ngạo. Lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế. Còn tính tự ái là “mảnh đất” sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỷ. Lòng tự ái dễ làm cho con người xa nhau, nhất là trong giới nghệ sĩ. Dễ gây sự hiểu nhầm, người tự ái cao rất khó hòa nhập cộng đồng và rất dễ tự ti, dễ tách biệt mình với môi trường sáng tạo.

NSUT Vũ Linh và NS Bình Tinh và Thy Trang trong đêm Người đưa đò 2
 
*Anh có nghĩ lòng tự trọng có giá trị và vai trò như thế nào trong xã hội hôm nay?
 
-Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của mỗi người trong xã hội. Khi có lòng tự trọng, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin, khẳng định giá trị bản thân mình hơn trong các mối quan hệ. Đó còn là động lực mạnh mẽ cho người nghệ sĩ tiến bước và gặt hái thành công.
Lòng tự trọng là nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của con người về cuộc sống. Với những hành vi ứng xử, giao tiếp có văn hóa và khả năng biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình, người nghệ sĩ sẽ thích nghi với mọi hoàn cảnh một cách có hiệu quả. Theo tôi một khi biết tôn trọng bản thân, người diễn viên trẻ sẽ vững tin hơn vào những việc họ làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, họ sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thử thách trong sự nghiệp diễn viên đầy khó khăn. Nhìn ra được hạn chế, thiếu sót của bản thân để kịp thời sửa đổi, sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của người nghệ sĩ. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào người nghệ sĩ. Điều đó cũng giúp cho người khác tôn trọng mình, tin tưởng mình hơn và luôn luôn muốn duy trì giao tiếp với mình. Từ đó, lòng tự trọng sẽ có một giá trị khác cao hơn, đó chính là cơ sở để tạo giá trị bền vững trong các mối quan hệ và chính là biểu hiện của lối sống văn hóa ở mọi nơi.
 
*Nhìn lại sự hình thành và phát triển của sân khấu dân tộc, những người nghệ sĩ thành đạt luôn là những người có lòng tự trọng?
 

-Nghệ sĩ luôn có lòng tự trọng sẽ làm cho người khác tôn trọng và muốn giao tiếp với mình, thích mình hơn. Người có lòng tự trọng cao cũng sẽ làm cho nghề nghiệp của mình hấp dẫn và tôn trọng hơn, có cảm giác an toàn hơn khi giao tiếp…với khán giả xung quanh. Theo tôi lòng tự trọng là hành trang không thể thiếu khi chúng ta dấn thấn vào con đường nhiều gian nan thử thách mà nghề hát đã giao phó.

Thanh Hiệp




Nguồn tin: khangbang tổng hợp theo BSK
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Ann nguyen - 29/04/2016 12:09
minh rat thich nghe si Vu LInh dong vai Dong Kim Lan trong vo Duong ve San Hau. Minh nho khi con nho khoang nam 1980. vo nay nghe si Vu Linh dong voi Nghe si Kieu Hoa (chay ve) tuong nay da dua ten tuoi Vu Linh noi len. Tuy rang bay gio ca gia hinh minh da sang My het. Nhung ba ma minh van cu doi coi cai luong nghe si Vu Linh va Phuong Mai. Vu linh Tai Linh. Vu Linh ngoc Huyen dong.
nguyen nguyen - 29/04/2016 12:02
Nghe si Vu Linh dong vai gi cung hay het. Vai Dong Kim Lan khong co gnhe si nao dong hay bang nghe si Vu Linh het. Minh thich nghe si Vu Linh dong vai Liem Trong vo Co dao hat. Vu linh dong vai khunh hay kho khao rat la xuat sac. toi thich nghe si Vu Linh dong vo thang kho di doi no phat. Xem vo nay ca gia dinh toi da khoc biet nhieu lan vi nghe si vu linh dong vai nay thay toi nghiep qua.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.