\n
17:57 EDT Thứ năm, 28/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 61

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 53


Hôm nayHôm nay : 12210

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 360243

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12159922

Trang nhất » Tin Tức » Nhạc Sĩ

Đoàn Chuẩn - "vua" tình khúc thu Hà Nội

Đăng lúc: Thứ bảy - 07/10/2017 22:41 - Đã xem: 2172
ĐC

ĐC

Theo nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, nếu không có những năm tháng tham gia kháng chiến thì chắc không có những tình khúc mùa thu Hà Nội để mọi người nhớ đến ông

Đoàn Chuẩn có thói quen khi uống rượu là chỉ cạn một hơi. Về điểm này, ông rất giống bác Tô Hoài "Dế mèn phiêu lưu ký". Còn thói quen hút thuốc lá "Thăng Long" thì lại giống nhạc sĩ Huy Du của "Việt Nam trên đường chúng ta đi". Thiện cảm của Huy Du với Văn Cao, Đoàn Chuẩn còn được thể hiện bằng hành động khi Huy Du là Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam ở nhiệm kỳ bản lề giữa thời bao cấp và thời đổi mới. Nhiều cuộc rượu cùng nhạc sĩ, nghe ông tâm sự, tôi mới dần dà chắp nối những mẩu hồi ức không đầu, không cuối trở thành một trình tự theo thời gian.

Phiêu diêu trong tiếng đàn Hạ-uy-di

Do là con trai chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng, Đoàn Chuẩn được gia đình khá cưng chiều. Cưng chiều vì tình cảm song cũng vì một lựa chọn PR riêng biệt của hãng. Một hãng nước mắm ngon mà có "cậu chủ" là một nghệ sĩ nổi tiếng thì tiếng tăm sẽ càng loang xa hơn. Bởi vậy, năng khiếu âm nhạc từ nhỏ của Đoàn Chuẩn đã được phát huy tuyệt đối.

Đoàn Chuẩn - vua tình khúc thu Hà Nội - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn Ảnh: TƯ LIỆU

 

 

Có lẽ vì ở đất cảng Hải Phòng, nơi các thủy thủ quốc tế thường xuyên cập bến, mang theo những luồng gió âm nhạc đến từ bốn phương, đã khiến nhiều nghệ sĩ nhanh chóng tiếp nhận sự mới mẻ ấy. Riêng Đoàn Chuẩn thì tiếp nhận cây guitar Hawaii (thường gọi Việt hóa là ghi-ta Ha-Viên hoặc Hán hóa là Lục huyền cầm Hạ-uy-di). Khi đã học và chơi cây đàn này khá thuần thục cũng là lúc Đoàn Chuẩn lên học ở Hà Nội. Ở Hà Nội, ông đã gặp một thiếu nữ đồng môn nết na, xinh đẹp và dịu dàng. Thiếu nữ đó đã trở thành bà Đoàn Chuẩn.

Từ khi lập gia thất, mọi công việc kinh doanh đều thuộc về bà. Còn ông thì cứ phiêu diêu trong tiếng đàn thánh thót, cứ chơi theo cách của một "công tử Hà thành" sành điệu. Vậy mà ông lại tham gia "Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu". Quả là một huyền thoại. Nhờ tin yêu lý tưởng, ông đã chơi với Đỗ Nhuận và chia sẻ cùng "người tù vượt ngục" này những da diết trong "Nhớ chiến khu".

"Mùa thu quyến rũ anh rồi"

Vào thời kỳ bắt đầu đổi mới, tôi càng ham hiểu biết về Đoàn Chuẩn. Có hôm, tôi tới nhà ông từ sáng. Những buổi ấy, hai anh em thường được bà Xuyên "chiêu đãi" món bánh cuốn Thanh Trì và chả quế, chấm nước mắm cà cuống. Ngon tuyệt. Ngon như hồi ức. Điểm tâm xong, cà phê xong, cũng phải cạn một chén "cuốc lủi".

Những lúc hồi ức, mắt Đoàn Chuẩn long lanh xa vời. Nào là "Tình nghệ sĩ" được viết vì cảm mến cô chủ quán Mai Hương ở vùng tự do Ba Thá: "Đây quán Mai Hương mây thu vàng ấm", sau mới đổi thành "Đây khách ly hương mây thu vàng ấm". Nào là "Đường về Việt Bắc" viết trên chặng đường theo đoàn quân y ngược lên Việt Bắc tìm vợ con. Nào là chuyện vào thành thực hiện công việc nhưng bị hiểu nhầm là "dinh tê". Đoàn Chuẩn chẹp miệng: "Song không có mấy năm ấy, chắc không có những tình khúc mùa thu Hà Nội để mọi người nhớ Đoàn Chuẩn".

"Thu quyến rũ" là sự bắt đầu cho những tình khúc đó, sau khúc dạo "Tình nghệ sĩ". Một bản tango cho mùa thu Hà Nội. Nguồn cảm hứng của nhạc phẩm lại khởi từ một ca sĩ Sài Gòn kiều diễm mang tên loài hoa lan khi nàng bay ra Hà Nội trình diễn. Vì nàng, chàng "công tử Hà Nội" sẵn sàng ngày nào cũng gửi điện hoa là một bó hoa lan trắng muốt tới Sài Gòn, kèm thêm nhạc phẩm "Cánh hoa duyên kiếp". Khi nàng trở lại Hà Nội, chàng và nàng lại cùng rong ruổi thu vàng trên chiếc xe Cadillac sang trọng và hiếm hoi, xuống biển Đồ Sơn. Chính cảm hứng chuyến đi đã làm ra "Gửi gió cho mây ngàn bay".

Rồi những bóng hình thoáng qua cũng tạo nên "Chuyển bến", "Lá thư" để người đời dìu dặt hát mãi. Nhưng tất cả những bóng dáng ấy đã mờ dần khi Đoàn Chuẩn nhận vào đời mình một tiếng sét ái tình mạnh mẽ. Thiếu nữ là ca sĩ đoạt giải nhất cuộc thi đơn ca của đài Pháp - Á năm 1953. Đoàn Chuẩn không trốn chạy được. Chàng phiêu lưu trong trường tình này như phiêu liêu trong thơ Lưu Trọng Lư với cặp mắt "con nai vàng ngơ ngác". Và thế là "Tà áo xanh" ra đời để thêm vào chuỗi tình khúc mùa thu mà nàng từng hát say mê như đeo vào cổ mình chuỗi ngọc bích sáng láng. Nhưng nàng đột ngột biến mất cuối mùa Xuân 1954. Hóa ra, nàng được người chú ruột đại đội trưởng Vệ quốc Đoàn cử liên lạc vào thành đón ra vùng tự do. Đoàn Chuẩn bị sốc nặng, bị hẫng hụt đến tê tái.

Dồn nén ấy đã bung ra mãnh liệt khi nàng trở về cùng đoàn quân chiến thắng và chuẩn bị lên xe hoa. Trong tâm trạng đó, Đoàn Chuẩn như bật ra nhạc với liên tiếp những "Lá đổ muôn chiều", "Chiếc lá cuối cùng", "Một chiều để nhớ" và cho đến tận "Gửi người em gái miền Nam" cũng là mượn tâm trạng này gắn vào thời cuộc. Câu chuyện thổn thức trong tập "Bài hát bị xé" với chủ đề "Vàng phai mấy lá" mượn tích đốt cháy Cô Tô thành.

"Vừa ủy mị vừa lạc quan tếu"

Năm 1985, dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, một hôm Văn Cao nói với tôi rằng ngày mai đến nhà Đoàn Chuẩn để dự lễ gặp mặt các cựu "Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu".

Hôm sau, theo địa chỉ số 9 phố Cao Bá Quát - Hà Nội mà Văn Cao dặn, tôi đến nhà Đoàn Chuẩn lần đầu tiên. Cả không gian nồng men ký ức và hiện tại. Tài tử Ngọc Bảo cao hứng hát vang "Thu quyến rũ". Giai điệu đẩy tôi quay ngược về thời thơ ấu. Đấy là mùa thu năm 1958, khi anh Hải tôi về Hải Phòng để ôn thi đại học cùng hai chị tôi. Ở thời gian này, vụ "Nhân văn giai phẩm" vừa khép lại song không khí phòng chống tư tưởng tư sản còn tràn ngập các thành phố miền Bắc, nhất là Hải Phòng, còn nhiều rơi rớt của "Vùng 300 ngày". Anh tôi và 2 chị kéo nhau lên gác xép học thi. Lúc mệt thì anh tôi hát cho chị hai nghe. Dù anh tôi hát rất nhỏ, ở dưới nhà, tôi vẫn nghe loáng thoáng: "Anh mong chờ mùa thu - dìu thế nhân dần vào chốn thiên thai - và cánh chim ngập ngừng không muốn bay - mùa thu quyến rũ anh rồi". Tôi nghe anh hát thế nhiều lần thì nhập tâm, thuộc giai điệu nhưng không biết của ai.

Đến mùa Xuân năm sau, tôi lại nghe Thu Ve, một ca sĩ của lớp, hát "Gửi người em gái miền Nam". Tôi hỏi của ai mà hay thế. Thu Ve cười đắc ý bảo tôi là "ngố rừng". Tuyệt phẩm của Đoàn Chuẩn mà không biết!

 

Mùa thu năm 1965, tôi sang học lớp 10 sơ tán ở Thủy Nguyên. Cùng trọ với tôi là Đoàn Thế Dân. Lúc ấy, qua Dân, tôi mới biết Đoàn Chuẩn là người Cát Hải - Hải Phòng, là con chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng, có một tòa nhà lớn ở đường Trần Phú. Dân còn dạy tôi hát "Chuyển bến". Cứ thế, tôi mang thêm vào hành trang âm nhạc của mình những giai điệu của Đoàn Chuẩn vào đại học.

Những năm bom đạn ác liệt, ở nơi trường đại học sơ tán, tôi vẫn hay hát nhạc Đoàn Chuẩn và nhiều tình khúc hay khác cho bạn bè nghe. Một hôm, tôi đang hát "Thu quyến rũ", Kiểm - bạn tôi, là lớp phó - bấm nhẹ vai tôi ý nhắc đừng hát nữa. Kéo tôi ra chỗ vắng, Kiểm thì thầm: "Vừa có chỉ thị cấm sinh viên hát nhạc vàng, thứ nhạc mà cậu đang hát đấy. Cố mà im miệng. Có bản nhạc thì đốt đi kẻo họ kiểm tra mà thấy thì nguy lắm". Tôi nghe, thấy khiếp quá. Sau này, tôi mới biết lúc ấy, ở Hà Nội đang xảy ra vụ bắt bớ thanh niên hát nhạc vàng. Nghe loáng thoáng, anh Toán xồm - đóng vai nghệ sĩ guitar trong phim "Nổi gió" là chủ soái đã bị bắt.

Câu chuyện "cấm nhạc vàng" rồi cũng qua đi. Những giai điệu Đoàn Chuẩn thì vẫn ở trong tôi ngay cả khi vượt Trường Sơn vào chiến trường. Thống nhất đất nước, ở Sài Gòn, tôi vẫn mua được các tình khúc Đoàn Chuẩn bày bán ở vỉa hè đường phố. Mua thì giữ kín, hát thầm, hát nhỏ cho nhau nghe. Tôi đâu ngờ đến hôm nay, mình được gặp tác giả ngay tại tệ xá của ông.

Sau buổi sơ ngộ đó, tôi và Đoàn Chuẩn thường xuyên gặp nhau, ít nhất mỗi tuần một lần, thường là ở quán cà phê đầu Cửa Nam. Dần dà, Đoàn Chuẩn mới kể cho tôi nghe những thăng trầm của ông sau ngày giải phóng Thủ đô. Quanh ông là những người bạn đã từng nhiều năm tháng chia sẻ. Hóa ra, từ sau tình khúc "Gửi người em gái miền Nam" được Ngọc Bảo thu thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam mùa Xuân 1956, rồi nhận nhiều lời phê phán là vừa ủy mị vừa lạc quan tếu: "Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ", Đoàn Chuẩn đã dừng bút. Ông chỉ còn kiếm sống bằng việc dạy đàn guitar Espagnol và Hawaii. Con cái thì đông, đồng tiền kiếm ra ít ỏi, trăm sự ông đều nhờ cả vào người vợ tảo tần của mình. Vậy mà ông vẫn lay lắt tồn tại được tới tận bấy giờ.

Vài năm trước khi mất, Đoàn Chuẩn bị xuất huyết não phải nằm liệt giường nhưng cặp mắt ông vẫn long lanh khi bè bạn tới thăm. Đoàn Chuẩn - "vua" tình khúc mùa thu Hà Nội - từ trần ngày 15-11-2001, đúng ngày sinh của Văn Cao, nhưng những tình khúc mùa thu Hà Nội của ông thì vang mãi trong nhân gian. 

Được hồi sinh sau 30 năm

Những ngày cuối Xuân 1988, từ sự ủng hộ của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, những tình khúc mùa thu Hà Nội của Đoàn Chuẩn được giới thiệu tại 51 Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội với cái tên "Đoàn Chuẩn - 65 mùa lá đổ". Đoàn Chuẩn như được hồi sinh. Vẫn giọng cười vang thoải mái vô tư lự. Rồi tập nhạc Đoàn Chuẩn, băng nhạc Đoàn Chuẩn tiếp tục được Hội Nhạc sĩ Việt Nam xuất bản.

Năm 2013, đúng ngày mất của ông, VTV đã làm một chương trình kỷ niệm 90 năm ngày sinh Văn Cao và 12 năm ngày mất Đoàn Chuẩn.

Nguyễn Thụy Kha

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.