Bạch công tử
CLVNCOM - Trước thềm cải lương 100 năm, hình ảnh Bạch công tử ăn chơi trứ hạng, cùng thời với công tử bạc Liêu, nhưng không đốt tiền nấu trứng, mua máy bay riêng đi thăm ruộng như Hắc Công Tử mà Bạch Công tử bò tiền lập đoàn hát cải lương, áp dụng kiến thức mới lạ từ vốn du học vào sân khấu cổ truyền, ,lối ăn chơi đã đi vào dân gian qua nhiều giai thoại,ca dao nhưng ít ai biết đến ông có những cống hiến nhất định cho nghệ thuật cải lương, đã dốc tài sản lập hai đoàn hát " đại bang" Phước Cương và Huỳnh Kỳ, và đặc biệt cho người vợ của mình - cố nghệ sĩ tiền phong Phùng Há, nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng nhất Việt Nam trong thế kỷ 20. Gánh Huỳnh Kỳ tồn tại gần 7 năm thí rã gánh, dài theo mối tình của đôi trai tài gái sắc.
Bạch công tử tên thật là George Phước sinh năm 1901 mất năm 1950, là dân du học Pháp, là con thứ tư của ông Đốc-Phủ Mầu Lê Công Sủng và mẹ là , đương thời làm chủ trọn Cù lao Rồng, trước chợ Mỹ Tho.
Bạch công tử tên thật là George Phước sinh năm 1901 mất năm 1950, là dân du học Pháp, là con thứ tư của ông Đốc-Phủ Mầu Lê Công Sủng và mẹ là , đương thời làm chủ trọn Cù lao Rồng, trước chợ Mỹ Tho.
|
Chân dung Bạch công tử. |
Bạch công tử-George Phước
Bạch công tử tuy giàu có, ăn chơi khét tiếng nhưng biết đối nhân xử thế, thuơng kẻ ăn người ở, giúp người nghèo khó, và thích mê cải lương,Bạch công tử vốn là người mê nghệ thuật đã theo học ngành sân khấu để rồi khi về nước ông đã cùng người bạn là Nguyễn Ngọc Cương(thân phụ nghệ sĩ Kim Cương) lập ra gánh Phước Cương. Gánh hát Phước Cương quy tụ được rất nhiều đào kép nổi danh được mời đi lưu diễn khắp khắp ba miền Bắc Trung Nam, cũng vài lần đem chuông đánh xứ người như Pháp.....Lần đầu xem nghệ sĩ Phùng Há hát ở đoàn Trần Đắc vai Mạnh Lệ Quân thoát hài năm 1929, ông đã phải lòng đeo đuổi bà như hình với bóng, đêm nào ông cũng đến rạp hát. Là người đã từng có 1 đời chồng một với nghệ sĩ nhạc sĩ Huỳnh Thủ Trung tức soạn giả Tư Chơi,người đẹp trai đa tài, nhất là ông có công tăng nhịp bài vọng cổ từ nhịp 2 sang nhịp 4 qua bài Khúc Ca Vô Lượng, "nghệ sĩ Bảy Phùng Há không phải dễ xiêu lòng trước sự giàu sang phú quý, địa vị của gia đình Bạch công tử, nhưng chính sự quý trọng bà với tư cách 1 đào hát, quý trọng cái nghề ca hát, nhất là những hiểu biết, ý tưởng mới lạ về nghệ thuật sân khấu của Bạch công tử, đã làm cho bà Phúng Há xiêu lòng.Để lấy lòng người đẹp, Bạch công tử tách ra thành lập riêng gánh hát Huỳnh Kỳ để làm đoàn nhà cho bà Phùng Há.Gánh hát Huỳnh Kỳ quy tụ nhiều tài danh thời đó như Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé,Tư Hélènne-ngoaị của nghệ sĩ Thanh Ngân…và trở thành gánh cải lương có quy mô lớn nhất ở vùng lục tỉnh Nam kỳ, như đoàn Kim Chung của Bầu Long vào những thập niên 60, 70 qui tụ nhiều tài danh thượng thặng . Không chỉ là gánh hát lớn, dưới sự điều hành của cô Bảy Phùng Há, với tiền bạc và kiến thức sân khấu Tây học của Bạch công tử, gánh Huỳnh Kỳ được trang bị hiện đại, cách tân mạnh mẽ, trở thành hiện tượng của cải lương thời bấy giờ. Vở Giọt máu chung tình đã tạo nên hiện tượng cháy vé liên tục, do nghệ sĩ Năm Thiên vai Võ Đông Sơ và Phùng Há vai Bạch Thu Hà đã ăn sâu vào lòng người dân lục tỉnh thời đóBạch công tử còn cho xây dựng rạp hát hiện đại cùng tên Huỳnh Kỳ bên cạnh ngôi nhà đồ sộ của ông tại thành phố Mỹ Tho, trở thành “thánh đường” của sân khấu cải lương, nó góp phần làm cho cải lương nói chung vào thập niên 1930.Gánh hát Huỳnh Kỳ với thực lực hùng hậu, lưu diễn miền Tây đi đến tỉnh nào cũng đông đảo khán giả, thiên hạ quanh vùng bơi xuồng coi hát đậu chật bến. Nhìn vô ai cũng nghĩ rằng gánh hát ăn nên làm ra, vợ chồng cô Bảy hạnh phúc tràn trề. Theo các tài liệu còn ghi lại, trong khi các gánh hát khác di chuyển bằng ghe chèo Bạch công tử đã trang bị cho gánh hát Huỳnh Kỳ một lúc 3 chiếc ghe máy đồ sộ. Mỗi lần di chuyển, đoàn ghe của gánh hát Huỳnh Kỳ xem không khác một đoàn du thuyền trên sông. Chiếc đầu tiên có lầu. Phía trước ghe có cột cờ trên đó có lá cờ vàng biểu tượng cho 2 chữ Huỳnh Kỳ. Bạch công tử và Phùng Há có mặt trên ghe này.Ghe kế tiếp dành cho đào kép được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh. Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng. Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền địa phương.Người ta thường nghe kể lại rằng, năm đó (1933) cậu Tư Phước George dẫn gánh hát Huỳnh Kỳ từ Mỹ Tho đi lưu diễn miền Tây, và ghé tai chợ Sóc Trăng, có dẫn theo một người Pháp làm hô vệ. Trong vai trò “garde corps” cho cậu Tư, hắn luôn luôn đeo khẩu súng lục hiệu Browning 6 mm 35 kè kè bên hông rất oai vệ.
Mộ Bạch công tử (thứ 2 từ trái sang)
Mộ Bạch công tử do NSND Phùng Há lập năm 1999 từ gò đất nhỏ
Mang tiếng ăn chơi nhưng ít ra trong giai đoạn này ở lãnh vực nghệ thuật, Bạch công tử cũng đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của cải lương trong thời kỳ phôi thai. Sau này cả ngôi nhà và rạp hát đều bán lại cho ông Lê Ngọc Chiếu, một người giàu có ở vùng Chợ Gạo và rạp hát sau đó được đổi tên thành rạp Lê Ngọc. Khoảng năm 1963, ông Chiếu bán lại rạp hát cho người khác và đổi tên thành rạp Viễn Trường, đến thập niên 1980 lại được đổi tên thành rạp Mỹ Tho. Rạp hát hiện vẫn còn trên đường Đinh Bộ Lĩnh, thành phố Mỹ Tho. Còn ngôi nhà sau năm 1975 được sử dụng làm trụ sở UBND phường 3, hiện nay là trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin và Thể thao Mỹ Tho.Thiện Giả
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.cailuongvietnam.com là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc