Đang truy cập : 161
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 160
Hôm nay : 20359
Tháng hiện tại : 2195077
Tổng lượt truy cập : 88501678
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Nhu cầu ca hát
Phú Yên quê tôi chắc không là xứ duy nhất từ miền núi đến ven biển đang thịnh
hành một loại hình giải trí có tên “hát nhạc sống”, tất nhiên là hát tân nhạc.
Tại quán cà phê ở phố, người ta giành nhau trả thêm tiền để lên sân khấu hát.
Còn ở thôn quê lúc nông nhàn, những dàn nhạc sống xuất hiện khắp nơi, phục vụ
ngày đêm, nhưng bà con hát phải trả tiền. Bỏ bê dàn karaoke đắt giá một thời -
mà có người phải đi vay để mua cho bằng chị bằng em - chịu bụi phủ.
Mỗi dàn nhạc sống gồm ba bốn anh chàng chơi đàn ghita, trống, organ mà khả năng
âm nhạc của mỗi “nhạc công” này phần liều mạng nhiều hơn phần năng khiếu. Họ đi
tới làng trên xóm dưới cơ động bằng xe máy, kéo theo sau rơmooc chở mấy thùng
loa to bự chất chồng dạo quanh, tai áp điện thoại nghe khách đặt hàng. Tôi không
biết mỗi thùng loa phát ra âm thanh tối đa bao nhiêu decibel nhưng chắc không
cái nào có mức công suất dưới 1.000W. Họ đi đến đâu rung chuyển xóm làng đến đó,
cứ như một đại nhạc hội cấp trung ương về phục vụ bà con.
***
Khi dàn nhạc sống chơi cách nơi tôi ở trên 300m, âm thanh nghe như dàn nhạc của
một đoàn cải lương hay hát bội lúc xưa, kể cũng vui tai. Người bạn đến nhà chơi,
bảo đi tị nạn dàn nhạc nọ, phẫn nộ:
- Hát như tra tấn, hết sến cũ đến sến mới, mà “sến mới” mới kinh, thứ rác rưởi.
Hát sai nhạc sai lời, lẫn lộn trưởng thứ, đàn địch thì hỡi ôi trâu nghe chưa
thủng.
Tôi chống chế giùm cho bà con “hát hay không bằng hay hát”:
- Thế chim hót thì sao, miễn có âm điệu thì nghe chứ sai lời nghĩa lý gì. Louis
Armstrong, Ella Fitzgerald hát kiểu scat singing những năm bảy mươi của thế kỷ
trước, bằng những âm thanh vô nghĩa ngẫu hứng nhưng nhiều người nghe khoái thấy
mồ.
Anh bạn giận, bảo:
- Hát hay khác, hát dở khác. Họ hát như cọp nhai bo bo. Ca sĩ sử dụng giọng như
công cụ hái ra tiền, còn đây là những kẻ điên ngứa cổ...
- Ôi dào, có họa mi thì phải có chèo bẻo chứ. Hát là nhu cầu tối thiểu, gà gáy
ngựa hí bò ụ... chẳng lẽ người lại không hát, nhân tình chút đi anh.
- Nhưng họ mở âm thanh quá to, ai cho phép thế.
Tôi không cãi nữa mà hát La, la la la la... sing, sing a song, sing out lound,
sing out strong (Hát lên, hát một bài, hát thật to, hát mạnh mẽ) (1), ông bạn
đang bực mình càng bực.
***
Quả là tai nghe mắt thấy chưa hẳn đã tường. Cho đến ngày xung quanh nơi tôi ở bà
con liên tục góp tiền “thỉnh” dàn nhạc sống đến chơi. Giờ tôi mới hiểu và thương
anh bạn đến nhà tị nạn dàn nhạc. Dàn nhạc sống này chơi ngay giữa xóm, chật ních
nhà. Âm thanh chát chúa dai dẳng có khi gây điếc tai, thủng nhĩ nếu đứng gần.
Tôi không làm ăn được chuyện gì nữa ngoài việc lấy bông gòn nhét vào tai cho đỡ
phần nào và ngồi chịu trận từ ba giờ chiều đến mười một giờ đêm.
Âm thanh dội tức ngực, tôi sợ đột quỵ như chơi. Một thứ tự do hoang dã đang
hoành hành. Nói đây là một kiểu tra tấn bằng âm nhạc chắc cũng không oan. Xưa,
người ta chụp đại hồng chung lên nạn nhân rồi dùng dùi đánh vào chuông, nạn nhân
đinh tai nhức óc có khi phát điên, hay kiểu nhốt phạm nhân vào thứ thùng sắt
chứa hàng, thường gọi là conex, rồi dùng búa gõ vô thành thùng.
Có dạo, một số nhà tù dùng âm nhạc mở với công suất lớn để tra tấn, bắt nghe mấy
giọng ca dữ dội “tấu” suốt đêm ngày... Nhà tù bị các tổ chức nhân quyền phản đối,
bị ngay các ca sĩ với giọng ca được sử dụng để tra tấn đâm đơn kiện, nhưng rốt
cuộc, như một chuyên gia tâm lý của Đại học Quốc phòng Fort McNair (Mỹ), thì dù
thứ âm nhạc khủng khiếp đó không phá vỡ được những bức tường nhà tù thì “có lẽ
những bức tường tâm lý cũng là những gì thật sự sụp đổ”.
Cũng chẳng biết kiện trách ai với làng quê hiền hòa, con người hiền hòa như lệ
rơi lệ rớt, chỉ muốn hát chơi chút thôi. Thôi thì ráng mà ôm tiếng hát không hơi
rung nghèo nàn (2) vậy.
PHÙNG HI(TTO)
(1): Bản Sing của Joe Raposo.
(2): Bản Tình khúc cho em của Lê Uyên Phương.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc