03:45 PDT Thứ tư, 12/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 228


Hôm nayHôm nay : 9446

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 985148

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79962263

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Sĩ Tâm Sự

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

Xem tiếp...

“ Nợ đời “ hay “ Nợ dâu “ ?

Đăng lúc: Thứ năm - 26/06/2014 06:38 - Đã xem: 5106
 NS Thanh Nga - ảnh khangbang

NS Thanh Nga - ảnh khangbang




CLVNCOM - Những người sinh sống bằng các ngành nghề khác hơn nghề ca hát, khi họ bận bịu vì chuyện gia đình, chuyện cơm áo gạo tiền hoặc vì tranh chiếm địa vị xã hội, họ thường nói là họ phải trả “ nợ đời”. Còn nghệ sĩ, người ta ví họ là con tằm ăn lá dâu để tạo ra tơ dệt lụa nên nghệ sĩ phải trọn đời trả “ nợ dâu “.

Nữ nghệ sĩ tiền phong Phùng Há mất khi bà thọ 99 tuổi, soạn giả KIên Giang đã tặng bà một bài thơ tựa Kiếp Tằm Trả Nợ Dâu ( xin trích 8 câu thơ đầu):

Ví như tằm phải trả nợ dâu

Phùng Há dù nay đã bạc đầu

Lòng vẫn thanh xuân trong nghệ thuật

Ơn đền nghĩa trả trước như sau.

Nợ dâu đã trả, còn vương vấn

Bao mối nợ đời, nợ nghĩa nhân

Với khán giả dù ai khuất bóng

Thủy chung, nghệ sĩ nhớ thâm ân.

Thật ra phải nói là nghệ sĩ vừa trả “ nợ đời “ vừa phải trả “ nợ dâu “. Ban đêm nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu để đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc và nghệ thuật của khán giả( nợ dâu), ban ngày nghệ sĩ cũng không tách mình ra khỏi mọi hoạt động của xã hội nhứt là những chuyện liên quan tới đại đa số đồng bào, tới đất nước chớ không phải chuyện riêng của cá nhân nghệ sĩ( nợ đời).

Xin nhắc lại một số chuyện đã qua: năm 1952 bảo Nhâm Thìn tàn phá một vùng rộng lớn gồm nhiều làng xã ở tỉnh Tây Ninh( như các xã Định Thành, Phước Ninh, Hảo Đước, Lò Gò….) và tỉnh Thủ Dầu Một, các nghệ sĩ cải lương đã tổ chức nhiều suất hát lấy tiền mua gạo thóc, thực phẩm, thuốc men, chăn mền và giúp một số lớn tiền mặt cho những gia đình đồng bào bị thiên tai bảo lụt.

Năm 1955, trong cuộc chiến giữa chánh phủ NĐD và quân đội Bình Xuyên, hàng trăm ngôi nhà ở khu Nancy đường Hưng Đạo và nhiều xóm nhà ở vùng lò heo quận 8 bị đốt cháy, cả chục ngàn đồng bào phải sống đói kém và chịu cảnh màn trời chiếu đất, nhiều đoàn hát cải lương đã tổ chức hát để lấy tiền cứu trợ.

Năm 1967, miền Trung Quảng Ngải bị ngập lụt, người chết rất nhiều, gia đình nhà cửa bị nước cuốn ra biển, các đoàn hát cải lương đang hát ở miền Trung và ở thủ đô Saigòn  tổ chức hát Hội, gởi toàn bộ số thu nhiều đêm hát để giúp cứu trợ đồng bào đang chịu khổ nạn lụt lội. Ngoài ra các nghệ sĩ tài danh được sự chấp thuận của ông Đô Trưởng Saigon và các ông quận Trưởng ( quận 1, 2, 3, 4, 5 ) tổ chức từng nhóm đi đến các chợ Bến Thành, Chợ Lớn, đến các nhà tư sản, các chủ hãng để quyên tiền và quà cứu trợ để mua gạo, chăn mền gởi ra miền Trung giúp đồng bào trong vùng bị bão lụt.

Hàng năm cố nghệ sĩ Phùng Há và chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp, vận động các nghệ sĩ tài danh đóng góp một số tiền lớn và tổ chức thành nhiều nhóm, vận động các nhà tư sản, chủ hãng, quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm đi cứu trợ đồng bào bị thiên tai lụt lội trong các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười( Tân An, Mỹrho).

Ngoài việc cứu trợ kể trên, nghệ sĩ cũng tham gia các công việc cứu nước và bảo vệ nước tùy theo số tuổi và khả năng của mình. Không kể những soạn giả cải lương phục vụ trong các đài phát Thanh Saigòn, đài phát thanh quân đội, có những nghệ sĩ cải lương phục vụ trong quân ngủ như thiếu tá Sinh( kép Văn Sinh) đại úy Sắc ( kép Hương Sắc, anh của nghệ sĩ Hương Huyền), các nghệ sĩ binh nhì có Hùng Cường, Thành Được, Diệp Lang, Thanh Tú, Thanh Việt, Thanh Sang, soạn giả Hoa Phượng( binh nhì ở một đơn vị ở Đà Nẳng) Khả Năng, Phi Thoàn, soạn giả Mộc Linh, Ngọc Điệp ở ngành Công An,, ca sĩ Thành Công, Chín Sớm ( đài phát thanh quân đội).  Các bạn Thành Công, Chín Sớm, Mộc Linh, Ngọc Điệp, Loan Thảo sáng tác rất nhiều bài ca vọng cổ nội dung bảo vệ đất nước chống xăm lăng   Tôi còn nhớ vài câu vọng cổ của soạn giả Loan Thảo viết, Minh Cảnh và Mỹ Châu ca cho hãng dĩa Việt Nam:

Câu 6 BÀI:       Cho Người Vào Cuộc Chiến:

Minh Cảnh ca: 6 / Nếu một cánh tay anh có rời xa thân thể, nửa vòng tay này vẫn gởi trọn tấm tình chung. Em sẽ cười thật tươi bên người chiến sĩ kiêu hùng đã góp máu xương cho đất nước. Anh sẽ chịu riêng mình mất mát, cho quê hương này trọn vẹn niềm vui. Này em gái của tôi ơi, người em bé nhỏ một đời tôi yêu quý, anh sẽ là của em mãi mãi và em sẽ bên anh cho đến trọn đời.

Mỹ Châu: Em sẽ cùng anh đi khắp nẽo đường đất nước, thăm từng chiếc cầu tre, con sông nhỏ thân yêu, hố bom vết đạn tường xuyên, Vết tích một đời quê mẹ khổ đau.

Đây chùm thương nhớ, khóm yêu đương,

Đây nụ mơ mòng đợi ánh sương

Đây lá bâng khuâng rung trước gió

Đây em, cành thẹn lẫn cành thương.

Năm 1972 chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc chống xăm lược Trung Quốc, nhiều nghệ sĩ đi tòng quân, nhiều bài ca có nội dung chiến đấu được sáng tác. Xin đơn cử một đoạn ngắn trong tuồng Tiếng Trống Mê Linh do nữ nghệ sĩ Thanh Nga ca:

Trưng Trắc: Hỡi đồng bào trăm họ!

Giặc Đông Hán đang giày xéo đất nước.

Nhục nào bằng nhục nô lệ ngoại bang.

Dân Nam ta thà chết đứng thẳng –

Không cam chịu sống quỳ -

Đất nước Nam cẩm tú –

Người dân anh hùng –

Trước bàn thờ Tổ Quốc,

thề hy sinh giết giặc cứu non sông…

Thề hy sinh giết giặc cứu non sông….

Có  những lời ca giống như lời hiệu triệu, động viên tinh thần toàn dân đứng lên bảo vệ non sông:

Từ độ quê hương oằn oại giữa điêu tàn,

Trước thảm trạng dầu sôi lửa đỏ.

Ta nghe lòng mình chan chứa vạn niềm thương,

Ta thương từng mãnh đất quê hương,

Từng mái lá khóm cây ngọn cỏ

Thương vạn sanh linh đầu rơi máu đổ, Dưới gót xăm lăng tàn bạo của quân thù.

Thi Sách: 

Ta đợi một ngày kia khi dãy Mê Linh bừng giấc ngủ,

để thổi bùng lên ngọn lửa căm hờn,

Ngọn lửa đấu tranh quét sạch lũ tham tàn,

Cởi ách vong nô, bức xiềng nô lệ,

Để hãnh diện là dân tộc rồng tiên.

Thù nào sâu hơn thù lũ xăm lăng.

Tình nào nặng hơn tình thương đất nước

Diệt lũ  bạo tàn cho quê hương rạng rỡ

Tiếng hát thanh bình vang dậy khắp non sông

Từng lời ca tiếng hát hừng hực lửa đấu tranh, khêu dậy lòng yêu nước của nữ nghệ sĩ Thanh Nga đã động viên từng từng lớp lớp thanh niên đứng lên bảo vệ non sông khi giặc Tàu xâm phạm biên giới phía Bắc năm 1979.

Bây giờ nghĩ lại, cái chết của nữ liệt sĩ Thanh Nga, chính là do bọn Trung Quốc và lũ tay sai ẩn mình trong nước giết hại vì sợ sự hiệu triệu lòng dân yêu nước của một diễn viên tài sắc Thanh Nga. Thanh Nga và chồng là Duy Lân, bị ám sát, bị bắn vào giữa tim trong đêm 26 tháng 11 năm 1978, đến tháng 2 năm 1979, chỉ vài tháng sau, giặc Tàu xâm lăng biên giới miền  Bắc và xúi bọn Khơ Me đỏ đánh sang biên giới Tây Nam.

Khi giặc Tàu chiếm ải Nam Quan và Bản Giốc, cũng có bài vọng cổ Nam Quan nhỏ lệ!

Non nước Việt, dãy sơn hà gấm vóc,

Từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau,

Tiền nhơn xưa với xương trắng, máu đào,

Đã gầy dựng một giang san cẩm tú.

Vọng Cổ : 1 / - Nam Quan ơi, hãy khóc lên đi cho vơi niềm uất hận. Sừng sững hiên ngang bao thời oanh liệt giữa trời Nam để bảo vệ nước non nhà… Mấy lượt xương phơi, máu thắm chan hòa. Lịch sử ngàn năm vẫn còn ghi đậm nét công đức cao dày của Trưng, Triệu, Đinh, Lê. Chia ngọt xẻ bùi cùng đất nước thân yêu, chứng kiến biết bao cảnh vật đổi sao dời, Cho đến hôm nay, Ải Nam Quan phải đổ lệ ngậm ngùi, đành lìa xa quốc thổ.

2 / - Ngạo nghễ uy nghi nhìn về phương Bắc, Nam Quan đã bao phen ngăn giặc bạo tàn…Hán, Tống, Nguyên, Minh, khiếp đảm kinh hoàng. Giấc mộng bá vương đành cam thất bại, cứ mỗi lần vượt Ải Nam Quan. Chiến tích lẫy lừng, sách sử đã ghi công, mà sao nay Nam Quan phải chia lìa đất nước? Mỗi bước đi là mỗi giòng nước mắt, ôi nỗi đau nầy, muôn thuở vẫn không nguôi.

3/- Nhớ năm xưa khi cha bị đày sang đất Bắc, Nguyễn Trãi đau lòng lê bước cạnh tù xa. Đến Nam Quan vẫn chưa nỡ rời cha, cha mới dạy bảo mấy lời nghiêm huấn. Nguyễn Trãi cắn răng ngăn giòng lệ, cương quyết trở về, khôi phục lại giang san.

Mười năm  lao khổ không sờn,

Phò Lê đuổi giặc, rửa hờn quốc gia.

Nam Quan khuất bóng cha già

Nhưng lời nghiêm huấn vẫn thiết tha bên lòng.

Nói lối:   Trên thượng giới sách trời còn ghi rõ,

Núi sông Nam là đất nước của dân Nam.

Lời hào hùng một thuở đã vang vang,

Đáng trách ai nỡ đem lòng bi phản.

Vọng cổ câu 5 / - Đây suối Phi Khanh, nọ Đồng Đăng, Bản Giốc cùng với Nam Quan muôn thuở vẫn là non sông của giòng giống Tiên Rồng…Ơi hỡi dân Nam, người có đau lòng? Nhìn xương da thịt bị cát lìa thân thể, giọt máu hồng hòa nước mắt tuôn rơi. Mới hôm nào thôn bảng vẫn yên vui mà hôm nay phải chia lìa đôi ngả. Hướng về Nam lệ trào tuôn lã chã, Nam Quan ơi, hận tủi đến muôn đời.

6 / -  Không! Không! Một tiếng hô lên rồi hàng vạn tiếng thét lên, Cả dân Việt đã nhất tề đứng dậy. Không thể ngồi yên điềm nhiên tọa thị, nhìn một bọn người mãi quốc cầu vinh. Nhớ năm xưa, mẹ con Cù Thị, Triệu Ai Vương đã đem nước Nam Việt dâng cho Hán chúa. Lịch sử hôm nay thêm một lần tái diễn, Tể Tướng Lữ Gia ơi, dân Việt vẫn mong chờ.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Đâu rồi non nước đẹp xinh,

Nam Quan, Bản Giốc sao phải đoạn tình quê hương?

Từ sau năm 1972 và nhứt là từ sau khi chánh phủ và DCSVN ca ngợi 16 chữ vàng và bốn Tốt của Trung Quốc mớm cho thì trong nước Văn nghệ sĩ bị cấm viết chuyện xâm lấn cướp đoạt  của TQ, Không được phép dùng chữ Trung Quốc mà chỉ được nói là nước lạ. Tàu nước lạ đâm chìm tàu của ngư dân Việt, dân nước lạ chiếm bờ biển và nhiều rừng ở biên giới,...

16 chữ VÀNG đó đem nhiều Vàng vô túi mấy ông BCT rồi nên mấy ông cho mướn hàng trăm ngàn hectares rừng ở biên giới phía Bắc ( Các huyện Văn Quan, Trảng Định, Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộ Sơn, Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn)…

Đây là lời của trung tướng Đồng Sĩ Nguyên ( Bắc Việt): “ Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê rừng ở các địa điểm gần với đường 7 và đường 8 sang Lào. Họ thuê rừng ở Quảng Nam ( gần ngã ba Đông Dương), có đường thuận tiện đi lên Tây NGuyên, qua Cambuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Đây là hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia.. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn” Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn Nước mướn rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân một cách thâm độc và tàn bạo.”

Trước thực trạng chóp bu lãnh đạo nước bán rừng cho Trung Quốc thì họ cũng bán bờ biển Hà Tỉnh, Đà Nẳng cho Nước Lạ thuê rồi, chắc cái chuyện biển, đảo, dàn khoan 981 là một màn trình diễn để hợp thức hóa cái trò mua bán trong bóng tối với Nước Lạ. Bởi vậy không có bài báo nào nói thẳng thừng mạnh bạo với cái Nước Lạ đó. Bài ca cải lương đông viên quân, dân kiểu Tiếng Trống Mê Linh cũng không được viết luôn.

Tôi có đọc các bài ca vọng cổ nói về Biển đảo như: Cảm Xúc Trường Sa, Em Vẫn bên Anh, Anh là lính Đảo, Theo gió Trường Sa, Gần Lắm Trường Sa, Bâng Khuâng Trường Sa…. Những bài vọng cổ với lời lẽ êm dịu, tưởng như chổ Đảo là bình yên, không có bóng dáng Nước Lạ ở vùng biển đó. Đây, một bài hay nhứt và tượng trưng cho chùm bài nói về đảo( Tôi mượn chữ Chùm bài, cho nó giống cái giọng gọi Nước Lạ)

Câu 5 / - Bài ca tặng cho em của người lính Hải Quân không có lời thương tiếng nhớ. Chỉ có sóng vỗ ngày đêm, biển ầm ào giận dữ, bọt sóng tung lên trắng xóa dưới thân tàu… Tiếng đàn của anh là tiếng sóng bạc đầu… Anh muốn viết ngàn bài ca tặng em, nhưng anh không phải là nhạc sĩ, chẳng có cung đàn nào anh yêu bằng tiếng thét của đại dương. Khoan, nhặt, bổng, trầm, cung oán, cung thương, là tiếng gió gào, là biển tung bọt trắng. Cây đàn là hàng bàng vuông mỗi chiều đứng lặng, trên đảo phong ba khi gió chuyển sang mùa.

Vậy đó, ở đảo Trường Sa, bình yên, thơ mộng, không có bóng dáng Nước Lạ, vì nhà nước và đảng chưa cho phép nói động tới, không được lộ bí mật, em cứ ăn no, ngủ kỷ, đi học tiếng Nước Lạ, cuộc sống sẽ đẹp như trong giấc mơ.

Khi tỉnh ngủ thì thấy mình đang ở trong Nước Lạ, đó em!

Nhớ Thanh Nga, nhớ cái chết  tức tửi của Thanh Nga….

Nguyễn Phương.

 

 

 




Tác giả bài viết: SG Nguyễn Phương
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.