Cát Phượng: “Tôi mơ một sân khấu riêng”
Năm 1990, khi tốt nghiệp trường Sân khấu và Điện ảnh TP.HCM, Cát Phượng thèm có một vai quần chúng trên sân khấu nhà hát nhỏ 5B - Sân khấu được xem là đỉnh của tất cả các diễn viên chính kịch có mặt.
Mười năm sau, nghệ danh Cát Phượng ở sân khấu kịch Phú Nhuận liên tiếp xuất hiện
trong các giải Mai vàng, Gala cười... và trở thành gương mặt nghệ sĩ được yêu
thích trong nhiều cuộc
bình chọn thường niên. Cát Phượng “bỗng dưng biệt tích” sau sự cố hôn nhân của
mình cho đến ngày cặP đôi hoàn hảo (CĐHH) năm 2013 khởi tranh vòng đầu tiên.
Cùng với Phan Đinh Tùng, Cát Phượng là cây chọc cười chủ đạo cho cặp đôi của
mình trong suốt thời gian qua. Nhưng ánh mắt cô vẫn không che hết những cảm giác
buồn của riêng mình.HẠP HAY XUNG ĐỀU DO MÌNH MÀ RA
* Mọi người
thường nói ánh mắt của cô diễn viên hài Cát Phượng luôn ẩn chứa một điều rất
buồn. Suy luận dễ nhất để giải thích điều này là do vết thương lòng chưa tan sau
sự đổ vỡ đầy hụt hẫng, hay buồn vì ân hận đã quyết định sai
lầm?
- Vượt qua nỗi đau không phải một sớm chiều. Nhưng càng
được thử thách tôi càng thích. Giờ nhìn lại thấy mình cũng giỏi. Tôi có niềm vui
là san sẻ cho cả thế giới cùng vui, khi có nỗi buồn, tôi gom lại ở nhà buồn một
mình và khóc một mình. Tôi muốn lên sân khấu để bỏ nỗi buồn ra ngoài. Nhiều khi
buồn quá mình muốn diễn bi để vỡ òa khi được khóc. Nhưng khóc hoài cũng nặng
đầu, lại đi diễn hài cho khán giả cười vui và mình được vui lây. Có lẽ nghệ sĩ
buồn hơn người thường, vui hơn người thường. Tôi lại là người nhạy cảm nên khó
che giấu nỗi buồn của mình.
Cho tới giờ này, sau bảy năm chia tay, nhìn
lại quyết định ly hôn của mình, tôi vẫn không thấy sai lầm. Thực ra, tôi buồn vì
con tôi xa cha quá sớm chứ không buồn vì tôi mất chồng.
* Bảy
năm qua, chị đã “vượt lên chính mình” như thế nào?
- Ông Hòa
(nghệ sĩ Thái Hòa, chồng cũ của Cát Phượng) tuổi Dần, tôi tuổi Tuất. Người ta
nói Dần - Ngọ - Tuất tam hạp. Nhưng có hạp đâu. Mới đây, tôi quen người tuổi
Thìn. Người ta lại nói Thìn - Tuất - Sửu - Mùi tứ hành xung, nhưng tôi thấy có
xung gì đâu. Giờ tôi nghiệm ra một điều, hạp hay xung đều là do mình mà ra. Sau
khi chia tay, tôi thường ngồi trước gương để nói với tôi: Phượng, cho mày buồn
đúng một năm thôi nhen. Tôi cứ nói như vậy với mình và lại thấy có động lực để
vượt qua nỗi buồn. Mặt khác, sự quan tâm của mọi người cũng giúp tôi vượt qua
nỗi buồn. Trên facebook, nhiều bạn trẻ đã xem tôi như chị Hạnh Dung của báo Phụ
Nữ, tâm sự nhiều chuyện buồn rồi hỏi tôi bí quyết vượt qua. Mỗi lần trả lời cho
các bạn, tôi thấy mình cần phải làm gương cho họ.
