Đang truy cập : 209
Hôm nay : 22662
Tháng hiện tại : 2197380
Tổng lượt truy cập : 88503981
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
NS Thanh Hải
Xem xong chương trình kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương, tôi nghĩ mình không thể yên lặng, không thể giả lơ như người không liên quan. Thành công nhất của chương trình là đã quy tụ được một lực lượng nghệ sĩ đầy tài năng tham gia, nhưng đáng tiếc là những gì thể hiện ở đó lại chưa tương xứng với tầm vóc một thế kỷ của cải lương.
Dù đã qui tụ một lực lượng nghệ sĩ đông đảo, nhưng chương trình đã không nói lên được diện mạo 100 năm của sân khấu cải lương |
Vẫn biết, chỉ trong hơn 2 giờ đồng hồ, khó có thể nói hết chặng đường 100 năm của bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Nhưng quỹ thời gian vốn eo hẹp đó đã thêm ngắn khi rất nhiều điều cần nói thì không được nói, trong khi những thứ không cần thì lại dàn trải.
Tôi không nghĩ những người thực hiện đã coi nhẹ chương trình kỷ niệm 100 năm cải lương mà có thể do bị động thời gian hoặc do… khả năng. Tâm huyết là một chuyện, nhưng khả năng lại là chuyện khác. Khả năng mà tôi muốn nói đây không nằm ở chỗ đã dàn dựng được bao nhiêu chương trình mà là khả năng am hiểu, nhận diện hết giá trị của 100 năm sân khấu cải lương. Những giá trị ấy không đơn giản như những gì đã được giới thiệu trên sân khấu tối 13/1.
Chỉ ở góc cải lương cách mạng và những nghệ sĩ cải lương ở chiến trường, rất nhiều nghệ sĩ đã đổ xương máu cho cải lương. Có những đôi vợ chồng nghệ sĩ đã mất đứa con vừa sinh trong hoàn cảnh rất đau lòng. Làm sao để thu thập tất cả những thông tin quá giá trị đó? Tôi xin khẳng định, cần phải có một hội đồng.
Tầm của một chương trình ghi nhận một thế kỷ của cải lương không nằm ở chỗ có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia biểu diễn, cũng không phải ở sân khấu quay hoành tráng, mà cần phải có sự đầu tư chất xám nghiêm túc và tận tâm với nghề - những thứ mà có bao nhiêu tiền của, kinh phí đổ vào cũng không thay được.
Cần có sự chuẩn bị chu đáo về nhân sự lẫn chuyên môn hơn cho chương trình kỷ niệm 100 năm nghệ thuật cải lương |
Lẽ ra, để có đêm tôn vinh này, những người có trách nhiệm phải đưa kế hoạch, ý tưởng từ cách đây ít nhất 1 năm, để có sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo về nhân sự lẫn chuyên môn. 100 năm cải lương, nếu có lòng, những người có trách nhiệm trực tiếp đã có thể nghĩ đến từ 2, 3 năm trước. Bộ phận chế tác cũng không thể chỉ một vài người mà phải là một hội đồng có năng lực, có chuyên môn.
Xin đừng đổ thừa rằng, cải lương đã không được quan tâm hoặc khán giả không am hiểu, không còn mặn mà với cải lương. Làm cải lương, nếu chỉ để phục vụ cho mong muốn của chính nghệ sĩ mà quên mất nhu cầu, sự mong đợi của khán giả thì đừng đòi hỏi khán giả phải yêu thương.
NSND Thanh Hải |
Yếu tố quan trọng nhất là hiệu quả và sự cảm nhận của công chúng chứ không phải là những lời hay, ý đẹp của người thực hiện về những ý tưởng, thông điệp, cảm xúc… họ sẽ gửi đến khán giả. Người làm nghề, người có trách nhiệm nên biết lắng nghe, để hiểu hơn công chúng và tỉnh táo nhận diện những điểm mạnh - yếu của chính mình, của từng chương trình đã thực hiện. Đừng chỉ biết mải mê với lời ngợi ca, khen tặng của bạn bè, người thân…
Tiếc cho chương trình kỷ niệm 100 năm cải lương, nhưng góp ý không phải để đạp đổ hay để nói “thôi, đừng làm nữa!”, mà chỉ mong sao những chương trình tiếp theo sẽ tốt hơn, chỉn chu hơn. Đó cũng chính là mong ước của những nghệ sĩ còn tâm huyết và còn tự ái nghề nghiệp.
Nhạc sĩ - NSND Thanh Hải
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc