Đang truy cập : 165
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 163
Hôm nay : 20424
Tháng hiện tại : 2195142
Tổng lượt truy cập : 88501743
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
EDU
Xin thầy chia sẻ động lực nào để thầy xây dựng nên ý tưởng sinh viên làm kịch bằng tiếng Anh?
Tôi là một người bẩm sinh có thiên hướng nghệ thuật và yêu thích nghệ thuật kịch nói từ khi mới lớn. Khi được phân công dạy môn Văn học Mỹ và Văn học Anh ở Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Mở năm 2009, tôi gợi ý với các sinh viêncác em có thể diễn thành kịch một trích đoạn hoặc một tác phẩm văn học trong chương trình. Đáp lại lời gợi ý của tôi, lớp tôi dạy Văn học Anh đầu tiên đã biểu diễn vở Romeo and Juliet của Shakespeare. Vở kịch làm tôi ngạc nhiên vì sự sáng tạo, khả năng làm việc theo nhóm rất hiệu quả và những năng lực đặc biệt (hát, múa, diễn xuất, kỹ thuật vi tính…) của các em sinh viên. Tôi kể về vở kịch này cho các lớp thế hệ sau nghe. Các lớp thế hệ sau được truyền cảm hứng và đến lượt họ tạo nên những vở diễn đầy thú vị với sự sáng tạo và năng lực của mình.
Những ngày giữa tháng 5/2017, người đi qua Nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh phải ngước mắt lên nhìn những poster gây ấn tượng của sự kiện THEATER IN EDUCATION: American Literature, 2017
Sau đó, một mặt, tôi đọc thấy các tài liệu về giáo dục nói rằng khi đưa âm nhạc và kịch vào nhà trường, hai hình thức nghệ thuật này kích thích hoạt động của bán cầu não trái và từ đó phát triển tư duy sáng tạo của người học. Mặt khác, tôi đọc được một số tài liệu nói về việc đưa người học một ngoại ngữ ra diễn kịch ở nhà hát ở các nước phát triển trên thế giới và được biết hình thức hoạt động này có tên gọi là THEATER IN EDUCATION. Từ đó, tôi mạnh dạn hơn trong việc tiếp tục những gì mình đã làm bằng bản năng và trực giác.
Các thành viên của vở diễn The Danish Girl. vở kịch khai mạc chương trình
Người ta nói tôi mang trong mình một ngọn lửa. Tôi cuốn theo nhiều người và truyền lửa ấy cho họ. Hoạt động này tồn tại và phát triển với thời gian theo cách đó.
Dù đã ra trường và bận rộn với việc làm hiện tại, hai cô dẫn chương trình xinh đẹp của Oscar Wilde’s Night năm 2012 tình nguyện quay lại với THEATER IN EDUCATION-American Literature, 2017 bằng tình cảm gắn bó sâu sắc)
Hành trình biến ý tưởng thành hiện thực diễn ra như thế nào thưa thầy?
Trong lúc vẫn phải bươn chải vất vả với cuộc mưu sinh nuôi sống bản thân mình và người thân trong gia đình, tôi đã rút ruột nuôi dưỡng hoạt động này.
Năm 2012 nhờ sự giúp đỡ của một vài đồng nghiệp và một vài học trò cũ thân thiết, một người bạn học cũ thời trung học, đặc biệt là sự hỗ trợ của đạo diễn Khánh Hoàng lúc đó đang là giám đốc Nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh, cá nhân tôi đưa sinh viên của mình ra Nhà hát Kịch Thành phố Hồ Chí Minh diễn hai vở kịch xây dựng trên hai tác phẩm của Oscar Wilde là The Nightingale and the Rose và The Happy Prince. Khán giả đến xem chật kín rạp từ dưới đất đến trên lầu.
Sinh viên Đoàn Quốc Hưng trong vai Lieutenant Dan của vở Forrest Gump nghiêm túc lắng nghe
những hướng dẫn của đạo diễn Khánh Hoàng trong buổi tập
Năm 2014, sau khi nhận chức Hiệu Trưởng, thầy Nguyễn Văn Phúc họp mặt riêng với từng khoa trong trường. Được biết về những vất vả tôi đã trải qua và tâm huyết của tôi, thầy hứa sẽ tạo điều kiện để tôi tổ chức hoạt động diễn kịch cho các lớp Văn học Anh và Văn học Mỹ. Nhờ đó, năm 2015 tôi tổ chức được Drama Week 2015 tại trường Đại học Mở với 14 vở kịch kéo dài trong năm ngày cuối tháng 12.
Đạo diễn Khánh Hoàng chỉ đạo bộ phận ánh sáng của Nhà hát xử lý ánh sáng cho
một cảnh giàu cảm xúc trong vở Forrest Gump
Năm 2016, tôi tổ chức được chương trình Theater in Education-Englísh Literature, 2016 tại Nhà hát kịch Thành phố vào hai ngày 4/6 và 5/6 và vinh dự được đón tiếp Tổng Lãnh sự nước Anh cùng phu nhân đến xem vở Atonement vào ngày 5/6. Sau đó, tôi đem được bốn sinh viên đi diễn một trích đoạn của Romeo and Juliet tại Đường Sách quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5/11/2016 nhân dịp Hội đồng Anh kỷ niệm bốn trăm năm ngày sinh Shakespeare và ngay sau đó tôi tổ chức được Drama Week 2016 tại trường với 21 vở kịch diễn ra trong 3 tuần lễ của tháng 12.Và bây giờ, với sự hỗ trợ của đạo diễn Khánh Hoàng và diễn viên Huỳnh Tấn, là THEATER IN EDUCATION-American Literature, 2017 với ba vở kịch dựa trên ba tác phẩm The Danish Girl của David Ebersoff, Forrest Gump của Winston Groom, Brokeback Mountain của Annie Proulx diễn ra vào ngày 20 và 27/5.
