09:38 PDT Thứ bảy, 08/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 463

Máy chủ tìm kiếm : 22

Khách viếng thăm : 441


Hôm nayHôm nay : 32240

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 489548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79466663

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

Xem tiếp...

Các giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật cải lương ...

Đăng lúc: Thứ sáu - 07/02/2014 13:38 - Đã xem: 4713
Các giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật cải lương ...

Các giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật cải lương ...



Ngày nay, “Cải lương đang xuống cấp…”, “Cải lương không chạm được tới khán giả. Khán giả quay lưng lại với cải lương”, “Cải lương đang “chết”!...”… Đó không chỉ là lời cảnh báo thường nghe, thường đọc trên các phương tiện truyền thông.

Đó cũng là tiếng kêu cứu, là nỗi đau mỗi lúc mỗi sâu, không chỉ của riêng anh chị em trong cải lương. Đó cũng còn là nỗi khắc khoải, ưu tư của tất cả những ai đã và đang gắn công việc, suy nghĩ, vui buồn của cuộc đời mình với nghệ thuật sân khấu dân tộc.

Cũng vì vậy, dù tôi là một người “ngoại đạo” với nghệ thuật cải lương, cũng xin phép được nêu một vài suy nghĩ có thể còn nông cạn của mình về kịch bản, âm nhạc, diễn viên, đạo diễn - những thành tố cơ bản nhất để hình thành, làm nên thành công hay thất bại một vở diễn của sân khấu cải lương hôm nay.

Về kịch bản

Nhìn vào yếu tố thăng trầm của nghệ thuật cải lương, chúng ta không thể không kể đến yếu tố kịch bản. Kịch bản cải lương với điểm mạnh là phản ánh xã hội, nhưng không như kịch nói là mũi nhọn của cuộc sống, cải lương phản ảnh đời sống, tâm tư của con người xã hội dưới hình thức trữ tình.

Có những ý kiến của các nhà nghiên cứu sân khấu bậc trưởng lão, cho rằng thể tài sân khấu cải lương gần gũi với kịch Melodrame của sân khấu kịch cổ điển châu Âu. Kịch Melodrame mang tính khuyến giáo đạo đức, đề cao cái thiện, phê phán, đả kích cái ác và thường kết thúc có hậu. Người xem thấy trên sân khấu những gì rất quen thuộc, điều vui, nỗi buồn, những nghịch cảnh cũng như nỗi khó khăn, nhọc nhằn, đau đớn mà họ đã gặp phải.

Câu chuyện với tình tiết éo le, phức tạp, chuyển biến bất ngờ, hấp dẫn và gây cảm xúc mãnh liệt người xem. Thế nhưng, xem những vở cải lương gần đây, chúng ta nhận thấy, phần lớn câu chuyện, sự việc, tình tiết trong kịch bản thường cách xa với thực tế hôm nay.


Image
Những buổi sinh hoạt đờn ca tài tử vẫn thường xuyên được tổ chức tại ấp Mỹ An, xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy. Ảnh: Vân Anh


Những con người mờ nhạt, cũ kỹ hoặc xa lạ. Nhiều vở còn áp đặt câu chuyện và mâu thuẫn ấu trĩ ngày trước vào bối cảnh hôm nay, theo kiểu “bổn cũ soạn lại”. Ý kiến cho rằng “cải lương đang gậm nhấm vào hào quang quá khứ”, có lẽ cũng không quá nặng lời!...

Để khắc phục điều này, việc chuyển thể kịch nói thành cải lương đang dần chiếm ưu thế. Nhưng theo chúng tôi nghĩ, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, chứ không phải lâu dài. Vì điều cơ bản, xét về mặt hình thức biểu diễn thì kịch là đối thoại và cải lương là ca, diễn và vũ đạo.

Bàn về kịch bản và soạn giả cải lương hiện nay, đạo diễn - NSUT Trần Minh Ngọc cho rằng: “Người viết cải lương bây giờ không những thiếu mà còn cũ. Người còn sức viết cũng có khi không có con mắt để nhìn ra vấn đề” và “Viết kịch bản cải lương khó hơn viết kịch bản phim, kịch nói nhiều, mà thù lao lại chẳng được bao nhiêu, nên người làm nghề khó bền lòng là vậy!…”.

Về âm nhạc

Trước hết, cải lương là kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố ca ra bộ với nhạc đờn ca tài tử. Các công trình nghiên cứu cho thấy, lịch sử sân khấu cải lương bắt đầu từ yếu tố ca nhạc tài tử, còn yếu tố diễn xuất được dần dần hoàn thiện trong quá trình phát triển. Âm nhạc cải lương là sự biểu cảm, mùi mẫn, trữ tình và cũng rất “cởi mở’’ trong việc du nhập các thể loại âm nhạc dân gian.

Khi tiếng nhạc cải lương cất lên, ta thấy trong đó có điệu Tứ đại oán, Nam ai, Vọng cổ Xuân tình, Phụng hoàng… của cả 3 miền Trung, Nam, Bắc. Người xem, người nghe gần gũi, thân quen và đồng vọng. Sân khấu cải lương được gọi là sân khấu của tân cổ giao duyên - sự hòa trộn giữa tân nhạc và cổ nhạc, điều làm nên sự bay bổng, kỳ diệu của cải lương cũng chính từ lối đờn hòa ca.

Trước đây, có những ban nhạc cải lương mà nhạc công lên đến gần 20 người (Ban Tái lập ban - năm 1924), với đầy đủ các cây đờn kìm, gáo, đoản, thập lục, cò chánh, cò lòn và còn thêm vài cây fanfare (đàn Tây).

Một người xếp đàn trông nom công việc của dàn nhạc, nhạc công. Ban nhạc nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu chất giọng, lối diễn của mỗi diễn viên trong đoàn hát. Vì thế, trong đêm diễn, tiếng đờn, tiếng nhạc hòa quyện, tung hứng cùng giọng ca, làm nền tựa cho giọng ca, điệu diễn của từng đào kép trên sân khấu. Nhờ vậy, giọng ca của đào kép trên sân khấu được chắp cánh không chỉ trong cung bậc mà cả tình cảm.

Ngày nay, trong cả nước không mấy đơn vị, đoàn hát cải lương có dàn nhạc công mạnh, đầy đủ. Vì thế hiếm hoi những ngón đàn thâm trầm, luyến láy nhiều tuyến, nhiều chiều làm nền cho giọng hát. Nhạc công khan hiếm, nhiều người lại nặng nợ chạy show. Nền nhạc mỏng. Tiếng hát át tiếng đờn là điều thường nghe, thường thấy ở sàn diễn cải lương đương đại.

Để khắc phục việc thiếu nhạc công cải lương, có đoàn thay vào đó bằng những âm thanh của dàn trống điện tử, đàn Organ, guitare. Có ý kiến cho rằng, những vở diễn cải lương hiện nay đều có phần nhạc sáng tác mới, được cho là “quá đà” do phối khí nhiều bè, âm lượng quá lớn, không phù hợp với cải lương…

Về vấn đề đào tạo nhạc công cho chuyên ngành cải lương hiện nay lại càng nan giải. Trường Đại học Sân khấu TP. Hồ Chí Minh đã không còn tuyển sinh đào tạo nhạc công cho sân khấu cải lương, dù rằng đã có nhiều chế độ ưu đãi khá đặc biệt khi xét tuyển đầu vào cho các em có nguyện vọng theo đuổi nghề này như:

Chỉ cần các em tốt nghiêp bậc THCS, không phải đóng học phí trong suốt quá trình theo học, ưu tiên xét học bổng mức cao, mời thầy giảng dạy thường xuyên hay chuyên đề các nhạc công, nghệ sĩ “lão luyện” trong nghề… Vậy mà, hàng năm thường không quá 10 hồ sơ. Tương tự, các “lò cổ nhạc” ở thành phố hay ở các tỉnh cũng vắng dần người.