Tôi buồn vì con tôi xa cha quá sớm
chứ không buồn vì tôi mất chồng * Thái Hòa đã có
gia đình riêng, mà chị thì... vẫn “như cô gái hãy còn xuân...” đi bước nữa là
điều dễ hiểu và cũng dễ được chấp nhận, nhưng suốt thời gian qua ít thấy chị đi
chung với ai đó với ngầm ý hứa hẹn. Lửa lòng đã tắt hay chị ngại sự bắt
đầu?- Tôi không tìm kiếm, cũng không cố gắng “tia” một anh nào
để kiếm cho mình một bờ vai. Tất cả phụ thuộc vào cơ duyên. Có lần, nhìn cách
con trai chùi nước mắt mà thấy đau lòng. Tôi hỏi: Thầy phạt à? Không! Bạn đánh
à? Cũng không! Vậy sao con khóc? Nó òa lên khóc lớn... và nói trong nước mắt:
Con không có ba. Nước mắt tôi cứ thế chảy ra. Tôi ôm con vào lòng và nói: Vậy mẹ
kêu ba Hòa về cho con nhen? Nó lại bảo: Không, con muốn có ba nhưng không phải
ba Hòa. Tôi lại khóc lần nữa... Rồi có lần nó nói, hôm nay, ba Hòa cưới vợ, mẹ
biết không? - Biết. Mẹ đừng lấy chồng nhen, con sợ... Tôi cũng đã có bạn trai.
Con tôi quý anh ấy. Bao nhiêu năm lận đận, có đó, được đó cũng như mất đó, tôi
lại ngại sự bắt đầu...
TÔI MUỐN THOÁT VỎ TỰ KỶ CỦA MÌNH
*
Cho đến khi vòng đầu của CĐHH 2013 chính thức phát sóng, bạn bè người thân mới
biết có Cát Phượng. Chị không tự tin khi tham gia chương trình hay chị muốn làm
quả bom bất ngờ dành cho khán giả?- Tôi là người không thích sự
bình lặng. Sau ly hôn, tôi đi diễn ở tỉnh, ở nước ngoài như đi chợ. Khán giả vẫn
thấy tôi trên sân khấu, trên màn ảnh, nhưng cái người ta cần là sản phẩm, là
những DVD, MV, liveshow riêng của Cát Phượng. Tôi đi nhiều vừa để kiếm tiền mà
vừa để xả cái đầu. Thời gian gần ba năm vừa rồi, tôi co lại để tìm cách thoát
ra. Vì vậy, khi được mời tham gia CĐHH, tôi xem đây là cơ hội để đánh giá lại
mình trước khi làm những dự án khác. Thật ra, khi nhận lời tham gia chương trình
là tôi đặt mình vào cửa sinh tử: năm ăn năm thua. Nếu bị loại ngay từ vòng đầu
là tiếng tăm đi luôn, tôi mất trắng. May mắn, khán giả còn thích, đó là cú hích
tinh thần rất lớn để tôi thoát khỏi cái vỏ “tự kỷ” của mình lâu nay: Ừ, mày còn
làm được đó Phượng! Bao nhiêu năm nay tôi chán. Tôi muốn làm gì đó mà không ai
đốc thúc rồi lại bỏ, nhiều kịch bản chỉnh sửa tơi bời rồi lại thôi. Tôi không
muốn gọi là “bom” nhưng CĐHH giống cú sốc điện trợ tim để tôi tỉnh lại. Dù vào
được tới vòng chung kết, tôi đã mất ba ký, bỏ hết tất cả các “xô chậu” vì cứ rơi
đúng vào thứ Bảy, Chủ nhật. Bạn bè lo lắng: Ê, bà Cát, đi CĐHH suốt lấy tiền đâu
xài và rồi bạn bè móc tiền cho mượn để sống qua ngày. Bù lại, tôi lại thấy vui
vì thấy rõ tình cảm khán giả dành cho mình. Đó là lửa để tôi mạnh dạn thực hiện
những mơ ước của mình.
“Tôi mơ có riêng cho mình một sân
khấu để được tung hoành” * Các chương trình
truyền hình thực tế thường đặt tính tương tác với khán giả là một trong những
mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, việc bình chọn kết quả lấy từ lượng tin nhắn qua
tổng đài điện thoại. Điều này thường dẫn đến nhiều ấm ức cho người xem lẫn người
chơi. Chị đánh giá điều này như thế nào?- Độ trung thực của
CĐHH như thế nào, tôi không đủ tư cách đánh giá. Nhưng tôi tin sự công tâm của
khán giả. Tất nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặt của nó. Thú thật tôi rất mơ
hồ về số lượng tin nhắn mà ban tổ chức công bố. Có ai xác nhận được điều này
không... Thôi không bàn nữa, mích lòng lắm. Điều tôi cần và muốn có được là cảm
giác phấn khích của khán giả mỗi khi có sự liên can đến mình.
NẾU KHÔNG GIỮ CẢI LƯƠNG, CON CHÁU LẤY GÌ MÀ COI?
* Chị đã
có “cú sốc điện trợ tim”, lại có thêm lửa từ khán giả, những ước mơ được ấp ủ từ
lâu chắc chắn sẽ có cơ hội thực hiện. Chị dự định sẽ thực hiện những
gì?
- Trong ba năm 2000, 2001, 2002 tôi liên tục nhận được giải
Mai Vàng. Các năm 2004, 2005 đạt các giải trong Gala cười, rồi lại được giải
khán giả yêu thích. Năm 2009 lại nhận được giải Mai Vàng trong vở Cánh đồng bất
tận, từ đó đến nay tôi muốn có khoảng lặng để nhìn lại mình trước khi bung ra.
Từ lâu, tôi ước mơ có riêng cho mình một sân khấu để mà tung hoành dựng các vở
như ý muốn. Nhiều kịch bản cũng đã được nghiên cứu, chỉnh sửa nhưng vẫn chưa có
cơ hội để dựng. Khi có riêng cho mình một sân khấu, tôi muốn dành các ngày thứ
Hai, Ba, Tư diễn miễn phí phục vụ cho sinh viên. Thứ Năm, Sáu, Bảy diễn kịch có
bán vé. Riêng Chủ nhật có một vở cải lương quy tụ nghệ sĩ nhiều thế hệ để phục
vụ cho người yêu mến bộ môn nghệ thuật này. Vấn đề khó khăn lớn nhất để biến ước
mơ này thành hiện thực chính là địa điểm để đặt sân khấu. Dựng ở sân khấu khác
rất lệ thuộc vào lịch diễn của họ... Sau vụ tai nạn ô tô năm ngoái, năm nay tôi
thấy mình chưa hết xui nên dự tính trước mắt sẽ đầu quân lại một sân khấu nào
đó. Còn sang năm sẽ thực hiện một đĩa DVD hài, một MV ca nhạc và một
liveshow.
[img]http://image.phunuonline.com.vn/news/2013/20130516/fckimage/32a.jpg[/img
*
Có ôm đồm quá không, khi chị đưa vào kế hoạch của mình có một ngày trong tuần
dành cho cải lương?
- Nói đúng ra tôi xuất thân từ cái nôi cải
lương ở Bạc Liêu. Ông nội nuôi của tôi là cha đẻ của bản Dạ cổ hoài lang. Hồi
nhỏ, thay vì chơi đồ hàng, tôi hay rủ bạn bè chơi trò diễn các tuồng cải lương
được nghe từ chiếc radio của cha. Lớn lên tôi thi vào khoa cải lương của trường
nghệ thuật sân khấu. Cũng may (cười) là rớt. Năm sau thi lại, đúng lúc thấy chị
Đàm Loan và anh Khánh Hoàng diễn vở Đối mặt hay quá nên chuyển qua thi kịch. Dù
không theo nghiệp cải lương, nhưng tình yêu của tôi dành cho bộ môn nghệ thuật
này luôn âm ỉ trong lòng. Tôi biết còn nhiều người còn mê cải lương lắm. Các cô
chú nghệ sĩ bây giờ không có sân khấu để diễn. Một rạp Thủ Đô (Q.5) là không đủ.
Nếu không giữ cải lương, đến đời con, rồi con của con mình lấy gì mà coi. Nếu có
sân khấu của mình, tôi sẽ kéo hai ba thế hệ làm một vở. Vở cũ mới cứ thế mà dựng
mà hát cho khán giả xem, ước mơ của tôi đấy.
* Từ một diễn viên
chính kịch lại rất thành danh ở lĩnh vực hài kịch, có bao giờ chị nghĩ sự thành
danh của mình mang tính hên xui không?
- Mọi thứ đều do duyên
thì đúng hơn. Ngày tôi ra trường chưa có các sân khấu hài. Hồi đó sân khấu 5B là
sân khấu đỉnh cao mà rất nhiều diễn viên mơ ước được đứng chung với các nghệ sĩ
đàn anh như anh Thành Lộc, chị Hồng Vân. Tôi cũng chỉ dám mơ mình được vai quần
chúng chạy qua chạy lại ở đó mà vẫn thấy khó. Trước đó, khi còn là sinh viên,
anh Phước Sang ngoắc ra ngoài đi diễn ở sân khấu 135 Hai Bà Trưng. Biết hài là
gì đâu, nhưng khi diễn người ta cứ cười. Thấy vậy, anh Minh nhí, Phước Sang biểu
chuyển qua hài luôn đi. Tôi thấy mình cũng có khiếu chọc cười, thế là làm luôn
tới giờ. Ơn trời, khiếu của mình được mọi người đón nhận.
* Xin
cám ơn chị.
Nguyễn Thiện
Ý kiến bạn đọc