07:11 PDT Thứ tư, 05/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 12643

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 283325

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79260440

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Phản ứng của 'Vua muỗng' khi biết tin ung thư

Đăng lúc: Thứ bảy - 29/04/2017 19:49 - Đã xem: 3335
GS

GS

“Không biết ngày nào tôi sẽ ra đi nhưng nếu chỉ còn một ngày nữa để sống hay 1 tháng, 2 tháng thì vẫn muốn đó không phải là ngày mình phải nằm trên giường bệnh. Còn sống ngày nào, tôi sẽ vui và tận hưởng ngày đó…”, Giáo sư Trần Quang Hải.
 
Giáo sư Trần Quang Hải, giáo sư Trần Văn Khê

Giáo sư - "Vua muỗng" Trần Quang Hải.

Tôi đã làm những điều ba mình không làm

Thưa Giáo sư Trần Quang Hải, hơn 40 năm tiếp nối con đường nghiên cứu cổ nhạc dân tộc mà cha ông đã theo đuổi. Ông thấy mình đã thật sự thoát khỏi cái bóng của cha hay chưa?

- Ba tôi là đại giáo sư chuyên môn về nhạc Việt Nam và nhạc Á Châu. Tôi đi theo con đường ông, hấp thụ tất cả những tinh hoa và sự giáo dục của ông. Thế nhưng, không dừng lại ở đó, tôi đi xa hơn về nhạc thế giới bao gồm Phi Châu, Úc Châu, Mỹ Châu… 

Ngoài âm nhạc truyền thống tôi còn bước vào thế giới của những người trẻ với những thể loại nhạc Techno, Hiphop… để họ biết rằng những nhà nghiên cứu như tôi vẫn đủ khả năng để cảm thụ và chơi những dòng nhạc hiện đại của họ. Khi mình đã hiểu được sở thích, thú vui âm nhạc của giới trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và truyền dạy.

Giáo sư Trần Quang Hải, giáo sư Trần Văn Khê

Nghiên cứu và viết các bài giới thiệu, công bố những nghiên cứu của mình đối với thế giới là việc chính. Nhưng tôi cũng muốn những người nước ngoài và những bạn trẻ gốc Việt sống ở nước ngoài biết đến âm nhạc Việt Nam không phải theo kiểu ăn đồ hộp. Bởi vậy thái độ của những nhà nghiên cứu là phải gần gũi, tham gia những buổi nói chuyện với đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tôi đã trình diễn hơn 3500 buổi tại 70 quốc gia trên thế giới giới thiệu những nhạc cụ độc đáo của dân tộc Việt Nam. 

Giáo sư được đào tạo để trở thành nhạc sĩ chơi đàn violin nhưng con đường nào đưa ông về với nhạc cụ dân tộc?

- Tôi sang Pháp và tiếp tục được học với Giáo sư Đỗ Thế Phiệt để trở thành nhạc công chơi đàn vĩ cầm và nhạc cụ Tây Phương. Khi đó ba tôi đang ở Pháp, và ông đưa tôi đến gặp một giáo sư violin nổi tiếng trên thế giới, là bạn của ông. Sau bữa ăn, vị giáo sư ngỏ ý muốn tôi chơi violin thử bằng cách đưa tôi cây đàn trị giá 1 triệu USD. Lần đầu tiên chơi đàn trước bậc thầy tôi run lắm nhưng sau khi lấy lại tinh thần tôi đã chơi mấy bản.

Nghe xong vị giáo sư đáng kính nói: "Cháu đàn nghe tạm được, khả năng của cháu được đào tạo tốt có thể trở thành một giáo sư violin giỏi, những người như thế có hàng chục nghìn ở Pháp. Nếu cháu giỏi hơn được vào chơi ở Dàn nhạc quốc gia opera của Pháp, ngoại hạng hơn nữa trở thành nghệ sĩ biểu diễn trên thế giới có hàng trăm người như thế ở Pháp. 

Nước Pháp không cần thêm một nghệ sĩ violin, mà cần hơn một nghệ sĩ, một chuyên gia về âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt. Cháu may mắn vì có người cha là sư tổ về âm nhạc dân tộc Việt Nam. Vậy cớ sao cháu không quay về cội nguồn? Trở thành một người nối tiếp con đường của cha mình, nối tiếp để giữ vững những truyền thống của Việt Nam?”.

Trong lòng tôi lúc đó thấy buồn nhưng sau đó ngẫm lại thấy ông nói đúng và sau này xin phép ba làm đệ tử. Tôi vẫn nhớ ngày mình nói ý nguyện với ba, ông đã ôm tôi thật chặt, hai cha con rơi những giọt nước mắt của hạnh phúc và sẻ chia. Tôi hiểu, ba đã mong điều này từ lâu lắm rồi. Và chính ông đã nói với giáo sư violin khuyên tôi nên trở về với âm nhạc dân tộc. Suốt 10 năm đi học tôi đã khám phá rất nhiều nhạc lạ lùng, thú vị. 

Giáo sư Trần Quang Hải, giáo sư Trần Văn Khê

GS.TS Trần Quảng Hải tại buổi Lễ tiếp nhận sách, băng đĩa tư liệu nghiên cứu âm nhạc của ông cho Học viện Âm nhạc Quốc Gia VN

Từ chối lời đề nghị của chính phủ Pháp

Nhưng tới hôm nay, Giáo sư vẫn đang độc bước trên con đường của mình vì chưa có học trò – đệ tử thật sự nối gót. Đó là điều đáng buồn?

- Đúng, những người theo tôi học để làm các công trình nghiên cứu, các buổi luận văn tại các giảng đường Học viện rất nhiều nhưng đệ tử - học trò ruột tôi không có và chắc cũng “hiếm có khó tìm”. Nhưng tôi không thấy buồn, vì đó là chuyện của những người trẻ không muốn làm, không muốn theo hoặc không thể theo. Tôi là một trong những người khác lạ và có sự đam mê lớn và nhận thức được chuyện quan trọng trong việc đi nghiên cứu cổ nhạc dân tộc. 

Tôi từng gặp một phụ huynh có cậu học trò cùng sở thích về âm nhạc dân tộc và đặt câu hỏi: "Anh chị có dám giao con cho tôi trong vòng 10 năm không được gặp? Tôi sẽ huấn luyện cậu này trở thành một nhà nghiên cứu?”, đồng thời tôi cũng hỏi cậu bé: Concó chịu vậy không? và... không ai chịu hết…

Tôi đi theo con đường của ba không phải do ông áp đặt hay bắt buộc. Ông chỉ truyền dạy cho tôi kiến thức, đam mê, nhưng đến khi tôi lựa chọn con đường để đi, để thuyết phục tôi thay đổi, chính ông cũng không nói mà phải nhờ một người khác nói. Với người trẻ không bắt buộc được đâu. Mình phải làm sao để tụi trẻ cảm thấy cái hay cái đẹp, sự hấp dẫn của cổ nhạc để họ có thể ngồi nghe không phải bắt ép. 

 
Giáo sư Trần Quang Hải, giáo sư Trần Văn Khê

Giữa hành trình đến và đi để nghiên cứu về âm nhac dân tộc, trong hơn 40 năm đó đã có lúc nào ông bế tắc, nản lòng và khóc?

- Không hẳn bế tắc, tuyệt vọng nhưng tôi đã khóc… Đó là ngày ba tôi mất, ông đi mang theo một tâm nguyện sẽ thành lập quỹ Trần Văn Khê (Q-TVK) và việc thỉnh nguyện chuyển ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai trở thành trung tâm Trần Văn Khê (TT-TVK).

Giáo sư Trần Quang Hải, giáo sư Trần Văn Khê
 

Việc hiến tặng toàn bộ tài liệu nghiên cứu về dân tộc học cho Học Viện âm nhạc Việt Nam thay vì để lại nước Pháp hẳn có mục đích và ý nghĩa to lớn?

- Đúng vậy! Một cánh én nhỏ chẳng thể làm nên mùa xuân. Nếu mình tôi không thể làm hết được, cần có sự cộng hưởng, chia sẻ của tất cả mọi người. Tại Học viện Âm nhạc Quốc gia có những người thay tôi chia sẻ những công trình nghiên cứu của mình, bảo tồn nó để không bị mai một hay thất lạc. Nơi tôi ở bên nước Pháp cũng ngỏ ý mua lại những tài liệu nghiên cứu này và thành lập trung tâm nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam tại đó, đổi lại tôi sẽ được cấp nhà, khoản tiền khá lớn nhưng tôi không đồng ý. 