Về diễn viên

Diễn viên cải lương là sự quy tụ nhiều yếu tố như không chỉ diễn giỏi, ca hay. Giọng ca “mùi” nghĩa là không chỉ âm vang bay bổng, mà còn ngọt ngào, da diết, hòa quyện với tiếng đờn, tiếng phách, làm lay động tâm can người xem. Diễn viên cải lương còn phải có vũ đạo giỏi. Và hơn nữa, lại còn thêm thanh sắc trời cho…

Đa phần các diễn viên cải lương trẻ hiện nay vẫn còn thiếu cả về thanh sắc lẫn khả năng diễn xuất. Không những vậy, nhiều diễn viên trẻ không thường xuyên trau dồi nghề nhằm tạo dựng phong cách, dấu ấn riêng, mới mẻ mà lại hướng vào con đường “học lỏm”, từ đó “sao chép” lại những lối ca, lối diễn của thế hệ đi trước.

Các bài bản ngâm ca trong vốn cổ như các điệu Tứ đại oán, Trường tương tư, Song cước, Chiêu Quân, Hành vân, Tây Thi, Phong ba đình… không được các diễn viên trẻ trui rèn làm nền tảng thì tránh sao được việc “ca, diễn của diễn viên thiếu hẳn dấu ấn phong cách cá nhân.

Chất giọng thiếu cá tính, thiếu chất độc đáo của ca ngâm luyến láy chỉ có ở nghệ sĩ này mà không có ở nghệ sĩ khác” (“Thực trạng sân khấu cải lương”, tác giả Trần Minh Ngọc, xuất bản năm 2010).

Việc tạo nguồn diễn viên cải lương hiện nay tập trung vào Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh, với khoa kịch hát dân tộc. Những năm qua, nhà trường đã nỗ lực đến tận các trường ở tỉnh, các đoàn, các trường, lớp ở địa phương để tìm kiếm, phát hiện những mầm tài năng, những “đốm sáng” cho nghề nghiệp.

Nhà trường trân trọng mời các thầy cô thỉnh giảng là các nghệ sĩ, diễn viên gạo cội trong nghề cùng tham gia hướng dẫn sinh viên, cũng như tạo điều kiện nâng cao nghề nghiệp cho các giảng viên trẻ trong khoa. Nhà trường tích cực dựng các vở mang tính thể nghiệm, hoặc cử những sinh viên ưu tú tham dự các hội diễn, các cuộc thi tài năng để các em trải nghiệm, học hỏi thêm qua thực tiễn.

Về đạo diễn

Trong sân khấu cải lương, có lẽ yếu tố diễn viên nổi trội, lấn át. Để tạo ra sự nổi trội của diễn viên trong một vở diễn thì vai trò của người đạo diễn cũng quan trọng, không kém trên các sân khấu chuyên ngành khác. Có kịch bản hay, diễn viên giỏi, vai trò của người đạo diễn lại càng quan trọng. Đạo diễn là người chịu trách nhiệm tổ chức, xâu chuỗi các sự kiện, tạo nên hồn cốt của vở diễn…

Thế mà hiện nay số đạo diễn chuyên về sân khấu cải lương không nhiều. Phần khác là các đạo diễn từ sân khấu kịch nói chuyển “tay ngang”. Ở Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, số sinh viên theo học Khoa Đạo diễn chọn môn kịch nói chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Vậy nên, các đoàn cải lương khi dàn dựng tiết mục mới thường trông cậy vào những nghệ sĩ - diễn viên có kinh nghiệm, gắn bó lâu năm với nghề.

Cũng có những vở dàn dựng tốt, thành công. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Vì ngôn ngữ sáng tạo của đạo diễn và của diễn viên là 2 ngôn ngữ chuyên biệt, khác nhau về bản chất. Còn nếu vở diễn được tin tưởng trao vào tay một đạo diễn trẻ thì có thể vì thiếu kinh nghiệm, thiếu từng trải trong sân khấu cải lương nên dễ dàng thay vào bằng các lớp lang, chiêu trò vụn vặt, thay đổi bài bản mà không hiểu phần hồn của sân khấu này là âm nhạc cải lương, khiến vở diễn chắp vá, hời hợt và nông cạn là điều dễ vướng.


TS. TRẦN YẾN CHI
Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: Báo Ấp Bắc lược trích
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.