Đang truy cập : 161
Hôm nay : 20613
Tháng hiện tại : 2195331
Tổng lượt truy cập : 88501932
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Một cảnh trong
Thực hiện ước mơ được đứng trên sân khấu
"Tiếng đàn, giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội”, là tên gọi của mô hình sân khấu nhỏ thử nghiệm vừa diễn ra buổi đầu tiên vào cuối tuần qua tại Rạp Chuông Vàng, 72 Hàng Bạc (Hà Nội).
Chương trình của buổi thử nghiệm đã rất thành công với lượng khán giả đến xem nhiều hơn dự kiến. Nhiều khán giả phải đứng ở lối đi để tận mắt xem "người nhà mình” biểu diễn.
Chương trình gồm 12 tiết mục do các diễn viên không chuyên kết hợp biểu diễn cùng nghệ sĩ nhà hát. Tất cả họ đều biết ca cải lương, đều hiểu biết về cải lương và có chung ước mơ sẽ được đứng trên sân khấu lớn. Chương trình thử nghiệm đã giúp họ thực hiện được niềm yêu thích của mình.
Chị Bích Dậu, ca sĩ không chuyên hát bài "Trăng nước quê em” cho biết: Là người hâm mộ cải lương từ bé nên biết Nhà hát đang có chương trình thử nghiệm dành cho những người không chuyên đã đăng kí để được tham gia.
Diễn viên không chuyên Xuân Hồng, là một thạc sĩ y tế, hiện công tác tại tổ chức Phi Chính phủ quốc tế về sức khỏe chia sẻ: "Tôi rất yêu mến cải lương, vì được sinh ra trong một gia đình nghệ thuật nhưng rất tiếc là không được tham gia và theo nghề. Dù vậy tôi rất yêu nghề và mong muốn được đứng trên sân khấu”. Chị cho biết, chồng chị cũng rất đam mê môn nghệ thuật này. Hai vợ chồng đã cùng đến đây tham dự và biểu diễn bài tân cổ "Tâm tình anh lính đảo xa” do chính anh sáng tác…
Một sân chơi bổ ích
PGS. Nguyễn Tất Hằng cho biết: "Mô hình nhằm mục đích tìm công chúng mới, góp phần cho ca và diễn không chuyên được phát triển, đáp ứng một phần không nhỏ lượng công chúng lớn yêu thích môn nghệ thuật cải lương.
Đây là hoạt động tuy không mới nhưng cần thiết, chắc chắn sẽ còn nhiều việc phải làm và rút kinh nghiệm”. Chưa bàn tới việc sau này mô hình sẽ phát triển như thế nào. Tính ngay trong thời điểm hiện nay, mô hình ra đời đã được đông đảo người xem đón nhận. Đây được coi là một mô hình rất hay, bởi nó tạo được cho công chúng yêu mến nghệ thuật một sân chơi bổ ích. Họ được giao lưu ca hát với nhau, được gặp gỡ những nghệ sĩ mà họ ái mộ. Từ đó lôi kéo công chúng tham gia biểu diễn, tìm kiếm nhiều tài năng mới để có hướng tuyển dụng, đào tạo các diễn viên không chuyên theo con đường chuyên nghiệp.
Với mô hình thử nghiệm này, Nhà hát muốn thực hiện theo phương thức xã hội hóa, tạo sự phát triển cho cả diễn viên và môn nghệ thuật cải lương đang trong quá trình tìm kiếm công chúng mới. Trong các đêm diễn, sẽ là sự góp mặt của những người không chuyên được đăng kí tập luyện từ trước, hoặc có thể đăng kí tham gia tại chỗ.
Nghệ thuật cải lương đã và đang từng bước thay đổi và phát triển sao cho phù hợp với thị hiếu của công chúng. Hi vọng việc thực hiện chương trình với những diễn viên không chuyên như thế này, Nhà hát Cải lương Hà Nội sẽ có thêm được lượng công chúng mới, có thêm những diễn viên xuất sắc, góp phần nâng cao sự chuyên môn hóa cải lương.
Huyền Trang
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc