Bản Sắc Dân Tộc - Trang Chuyên Đề CLVN

Tin Tức Soạn Giả - Đạo diễn

Vua vọng cổ và những tác phẩm để đời: Tiếng chày trên sóc Bom Bo

Sau năm 1975, soạn giả Viễn Châu viết rất nhiều bài vọng cổ mới phù hợp với xã hội mới. Trong đó bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo do NSƯT Thanh Kim Huệ hát đã chinh phục bà con người dân tộc một cách thú vị...

Vua vọng cổ và những tác phẩm để đời: Chiếu này tôi chẳng bán đâu...

Nhân 49 ngày 'Vua vọng cổ' Viễn Châu giã từ cõi tạm, Thanh Niên xin giới thiệu những giai thoại, hồi ức gắn với những bài vọng cổ bất hủ của ông.

GẶP SOẠN GIẢ "MÙA XUÂN NGỦ TRONG ĐÊM"

CLVNCOM - Mình không nghĩ sẽ được gặp một Soạn giả thời hoàng kim của Cải Lương ngay trên chính quê hương của mình - một tỉnh nhỏ của miền Tây Nam Bộ. Với mình đó là một niềm vinh hạnh lớn lao khi được gặp Soạn giả Vân Hà - Soạn giả thường trực của đoàn Kim Chung xưa.

Đạo diễn Giang Mạnh Hà Người Bắc, duyên Nam, làm… xuyên Việt

Chưa phải là gương mặt đình đám hay quá “phổ thông” trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng Giang Mạnh Hà là cái tên mà giới sân khấu không thể không nhắc đến. Người ta “sợ” đạo diễn Hà không chỉ bởi số lượng khổng lồ các vở diễn, chương trình lễ hội mà anh đã thực hiện mà bởi vì anh lúc nào cũng không hết việc. Bất cứ lúc nào “a lô” cũng thấy anh trả lời: “Tôi không ở nhà. Tôi đang ở Bắc, tôi đang ở Trung. Tôi đang đi dựng vở nơi xa”. Một năm, anh phải “nằm vùng” mấy bận, chưa kể những lần khăn gói đưa anh em nghệ sĩ miền Nam ra Bắc diễn âm thầm. Xuất thân là diễn viên, nhưng anh được phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND đều với cương vị đạo diễn.

Nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc vẫn “cháy” trên từng trang viết

Tôi luôn thấy có lỗi với khán giả, độc giả, bởi tôi đã không đi đến tận cùng những điều mình muốn viết, muốn diễn...”

NSND - Đạo diễn Đào Bá Sơn: Nhìn điện ảnh với con mắt điềm tĩnh

Trong sự nghiệp gần 50 năm theo nghề, ở vai trò diễn viên, đạo diễn phim tài liệu, đạo diễn phim điện ảnh... NSND Đào Bá Sơn đã nhận rất nhiều giải thưởng nghệ thuật danh giá cho cá nhân và những tác phẩm của anh. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với anh về những điều riêng - chung trong chặng đường mà anh đã và đang tiếp tục bước đi, dù còn đó những ngổn ngang, những thay đổi...

Trần Lực: Ba đời vợ... hơi nhiều!

Ba lần đăng ký kết hôn. Ba lần lên xe hoa. Trần Lực nhắc đến chuyện này một cách bình thản, pha chút tự châm biếm bản thân. Nhưng cái số nó bắt anh phải như vậy...

Mối tình thơ gởi cô gái ngoan đạo !

CLVNCOM - Ngày 20 tháng 6 vừa qua, trong chương trình văn nghệ của Đại Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng, bác sĩ Đào Bá Ngọc, Hội trưởng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Việt Nam vùng Montréal, ca góp vui bài« Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím », thơ của cố thi sĩ Kiên Giang, cố nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Giọng ca của bác sĩ Đào Bá Ngọc rất êm, rất hay khiến tâm hồn tôi lâng lâng bay bỗng về vùng trời quá khứ, tưởng nhớ người bạn thân thiết thuở xưa: « cố thi sĩ Kiên Giang », chàng thi sĩ gàn đi lạc vào giòng sân khấu.

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt làm mới kịch dân gian

Từ sau vở Cưới vợ năm rồng, đến nay đạo diễn Lê Nguyên Đạt được giới chuyên môn đánh giá cao khi anh chắc tay dàn dựng những kịch bản do anh sáng tác với đề tài dân gian. Bằng chứng là vở hài kịch Đại hỷ đầu năm 2015 đã diễn tại rạp Công Nhân, mỗi ngày hai suất thu hút hàng ngàn khán giả đến xem và chào đón đơn vị kịch xã hội hóa mới toang của TP.HCM.

Vân Tiên – Nguyệt Nga trên sân khấu và trên màn bạc

Danh phẩm Lục Vân Tiên của đại thi hào Nguyễn Đình Chiểu, được đưa lên sân khấu ca ra bộ, tức tiền thân của cải lương từ thời thập niên 1910 tại Vĩnh Long. Thời đó tại nhà ông Tống Hữu Định, cựu Phó Tổng Long Hồ (Vĩnh Long) là nơi quy tụ thân hào nhân sĩ, những nhà trí thức, họ thường tụ hợp tại đây, bởi ông Tống Hữu Định thường hay tổ chức tiệc tùng, đờn ca tài tử với các thân hữu và bạn tri âm tại nhà.

Thăm tổ ấm của đạo diễn Lê Hoàng

Ít ai biết rằng, những tác phẩm mang dấu ấn Lê Hoàng lại được sáng tác chủ yếu trong phòng ăn của gia đình anh, một ngôi nhà xinh xắn, mang dáng dấp kiến trúc Đức, nằm trong con hẻm nhỏ, yên tĩnh nhất Sài Gòn.

Mừng thọ 80 tuổi đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc

Chiều 1-4, đông đảo nghệ sĩ học trò của đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc đã tổ chức mừng thọ ông tại một nhà hàng ở quận 1, TP HCM. Đây là thế hệ học trò thuộc khóa cử nhân đạo diễn sân khấu và thiết kế mỹ thuật sân khấu miền Nam niên khóa 1993-1998.

Một Chuyện Tình Buồn. ( tiếp theo )

Về đến nhà, tôi đi thẳng lên lầu ba, lại ngồi bên bàn viết, lấy cốt truyện tuồng « Mạo Danh » đang viết dở chừng, mở ra để trước mặt rồi ngồi yên lặng nhìn vô xấp giấy mà tâm tư của tôi thì suy nghĩ lung tung đủ thứ. Tôi bỏ cái tựa tuồng dự trù trước là Ảo Ảnh vì nó có dáng dấp của một vỡ thoại kịch chứ không phải tuồng cải lương. Tôi chọn tựa là ’’ Mộng Đẹp Nữa Đời Hoa ‘’. Chọn tựa tuồng rồi, tôi cầm viết lên, loay hoay mãi mà chẳng viết được một chữ nào…

Đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc: Kỳ vọng vào thế hệ trẻ

Sân khấu TPHCM năm qua có nhiều thay đổi với những thành công nhất định, tạo nên sự khởi sắc trong hoạt động tổ chức biểu diễn. Đây chính là động lực giúp lĩnh vực nghệ thuật này phát huy tốt nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm đối với công chúng và xã hội; tạo niềm tin và hy vọng cho những người làm nghệ thuật tâm huyết với nghề. Đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc - thành viên Hội đồng nghệ thuật Sở VH-TT-DL TPHCM - đã chia sẻ những trăn trở và kỳ vọng của ông.

Một Chuyện Tình Buồn….

‘ ‘Già háp ‘ ‘ như Nguyễn Phương, bỗng nhiên cao hứng nói chuyện tình yêu… lại là một chuyện tình buồn nữa thì… thì là ‘ ‘ già mà… mà còn ham !’ ‘

Soạn giả Hà Triều và tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở.

CLVNCOM - Ngày 30 tháng 12 năm 2008, bạn Nguyễn Thanh Phong ở Hamilton viết thơ cho tôi nhờ liên lạc với ông bà Tô Văn Lai - Paris By Night đề nghị cho thu hình vở tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở của hai nghệ sĩ Hà Triều - Hoa Phượng.

Những chàng trồng cây “ si ‘ Kiều Nữ Bích Sơn.

CLVNCOM - Nữ nghệ sĩ Bích Sơn ở Sardinia Ct. Valencia . Cali gọi điện thoại cho tôi, hỏi thăm tin tức của thi sĩ - soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà sau khi cô lên internet biết tin anh ấy mất. Cô Bích Sơn nhắc nhiều kỷ niệm vui liên quan đến Kiên Giang, Hữu Phước, Hà Triều, nhà văn Thanh Nam trong thời chúng tôi làm việc trong đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga trong hai thập niên 60, 70 của thế kỷ trước.

Đạo diễn Hoa Hạ và nỗi niềm với sân khấu

"Tôi thấy sân khấu hiện nay còn lãng phí nhân tài. Tôi không hy vọng sẽ có một cuộc thay đổi lớn ở lĩnh vực này khi mà các vị lãnh đạo chưa biết xem trọng con người", đạo diễn 'Cô đào hát' bức xúc.

Nhớ soạn giả Phi Hùng với những dấu ấn thời gian

oạn giả Phi Hùng cách trước tôi một thế hệ, cả tuổi đời và tuổi nghề, nhưng lúc nào ông cũng xem tôi như một người bạn, bởi sự gần gũi và thân tình từ ông đối với tôi. Còn tôi xem ông như môt người thầy trong nghề sáng tác và một người chú lớn như cha. Ông và tôi dường như có “duyên” với nhau khi nói về chuyện nghề - chuyện đời. Nhớ trước đây, tôi cùng đi thực tế sáng tác với ông ở nhiều tỉnh, và sau lần ra thăm Côn Đảo thì tôi và ông lại càng thắm thiết hơn và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn. Thỉnh thoảng tôi đến nhà ông hoặc gọi điện hỏi thăm ông, nhưng kể từ nay đã hết rồi!... Khi nghe tin ông đã về với nghiệp tổ, tôi không muốn tin, nhưng đó là sự thật, và quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” có ai cả đời thoát được…

Vĩnh biệt soạn giả Mai Quân: Người vì nghệ sĩ già yếu, neo đơn - NS đưa tiễn....

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, soạn giả Mai Quân (tên thường gọi chú Năm Triều), đã trút hơi thở cuối cùng, về với đất mẹ vào lúc 16 giờ ngày 10-12, để lại bao tiếc thương cho gia đình, đồng nghiệp và đặc biệt là những nghệ sĩ già yếu, neo đơn.

Các tin khác