Dù sống nơi xứ lạ hơn 55 năm nay nhưng dòng máu chảy trong tôi là dòng máu Việt Nam, thân thể tôi là con người Việt Nam, tôi nói tiếng mẹ đẻ. Vì thế, không có lý do gì tôi lại hiến tặng tất cả những gì mình dày công nghiên cứu và đặt tất cả tâm huyết, tình cảm về quê hương cho xứ người. Tiền bao nhiêu cũng xài hết. Quan trọng là đến lúc nhắm mắt xuôi tay tôi đã làm được điều có ý nghĩa.

Tôi không muốn sống 2-5 năm trên giường bệnh

Giáo sư đang bị ung thư và ông đối diện với nó như thế nào?

- Tôi chỉ mới biết mình bị ung thư máu cách đây hai tháng khi đi khám sức khỏe. Bác sĩ bảo tôi có thể sống 2 – 5 năm nếu kiên trì xạ trị chiếu điện và theo dõi bệnh thường xuyên còn nếu không vài tháng tôi sẽ chết. Bác sĩ hỏi tôi chọn cách nào?, tôi trả lời: “Tôi muốn vài tháng tôi chết, không muốn sống 2 – 5 năm mà phải nằm trên giường bệnh”. Bác sĩ nói: “Tùy ông thôi nhưng khi gần chết ông sẽ ham sống lắm đấy”.

Đối với tôi, một khi mình đã thỏa mãn những gì mình làm, mãn nguyện ra đi vui vẻ chẳng còn điều gì phải tiếc nuối. Không biết ngày nào sẽ ra đi nhưng nếu chỉ còn một ngày nữa để sống, một ngày hay 1 tháng, 2 tháng nữa để sống tôi vẫn muốn đó không phải là ngày phải nằm trên giường bệnh. Còn sống ngày nào, tôi sẽ vui và tận hưởng ngày đó. Tôi ăn uống như người thường chẳng kiêng khem cái gì, đi những nơi mình muốn đến, làm những gì mình thích và còn dang dở.

Giáo sư Trần Quang Hải, giáo sư Trần Văn Khê

Đó có phải là hệ quả của việc ông  cho phép dùng hóa chất có thể gây ung thư để soi vào cổ họng mình?

- Khi mình làm nghiên cứu, thử nghiệm, mình không biết hậu quả thế nào. Thử nghiệm có thể làm cho mình chết, cũng có thể mang lại cho mình những nhận thức đột phá. Tất cả mọi nghiên cứu có thành quả đều là ngẫu nhiên, chẳng ai biết trước được. Ba tôi đã lo lắng vì tôi dám làm những điều mà ba tôi không làm. Nhưng tôi là người nghiên cứu, khác với người đi trình diễn ở chỗ, tôi phải biết mình hát ở chỗ nào, âm thanh giọng hát mình thoát ra từ đâu…

Trong câu chuyện, chia sẻ của mình ông nhắc đến rất nhiều hai tiếng dân tộc. Điều đó được phát huy như thế nào trong nếp nhà, gia đình của ông ở bên Pháp?

- 60 năm xa đất nước là 60 năm tôi mang theo nếp sống Việt trong ngôi nhà tại Paris, mang theo hàng trăm món ăn Việt trên bàn ăn gia đình. Bữa cơm của gia đình chúng tôi thường có thịt kho nước dừa ăn với dưa hấu hoặc xoài. Ngày tết có bánh chưng bánh tét, Trung thu có bánh dẻo bánh nướng, mồng 5 tháng 5 có bánh trôi bánh chay.

Con tôi ngày xưa học thạc sỹ về âm nhạc, nghiên cứu âm nhạc và 10 năm làm tổ chức những Festival nhạc Tây Phương nhưng sau này bỏ hết bước sang làm ẩm thực, chuyên gia về âm thực. Năm nay nó lại ra cuốn sách những món ăn thuần Việt phân thành từng vùng: Bắc, Trung, Nam. Nó sinh ra ở Pháp nhưng nói tiếng Việt như tôi nói chuyện với bạn. 

Không có sự lai căng nào xuất hiện trong những thành viên gia đình tôi. Chúng tôi là thuần Việt.

Cảm ơn những chia sẻ của giáo sư! 

Hương Hồ



Nguồn tin: tcgd theo VNN
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Ý kiến bạn đọc

khangianhandan - 30/04/2017 08:58
Cầu nguyện phép màu đến với giáo sư, mot con người có tâm và tài

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.