Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Tin Tức Hoạt Động

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Đờn ca tài tử

Thứ sáu - 07/02/2014 20:34

Từ trái qua phải: Nghệ sĩ Ba Tu, nghệ sĩ Hải Phượng,nghệ nhân Út Tỵ trong một tiết mục Đờn ca tài tử




Đờn ca tài tử - Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Ngày 11-2 sẽ đón bằng công nhận
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh thời gian tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 11-2 thay cho ngày 22-2.


Theo đó, ngày 11-2 tới đây, tại dinh Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) sẽ diễn ra Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, với sự tham dự của đại diện 21 tỉnh thành vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử là loại hình âm nhạc đặc trưng của người dân Nam Bộ, được hình thành và phát triển trên sự dung hợp của các dòng nhạc lễ, nhạc dân gian, nhã nhạc cung đình và đờn ca Huế. Tính bác học và dân gian hòa quyện vào nhau đã tạo nên lối chơi nhạc rất đặc biệt của Đờn ca tài tử: vừa ngẫu hứng biến hóa, vừa tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn âm nhạc. Hình thành từ cuối thế kỷ 19 với 20 bản cổ điển còn được gọi là 20 bản Tổ, Đờn ca tài tử đã được trình diễn ở nước ngoài lần đầu tiên tại Pháp vào năm 1900 trên sân khấu Nhà hát Đông Dương trong Hội chợ Thế giới Paris. Tiếp đó vào năm 1906 Ban Nhạc Tài tử Việt Nam Nguyễn Tống Triều trình diễn tại Hội chợ Thuộc địa Marseille. Được sáng tạo và lưu truyền bởi những con người Nam Bộ nghĩa khí, hào hiệp, chuộng văn nghệ và giàu lòng hiếu khách, dòng nhạc này ngay từ lúc hình thành đã nhanh chóng lan tỏa khắp nơi và là tiền thân của loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương. Đờn ca tài tử gắn liền với các sinh hoạt trong đời sống lao động, vui chơi giải trí, trong các lễ tiệc... của người dân. Sức sống mạnh mẽ của Đờn ca tài tử qua hơn một thế kỷ đã khẳng định vị trí quan trọng của loại hình nghệ thuật này trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ.

Hiện nay, ngoài những cây đại thụ của dòng nhạc Đờn ca tài tử như Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sư Vĩnh Bảo, còn có rất nhiều tên tuổi của các soạn giả, danh ca, danh cầm như soạn giả Tấn Nhì, danh cầm Ba Tu, nghệ nhân Út Tỵ... Họ là thế hệ đi trước và giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử.

Trong buổi lễ đón nhận bằng của UNESCO tại TP.Hồ Chí Minh tới đây, Bộ VHTT&DL sẽ công bố những hành động quốc gia nằm trong nội dung đã cam kết với UNESCO để bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử.


Bảo Hạnh

Tác giả bài viết: meoxu

Nguồn tin: Đại Đoàn Kết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN