15:45 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 125

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 18835

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2193553

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88500154

Trang nhất » Tin Tức » Văn Thơ Tản Mạn

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Tết chuột, cải lương sung mãn!

Đăng lúc: Thứ sáu - 24/01/2020 02:34 - Đã xem: 2999
mcmc

mcmc

Trong sinh hoạt nghệ thuật ở miền Nam, đã có giai đoạn cải lương có sức hút mạnh mẽ đối với công chúng. Theo các nhà chuyên môn, tính từ xuân Giáp Tý 1984, là năm sàn diễn cải lương sung mãn nhất khi các đoàn hát thường xuyên sáng đèn, dư âm nhiều vở diễn lan tỏa rất lâu trong lòng công chúng.

Đó chính là năm con chuột, mà nói theo NSND Ngọc Giàu: "Năm Tý, đoàn nào cũng cười hi hí".

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 1.

Các nghệ sĩ: NSƯT Phượng Hằng, NSND Ngọc Giàu, NSƯT Tấn Giao, NSND Minh Vương và Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân trong chương trình vinh danh sân khấu cải lương 100 năm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Hoàng kim một thưở xuân hồng

Tiếng cười xuân "hi hí" mà cô bảy cán vá Ngọc Giàu trong tác phẩm "Đời cô Lựu" đề cập chính là sự hoan hỉ của đời nghệ sĩ. 22 đoàn nghệ thuật cải lương là con số tuyệt vời mà TP HCM giai đoạn 1980 đã sở hữu. 

Vào thời đó, muốn xem cải lương phải xếp hàng mua vé từ sáng sớm ở các rạp Thủ Đô, Nhân dân, Kim Châu, Đại Đồng, Hưng Đạo, Lao động A-B, Cây Gõ, Gia Định… Công nhân ở các cơ quan, xí nghiệp phải có giấy giới thiệu mới mua được vé, mà được duyệt số lượng bao nhiêu cũng chỉ giải quyết 2 vé/ 1 giấy giới thiệu.

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 2.

NSND Lệ Thủy, NSND Ngọc Giàu, NS Quốc Nhĩ và nhà báo Thanh Hiệp (tác giả bài viết) trong hậu trường rạp Hưng Đạo khi Sân khấu Vàng công diễn vở "Tình mẫu tử" (ảnh Minh Châu)

Bà kể: "Mỗi ngày diễn hai suất, cuối tuần thì 3 suất. Không lo chuyện bán vé. Lúc nào cũng đông kín khán giả. 8 giờ sáng đã treo bảng hết vé của các suất. Tết năm Tý 1984 UBND TP quy tụ lực lượng để dựng vở "Đời cô Lựu" cho chuyến xuất ngoại đầu tiên đưa cải lương đi diễn ở châu Âu theo lời mời của tổ chức UNESCO, gồm có tôi, Bạch Tuyết, Thanh Được, Lệ Thủy, Minh Vương, Thanh Tòng, soạn giả Viễn Châu, Thanh Hải, Ba Tu, họa sĩ Lương Đống làm trưởng đoàn… Đó là thời hoàng kim của cải lương".

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 3.

NSND Ngọc Giàu và NSND Lệ Thủy trong vở "Đời cô Lựu"

Không khí đoàn hát vào dịp tết vào thời điểm đó không phai nhòa trong tâm trí của các nghệ sĩ. Mỗi người mang một món ăn do mình chế biến ở nhà, góp vào mâm cơm hội 3 ngày xuân. Vì cả đoàn đều ở trong rạp, mọi sinh hoạt xem đang ở nhà.

 Khán giả nô nức, nghệ sĩ hân hoan, những tràng pháo tay không dứt. "Có khán giả xin vào hậu trường để được mừng tuổi nghệ sĩ. Lộc đầu năm là những bao lì xì "nặng túi" từ mấy chú hậu đài, nhân viên soát vé cho đến các nghệ sĩ, diễn viên chuyên đóng vai "dàn bao". 

Thời hoàng kim của cải lương gợi nhớ đến một phong tục: nghi thức cúng Ông trong sáng mùng 1 ở các đoàn, sáng mùng 3 thì cúng gà ra mắt Tổ. Những cặp chân gà được xếp trên đĩa, các nghệ sĩ hồi hộp chờ ông bà bầu hoặc nghệ sĩ cao niên nhìn ngắm cặp chân gà của mình xem năm nay có đủ sức "bươn chải".

 Vậy đó, thời hoàng kim cho nghệ sĩ chúng tôi nhiều ký ức" – NSND Kim Cương kể.  

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 4.

NSND Kim Cương và NSƯT Hữu Châu trong chương trình "Tạ tình tri âm"

Đạo diễn NSND Huỳnh Nga thì nhớ những buổi sáng ông ghé rạp Nhân dân hoặc Thủ Đô, chỉ cần ngồi uống cà phê ở vỉa hè, là phe vé chợ đen tranh nhau mua thuốc lá, hủ tíu mời ông. 

"Họ biết tôi là đạo diễn vở "Đời cô Lựu", "Tấm Cám"…nên bày tỏ thái độ yêu quý. Nhưng trên hết là một lời cảm ơn, vì có đoàn hát là đời sống của họ sung túc hẳn lên. Vì vé chợ đen mỗi suất tăng giá liên tục. Có đoàn vừa nhận lịch diễn đã có phe vé đến đòi mua hết các suất. Họ bao tiêu cả sân bãi khi đoàn hát đến các địa phương. Bởi đâu chỉ diễn rạp, các đoàn còn phân bổ ra các quận, huyện vùng ven. Tôi nhớ đoàn cải lương "284", hình thành sau chuyến đi châu Âu, đi diễn ở đâu cũng nức lòng người hâm mộ" – đạo diễn NSND Huỳnh Nga kể.

Giá trị từ "Thật và Đẹp"

NSND Ngọc Giàu giải thích thêm về niềm vui của người nghệ sĩ những năm sàn diễn cải lương hoàng kim: "Biết sao nghệ sĩ cười "hi hí" không, vì ngày tết lương được lãnh gấp ba lần ngày thường. Giá trị lao động nghệ thuật được tính đúng, đời sống đoàn hát hưng thịnh từ mùa tết. Thời đó, dựng vở có đoàn vay nợ để làm cảnh trí, may phục trang. Sau tết trả hết nợ, còn đủ tiền để dựng thêm vở mới" – bà kể trong phấn khởi.

Giá trị nghệ thuật của sân khấu cải lương giai đoạn 1980 đến 1990 đã giành được trong quá khứ tình cảm của số đông công chúng. Mỗi đoàn hát cải lương thời đó đi theo khuynh hướng nghệ thuật riêng, 22 đoàn với 22 màu sắc, góp phần cải tạo con người, cải tạo xã hội, hưóng tới thẩm mỹ văn hoá dân tộc và tiến bộ.

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 5.

NSƯT Hùng Minh và các diễn viên: Chấn Cường, Hải Yến, Lịch Sử, Lê Hồng Thắm trong chương trình chuyên đề sân khấu "Cải lương - thật và đẹp" do HTV thực hiện nhằm vinh danh NSND Nguyễn Thành Châu

Sự phát triển những khuynh hướng, phong cách cải lương còn được khẳng định qua mức độ cảm thụ của công chúng. 

"Nghe ngóng hậu đài, dàn cảnh và ban nhạc cổ là chính xác nhất" – NSND Lệ Thủy nói. Bởi, bà rằng họ chẳng muốn lấy lòng ai, nghe khán giả nhận xét suất diễn, vở tuồng thế nào thì truyền đạt lại. 

"Từ đó mà mỗi đoàn điều chỉnh theo sự thích và không thích của khán giả. Nên chiến lược dựng vở mới đều đo từ cảm thụ của người xem. Tôi còn nhớ sau "Tô Ánh Nguyệt" rầm rầm, anh hai Diệp Lang với vai trò trưởng đoàn chỉ đạo nghệ thuật "284", nghe khán giả than "sao lâu quá không thấy Lệ Thủy mặc đồ cổ trang". Vậy là anh triển khai tập ngay "Trắng hoa mai", cho tôi đóng vai Thiên Kiều công chúa. Khán phòng lại chật kín người xem. Tết năm đó, ngày thứ hai trong tuần tăng cường luôn 3 suất/ngày" – NSND Lệ Thủy – cô đào chánh của sân khấu "284" đã kể.

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 6.

Một thế hệ diễn viên được yêu thích trên sân khấu cải lương: NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Quế Trân, NS Trinh Trinh

Định hướng thẩm mỹ tuy có khác nhau ở mỗi thương hiệu, nhưng cải lương giai đoạn đó không xa rời giá trị "thật và đẹp" mà NSND Nguyễn Thành Châu đã khai sáng. Những nhân tố tiến bộ, tích cực xây dựng con người, xã hội mới qua nhiều vở diễn thời đó bộc lộ vai trò của sân khấu cải lương: thay đổi nếp nghĩ của người xem. "Sân khấu cải lương như một động lực phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, hướng tới những giá trị chân chính. Tôi còn nhớ diễn "Rạng ngọc Côn Sơn", đến cảnh cuối khi Nguyễn Trãi bị bắt, khán giả khóc, có người nhào lên sân khấu đòi đánh các nghệ sĩ đóng vai quan bộ hình đến giải Nguyễn Trãi đi" – NSND Minh Vương kể.

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 7.

NSND Thanh Ngân và NSƯT Ngọc Trinh trong lễ trao tặng danh hiệu tại Nhà hát TP

Song thời gian qua, vì nhiều lý do, sân khấu cải lương đã mất dần sự hấp dẫn với người xem. Phải chăng cải lương đang tự đánh mất vị trí của mình hay là do sự thiếu vắng tác giả tài năng và tác phẩm xuất sắc có thể đáp ứng được đòi hỏi ngày càng khắt khe của khán giả hôm nay? Các nghệ sĩ đều tiếc nuối thời vàng son của sân khấu cải lương, trong ký ức của họ, những suất diễn như một ngày hội, mà họ là người đem lại sự thành công cho ngày hội đó.

Việc đổi mới làm sao, thể nghiệm làm sao cho hợp với khán giả hôm nay là điều kiện sống còn của cải lương. Chạy theo cái mới mà suy giảm hồn cốt của cải lương là điều các nghệ sĩ thế hệ vàng cứ đau đáu.

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 8.

Kịch bản "Mộng Hoa Vương" của tác giả Trần Hữu Trang được tái dựng trên sân khấu Nhà hát Trần Hữu Trang

"Người nghệ sĩ đã gồng gánh quá nhiều trách nhiệm khi chọn con đường chân chính: vừa đảm bảo tính nghệ thuật, vừa bán được vé. Gánh nặng ấy cần có thêm nhiều sự san sẻ từ người có trách nhiệm, từ những người yêu mến nghệ thuật cải lương. Thấy thương các em bây giờ chia nhau lên trang mạng cá nhân để rao bán vé. Nhưng các suất diễn cũng không đông. Điều này nhà quản lý phải thấy. Nhưng cái cách diễn miễn phí thì không nên. Nó là giảm đi lòng tự trọng của nghệ thuật với tư duy ban phát và khán giả đến xem trong tâm trạng tội nghiệp cải lương thì chẳng nên bao giờ" – NSND Ngọc Giàu suy gẫm.

Tết chuột, cải lương sung mãn! - Ảnh 9.

NS Phượng Liên và NSƯT Út Bạch Lan trong vở "Tấm lòng của biển"

Bà cũng nhấn mạnh trong ngày xuân, con thuyền nào mà không có lúc chòng chành. Cải lương Việt đã từng đón tết Tý rạng ngời thì hãy kỳ vọng cái tết Canh Tý sẽ khích thích nghệ sĩ vượt sóng lớn, quay lại thời hoàng kim của sàn diễn. Bà tin khi mà các thú vui thời thượng trở nên nhàm chán, mọi thứ được trả lại với giá trị thật thì sàn diễn nghệ thuật của cội nguồn văn hóa – dân tộc sẽ là chọn lựa của công chúng.

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.