THE DANISH GIRL: Trong cuộc sống, có những điều lạ lùng con người không giải thích được. Có những người sinh ra đời với thân xác này nhưng lại nhận ra mình là một con người khác. Hành trình tự nhận diện bản thân của họ thật khắc nghiệt.
Đâu là những điểm đặc biệt của THEATER IN EDUCATION: AMERICAN LITERATURE, 2017 thưa thầy?
Gía trị nhân văn của chương trình lần này rất đặc biệtvì ba vở kịch lần này là những câu chuyện về người chuyển đổi giới tính (The Danish Girl), người đồng tính luyến ái (Brokeback Mountain), và người chậm phát triển (Forrest Gump). Thầy trò chúng tôi cảm thấy vinh dự khi được tạo điều kiện và được cho phép bước lên sân khấu sử dụng một hình thức nghệ thuật rất đẹp đẽ và cao quý để kể những câu chuyện này với mọi người trong xã hội để mọi người hiểu và thương yêu sâu sắc hơn những con người sinh ra đời với những đặc thù không giống số đông.
THE DANISH GIRL: Trước những nghịch cảnh éo le của cuộc sống, không phải mọi người đều ứng xử như nhau. Có người thông cảm, nâng đỡ; ngược lại, có người phỉ báng, chà đạp.
Khi tham gia diễn những vở kịch bằng tiếng Anh các sinh viên sẽ gặt hái được những lợi ích gì?
Về năng lực ngôn ngữ, sinh viên được rèn luyện khả năng phát âm đúng và rõ, khả năng nói tiếng Anh trước công chúng đạt hiệu quả giao tiếp cao, cách diễn đạt ý tưởng đúng ngữ pháp, cách nói tiếng Anh phối hợp với giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, biểu hiện trên gương mặt.Ngoài ra,các em phát triển được tình cảm yêu thích đối với tiếng Anh và việc học tiếng Anh.
Diễn viên Huỳnh Tấn, trong vai trợ lý đạo diễn, vất vả bám sát các nhóm diễn trong suốt quá trình chuẩn bị chương trình
Về kỹ năng mềm, các em phát triển sự tự tin và được rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, trong đó bao gồm kỹ năng trình bày ý tưởng cá nhân, thuyết phục người khác, kềm chế bản thân, lắng nghe người khác, tranh luận, giải quyết vấn đề, phân chia công việc và phối hợp con người hợp lý để đạt một mục tiêu chung.
Cảnh mở màn vở Brokeback Mountain: Chàng trai đồng tính luyến ái Ennis Del Marl kết hôn theo lề thói xã hội,
che giấu bản chất con người thực của mình.
Về giá trị nhân văn, các sinh viên tự học hiểu những giá trị nhân văn của các tác phẩm văn học một cách sâu sắc không vay mượn từ những lời giảng thuyết của giáo viên. Đặc biệt, các em phát triển tình bạn gắn bó với nhiều kỷ niệm đáng nhớ thông qua quá trình chuẩn bị, tập luyện vất vả.
FORREST GUMP: Một cậu bé chậm phát triển với chỉ số thông minh không đủ để được vào học chung với những đứa trẻ phát triển bình thường đã lớn lên với những giá trị cao quý của tình người.
Về sự phát triển cá nhân, các em còn có cơ hội phát huy những năng khiếu, năng lực đặc biệt về kỹ năng vi tính, ca hát, nhảy múa, trang điểm, sự khéo tay, óc thẩm mỹ tinh tế… Từ đó, các em phát triển được sự tự tin và niềm tự hào về giá trị bản thân.
Một mặt, những buổi công diễn của những vở kịch chọn lọc phục vụ đời sống tinh thần, bồi dưỡng tình cảm yêu thích tiếng Anh và việc học tiếng Anh của những người học và sử dụng tiếng Anh trong xã hội.
Chương trình không chỉ thu hút đối tượng khán giả là sinh viên, học sinh.
Các giáo viên bản ngữ cũng say sưa thưởng thức chương trình THEATER IN EDUCATION: American Literature, 2017
Mặt khác, trong khi sự phát triển ồ ạt của các chương trình giải trí trên các đài truyền hình làm cho kịch ở các nhà hát mất đi khán giả, hoạt động này giúp những người đến xem kịch nhận biết những vẻ đẹp đặc thù và giá trị của nghệ thuật kịch nói trên sân khấu, phát triển tình cảm yêu thích đối với nghệ thuật đẹp đẽ và cao quý này. Đồng thời, hoạt động này nếu được nhân rộng trong xã hội sẽ đem lại một sứ mạng mới cho ngành nghệ thuật kịch nói ở Việt Nam trong hành trình Việt Nam hội nhập thế giới: ngành nghệ thuật kịch nói sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo trong sự nghiệp giáo dục ở các trường đại học.
BROKEBACK MOUNTAIN: Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống
yêu thương chân thực và sống đúng với bản chất của mình.
Xin chân thành cám ơn thầy LÊ QUANG TRỰC!
Bảo Dung
nhà hát, chương trình, đại học, tổ chức, thu hút, tham gia, đông đảo, sinh viên, cao đẳng, học sinh, phổ thông, thành phố, sân khấu, phỏng vấn, nền móng, ngoại ngữ
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc