Đang truy cập : 126
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 124
Hôm nay : 20020
Tháng hiện tại : 2194738
Tổng lượt truy cập : 88501339
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
VL - TTT
Tình hình sân khấu cải lương đang ấm hơn lên so với mọi năm khi 8 đơn vị xã hội hóa cải lương đã và đang nỗ lực tìm kiếm khán giả cho sàn diễn của mình. Một số dự án đầu tư cho sáng tác kịch bản khởi động khiến người làm nghệ thuật cũng cảm thấy yên tâm.
Kiên trì theo đuổi nghề viết
Sân khấu cải lương không thiếu những người tài, cái thiếu lớn nhất vẫn là những tác giả sáng tác đạt chất lượng. Một số cây bút sáng tác kịch bản cải lương đã xác định nghề viết không chỉ là đam mê mà là nghiệp. Họ mang đến nhiều tác phẩm mới cho sàn diễn, dẫu chỉ là những bước đi nhỏ nhưng cho thấy nỗ lực lớn. Giới chuyên môn, nhà quản lý, các nhà đào tạo đã nhìn thấy, kịp thời động viên, hun đúc niềm đam mê để họ tiếp tục tiến bước.
NSƯT Vũ Linh và Thanh Thanh Tâm trong vở “Bạch Đằng giang” của tác giả Tô Thiên Kiều
Tác giả trẻ Nguyên Phương, 24 tuổi, đã chuyển thể "Diễn kịch một mình" của tác giả Lê Duy Hạnh thành kịch bản cải lương "Nhật thực". Khoan bàn đến chất thể nghiệm còn gây tranh cãi và chưa xứng tầm kỳ vọng đối với đạo diễn Lê Nguyên Đạt nhưng qua "Nhật thực", đã giới thiệu một tác giả trẻ đầy triển vọng cho sàn diễn cải lương.
Lâm Hữu Tặng (biên tập viên chương trình dân ca cổ nhạc, cải lương của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước) đã tạo sức hút mạnh mẽ đối với khán giả bằng kịch bản vở "Tìm lại cội nguồn". Bảo Kiến là nghệ sĩ biểu diễn nhưng đam mê sáng tác, anh đã đem đến cho sân khấu cải lương tuồng cổ vở "Bao Công - Sát thủ hoa hồng" thật ấn tượng trên Sân khấu Chí Linh - Vân Hà. Còn nữa, một đội ngũ sáng tác kịch bản đầy tâm huyết: Tô Thiên Kiều, Võ Tử Uyên, Lâm Viên, Vũ Chí Thanh… kiên trì theo đuổi nghề góp phần làm mới sàn diễn, tiếp bước thế hệ soạn giả đi trước.
Tăng nội lực cho cải lương
Các chuyên gia về sân khấu cải lương cho rằng muốn đào tạo được đội ngũ sáng tác kịch bản cải lương phải tính đến chiến lược hàng chục năm. Mong muốn của các cây bút trẻ là cần những người đi trước truyền đạt kinh nghiệm sáng tác cho mình. Họ háo hức tìm đến các trại sáng tác kịch bản, các lớp tập huấn do Hội Sân khấu TP HCM tổ chức. Đáng mừng là từ năm nay, khoa biên kịch sáng tác kịch bản sân khấu, trong đó có cải lương, đã được Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM tuyển sinh.
"Đã đến lúc đội ngũ sáng tác kịch bản cải lương gạo cội cần được chế độ ưu đãi từ chính sách của nhà nước để truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ tác giả trẻ vẫn còn yêu nghệ thuật cải lương. Chiến lược này mang tầm nhìn 10-20 năm, giúp sàn diễn cải lương có nội lực từ khâu sáng tác" - NSƯT Trần Minh Ngọc nhận định.
Tác giả trẻ Lâm Hữu Tặng tâm sự rằng việc tìm ý tứ cho mỗi kịch bản là điều khó nhất. Ngày nay, rất nhiều chất liệu từ cuộc sống để người viết trẻ có thể đưa vào sáng tác nhưng để dẫn dắt cảm xúc khán giả, họ cần trau dồi kinh nghiệm sáng tác.
Những nhà quản lý, chuyên môn và giới nghệ sĩ làm công tác đào tạo cũng đã nhìn thấy rõ điều đó, xác định "giới trẻ sáng tác hiện nay thiếu một yếu tố căn cơ, đó là kỹ thuật sắp xếp bài bản. Âm nhạc cải lương như một cõi mênh mông nhưng nó có niêm luật và cần phải tuân thủ trước khi muốn làm mới. Cần trang bị kiến thức âm nhạc cải lương cho tác giả sáng tác kịch bản hiện nay. Tác giả trẻ không biết nhiều bài bản, không hiểu về cấu trúc 20 bài bản tổ thì khó mà sáng tác cho đúng, chưa nói đến hay" - soạn giả Hoàng Song Việt chỉ ra.
Trước thực tế đó, Hội Sân khấu TP HCM vừa tổ chức đợt tập huấn tác giả trẻ viết kịch bản cải lương với sự tham gia của hơn 10 tác giả chuyên viết kịch bản cải lương mong muốn được tìm hiểu thêm về các kỹ thuật, kiến thức cơ bản để sáng tác.
"Họ đã có những buổi học thú vị. Hiểu sâu hơn về cách viết vọng cổ, nói lối, vận dụng bài bản: Bắc, Nam, Ngự, Oán. Cách hành văn, kỹ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Vận dụng phép so sánh, tượng hình trong các bài ca. Đặc biệt, họ được trang bị kiến thức về văn học để bổ sung chất thơ, nét mượt mà cho câu vọng cổ… Tôi tin rằng với những kiến thức căn bản được tập huấn, các tác giả trẻ viết kịch bản cải lương đợt này sẽ sớm cho ra đời những kịch bản cải lương đạt chất lượng" - NSƯT Trần Minh Ngọc nhận xét.
Tìm đất dụng võ
Đã có sự đầu tư dù muộn nhưng cần thiết cho đội ngũ sáng tác trẻ, thế nhưng tìm đầu ra là câu hỏi khiến các nhà chuyên môn đau đầu. "Nhiều ý tưởng rất hay của tác giả trẻ viết ra lại không có nơi để dùng" - NSND Thanh Hải băn khoăn.
Thực tế cho thấy kịch bản thiếu nhưng soạn giả cải lương được các đoàn tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" càng hiếm hơn.
NSND Thanh Hải cho rằng cần thiết có sự hỗ trợ đối với tác giả trẻ sau khi họ nộp đề cương, nếu được chấp nhận thì sẽ được đặt hàng với mức kinh phí có thể đủ để họ đầu tư cho sáng tác của mình. Bằng cách này, trong một năm sẽ có nhiều tác phẩm mới cung cấp cho các sàn diễn, đồng thời làm tốt công tác định hướng thẩm mỹ, đổi mới về hình thức dàn dựng.
Đổ lỗi cho thời đại bùng nổ công nghệ thông tin cùng các chương trình văn hóa, giải trí đang ngập tràn trên
Chiếu chèo Kim Mã - điểm hẹn tối thứ sáu
Chỉ cần hỏi các tài xế xe ôm hoặc taxi tại Hà Nội, du khách sẽ biết xem chèo ở đâu, khi nhận được câu trả lời: "Chiếu chèo Kim Mã, tối thứ sáu".
Đều đặn 3 năm qua, nơi này đã là điểm hẹn của những khán giả yêu thích nghệ thuật chèo. Chỉ với 150.000 đồng/vé, khán giả đã quen thuộc với các chương trình biểu diễn chèo được đầu tư nghiêm túc. Một hướng đi mới nhằm đưa nghệ thuật chèo đến gần với công chúng là gắn với các tour du lịch để bán vé đã được Nhà hát Chèo Việt Nam tổ chức thành công.
Ban tổ chức đã xây dựng các tour dành riêng cho du khách nước ngoài, trong đó các tiết mục chèo cổ có thuyết minh bằng tiếng Anh. Chương trình chiếu chèo thật sự góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc chèo nói riêng, nghệ thuật chèo nói chung. Đây chính là địa điểm để công chúng yêu nghệ thuật chèo và du khách được tiếp cận gần hơn với sân khấu chèo.
Cảnh trong vở “Thị Mầu lên chùa” của Nhà hát Chèo Việt Nam diễn tại chiếu chèo Kim Mã
NSƯT Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, bày tỏ: "Chúng tôi đã đặt ra thử thách cho mình, đó là bằng mọi cách tăng lịch diễn và đưa chèo vào làm du lịch. Chúng tôi muốn đưa Nhà hát Kim Mã trở thành điểm đến của du lịch, như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi Nhà hát Múa rối Việt Nam đã gầy dựng điểm diễn thường xuyên. Ba năm qua, chiếu chèo của chúng tôi đã nhận được sự đồng hành đáng quý của khán giả và du khách".
Để đưa chiếu chèo đến với khán giả, Nhà hát Chèo Việt Nam đã phát triển hình thức bán vé qua mạng internet hoặc đăng ký tour theo yêu cầu của du khách. Đối với các tour đặt trọn gói, du khách được lựa chọn tiết mục. Với cách làm này, loại hình nghệ thuật chèo đã có điểm hẹn vào tối thứ sáu hằng tuần, dù mưa bão, dù chỉ bán được 10 vé cũng mở màn.
"Nếu cứ lo sợ, phấp phỏng trước nguy cơ bị lãng quên mà chính chúng ta, những người làm nghệ thuật lại đặt mình khỏi dòng chảy hội nhập, hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ thì nghệ thuật truyền thống sẽ bị mai một. Một lòng bền bỉ, đồng cam chịu khó thì nghệ sĩ sẽ làm được" - NSƯT Thanh Ngoan nhấn mạnh.
Nói về chương trình chiếu chèo quen thuộc này, TS Trần Đình Ngôn, "vua chèo đất Bắc", từng tâm sự đây không chỉ là chương trình có tính chất biểu diễn thông thường. Nó còn mở ra triển vọng mới với cách nghĩ, cách làm táo bạo mà nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác phải tiếp thu. Theo ông, cần phải có những cách làm như chương trình chiếu chèo mới mong đưa nghệ thuật truyền thống ra khỏi nguy cơ bị lãng quên.
Nghệ sĩ cải lương không đoàn kết?
Nội lực của nghệ thuật cải lương rất mạnh nhưng vì sao những nỗ lực, lòng yêu nghề của các nghệ sĩ vẫn cứ bị thử thách trước câu hỏi "làm sao để cải lương sáng đèn?". Hàng trăm sáng kiến đã được nêu ra nhưng nói như NSƯT Kim Tử Long, "nghệ sĩ cải lương không đoàn kết nên không thể vực dậy sàn diễn này, khi ai cũng lấy cát-sê của mình làm thước đo giá trị".
Trải qua bao thăng trầm, nghệ thuật cải lương vẫn là viên ngọc quý trong lòng khán giả. Thế nhưng, 5 năm qua, trong khi chiếu chèo duy trì điểm diễn hằng tuần thì cải lương tại TP HCM lại sống lây lất. Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã nỗ lực sáng đèn hằng tuần nhưng rồi vẫn bị gián đoạn do cách tổ chức bán vé không hiệu quả. Các đơn vị xã hội hóa thì bị vướng vào điểm diễn với giá thuê quá
Khó khăn hơn, theo NSƯT Kim Tử Long, các nghệ sĩ ngôi sao đủ lực để bán vé đều đòi mức thù lao trên trời. "Trong khi bên sân khấu kịch nói mức thù lao của diễn viên ngôi sao mỗi suất diễn chỉ 1 triệu đồng thì sàn diễn cải lương, dù không thể mở màn, cũng phải trả cho ngôi sao 12 triệu đồng/suất. Nhờ sự đoàn kết, tương thân tương ái của nghệ sĩ kịch nói mà một số sàn diễn đã duy trì lịch diễn cố định" - NSƯT Kim Tử Long so sánh.
Trước xu thế khán giả quay lưng lại với sân khấu truyền thống, việc hướng sàn diễn cải lương định kỳ và khai thác đề tài hiện đại, nói lên những trăn trở mang tính thời đại là bước đi đúng đắn của những người hoạt động trong lĩnh vực cải lương. Thế nhưng, bộ ba: nhà quản lý, tác giả và nghệ sĩ cứ bị chia rẽ. Trên hết, phải là sự toàn tâm của nghệ sĩ.
NSND Lệ Thủy bày tỏ: "Khi làm Sân khấu Vàng, tôi và anh Minh Vương đã nghĩ đến giải pháp duy trì điểm diễn cố định nhưng mời đến nghệ sĩ thì gặp "sự cố" giá thù lao đòi quá cao". NSƯT Vũ Linh cho biết lúc anh còn thực hiện chương trình "Người đưa đò", nghệ sĩ ngôi sao nào cũng đưa ra lịch diễn dày đặc. Bận rộn như vậy thì thời gian đâu để tập dượt chương trình. "Chất lượng nghệ thuật không bảo đảm thì sáng đèn làm gì?" - NSƯT Vũ Linh bức xúc.
Từ cách làm của chiếu chèo, đã đến lúc cải lương phải có sự chung tay, chung sức của mỗi đơn vị, nghệ sĩ; phải dẹp bỏ hết mọi toan tính lợi ích cá nhân mới có thể tạo được điểm diễn cố định cho cải lương như chiếu chèo của Nhà hát Chèo Việt Nam đã làm được.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc