Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Xem tiếp...
2 thầnh đồng xưa Phượng mAI & Hương Lan
CLVNCOM - Nhạc truyền thống của ta nói chung và nhạc Tài tử Cải lương nói riêng được lãnh hội bằng trí nhớ và được truyền đạt, bảo tồn qua nhiều thế hệ bằng giọng người / trí nhớ mà không cần văn tự để ghi chép.
DANH SÁCH CÁC BÀI BẢN CẢI LƯƠNGDanh sách theo thứ tự ABC1 Ái Tử Kê2 Ánh Nắng3 Ánh Trăng4 Bá Hoa5 Bát Man Tấn Cống6 Bắc Sơn Trà7 Bài Tạ (Tọa Ngọc Lầu)8 Bắn Nhạn9 Bình Bán Chấn10 Bình Bán Vắn11 Bình Sa Lạc Nhạn12 Cao Phi13 Cao San14 Chi Hoa Trường Hận15 Chiêu Quân16 Chinh Phụ Ly Tình (Chinh Phụ)17 Chuồn chuồn18 Cổ Bản19 Cổ Bản Vắn20 Dạ Cổ Hoài Lang21 Dạ Khúc22 Đăng Sơn Lãm Thủy (Xàng xàng liu)23 Đường Thái Tôn24 Dì Phạn25 Đoản Khúc Lam Giang26 Duyên Kỳ Ngộ27 Giang Nam28 Giang Nam Cửu Khúc29 Giang Tô Điểu Ngữ30 Hàn Giang31 Hành Vân32 Hoài Nam Khúc33 Hoài Tình34 Hướng Mã Hồi Thành35 Khốc Hoàng Thiên36 Khổng Minh tọa lầu37 Khúc Ca Hoa Chúc38 Kiều Nương39 Kim Tiền Bản40 Kim Tiền Huế41 Lạc Âm Thiều42 Lạc Xuân Hoa43 Lệ Rơi Thấm Đá44 Liên Hườn45 Liêu Giang46 Liễu Thuận Nương47 Long Đăng48 Long Hổ Hội49 Long Hổ (nhạc cải lương)50 Long Hổ (nhạc Huế)51 Long Ngâm52 Lộng Nguyệt53 Lưu Thủy Đoản54 Lưu Thủy Hành Vân (Hoài Cầu)55 Lưu Thủy Trường56 Lý Ba Tri57 Lý Bông Dừa58 Lý Bông Trang59 Lý Cái Mơn60 Lý Cây Bông61 Lý Qua Cầu62 Lý Chiều Chiều63 Lý Chiều Chiều Huế64 Lý Chim Quyên65 Lý Chim Xanh66 Lý Con Khỉ67 Lý Con Sáo68 Lý Con Sáo Gò Công69 Lý Con Sáo Sang Sông (Lý Ở Ở)70 Lý Đất Giồng (Lý Tình Tang)71 Lý Đêm Trăng72 Lý Đương Đệm73 Lý Giao Duyên74 Lý Lu Là75 Lý Kéo Chài76 Lý Mỹ Hưng77 Lý Mỹ Trà78 Lý Năm Căn79 Lý Phước Châu80 Lý Phước Kiến81 Lý Qua Cầu82 Lý Sâm Thương83 Lý Son Sắc (Lý Tứ Đại)84 Lý Trăng Soi85 Lý Tòng Quân (Lý Mù Sương)86 Lý Tương Phùng (Lý Tư Phùng)87 Mạnh Lệ Quân88 Mẫu Đơn89 Mẫu Tầm Tử90 Miên Hậu Hồi Cung91 Minh Châu92 Nam Ai93 Nam Đảo (Đảo Ngũ Cung)94 Nam Xuân95 Nặng Tình Xưa96 Ngươn Tiêu Hội Oán97 Nguyên Tiêu98 Nguyệt Bác Xuân Đài99 Ngự Giá Đăng Lâu100 Ngũ Điểm101 Ngũ Điểm - Bài tạ102 Ngựa Ô Bắc103 Ngựa Ô Nam104 Ngũ Đối Hạ (bài Hạ)105 Ngũ Đối Thượng106 Nhạn Về107 Phẩm Tuyết108 Phi Vân Điệp Khúc109 Phong Ba Đình110 Phong Nguyệt111 Phú Lục112 Phụng Cầu Hoàng (Phụng Cầu/Phụng Cầu Hoàng Duyên)113 Phụng Hoàng Lai Nghi (Phụng Hoàng Tài Tử/Phụng Hoàng Cầu)114 Phụng Hoàng Cải Lương (Phụng Hoàng 12 câu)115 Phụng Nghi Đình116 Quý Phi Túy Tửu117 Song Cước118 Song Phi Hồ Điệp119 Sơn Đông Hướng Mã120 Sương Chiều121 Sương Chiều - Tú Anh122 Tam Pháp Nhập Môn123 Tân Xái Phỉ124 Tấn Phong125 Tẩu Mã126 Tây Mai127 Tây Thi128 Thanh Dạ Đề Quyên129 Thu Hồ130 Thu Hồ Diệp Lạc131 Thu Phong132 Thủ Bình Bán133 Thủ Phong Nguyệt134 Tiểu Khúc135 Tô Võ Mục Dương136 Trạng Nguyên Hành Lộ137 Trăng Thu Dạ Khúc138 Trăng Thu lớp Vĩ139 Trống Quân140 Trung Thu141 Trường Tương Tư142 Tú Anh143 Từ Bá Tướng (Đại Bá Đương)144 Tử Qui Từ145 Tứ Đại Oán146 Tùng Lâm Dạ Lãm147 Ú Liu Ú Xáng (Thiên Bất Túc)148 Uyên Ương Hội Vũ149 Vạn Giá150 Văn Thiên Tường151 Vạn Huê Trường Hận152 Vọng Kim Lang153 Võ Biền Xuất Đội154 Võ Tắc Biệt155 Võ Văn Hội Oán156 Xuân Nữ157 Xuân Phong158 Xuân Tình159 Xàng Xê lớp Hò160 Xàng Xê lớp Xề161 Xang Xừ Líu162 Xế xảng163 Sâm ThươngCÁC BÀI BẢN TÀI TỬ CẢI LƯƠNGNhạc truyền thống của ta nói chung và nhạc Tài tử Cải lương nói riêng được lãnh hội bằng trí nhớ và được truyền đạt, bảo tồn qua nhiều thế hệ bằng giọng người / trí nhớ mà không cần văn tự để ghi chép. Tuy vậy lúc đầu còn ít bài bản (vài chục bài) còn có thể nhớ, ngày nay đã hơn trăm bản không ai nhớ hết được, nếu không ghi chép lại thì dễ bị thất lạc, rất uổng. Hơn nữa ghi chép lại thì phổ biến dễ và mau hơn.Phần còn lại của bài này được chia thành 5 phần:A. Những Sưu Tầm Đầu TiênB. Các Sưu Tập Sau NàyC. Phân Loại Các Bài BảnD. Cách Dùng Các Bài BảnE. Liệt Kê Các Bài BảnPhần A điểm qua những tuyển tập đầu tiên về các bản đờn và lời hát của các điệu hát cải lương.Phần B nhắc đến các quyển sách “tương đối” cập nhựt hơn.Phần C phân loại các bài bản cải lương dựa theo các tài liệu cũ. Phần D điểm qua các bài bản thông dụng / thường hay dùng.Phần E liệt kê tất cả các bài bản được biết cho tới nay.A. Những Sưu Tầm Đầu TiênBộ sưu tập các bản đờn và lời ca cải lương được in / xuất bản xưa nhất có lẽ là ở khoảng cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 (không kể các bộ sưu tập chép tay, không được biết tới). Ông Vương Hồng Sển, trong cuốn “Hồi Ký 50 Năm Mê Hát” của ông, do cơ sở Phạm Quang Khải xuất bản, 08.1968, cho biết ông còn giữ được các tài liệu sau:“Bản Đờn Tranh & Bài Ca”, 12.1909, do Phụng Hoàng San chủ bút, Đinh Thái Sơn (còn tên khác là Phát Toán) xuất bản lần thứ tư tại nhà in Libraire-Imprimeur, 55-57 rue d’Ormay, Saigon.Trong quyển này có các bản đờn của 11 điệu và lời của 24 bài hát: Lưu Thủy Trường (1), Phú Lục (1), Bình Bán Chấn (1), Xuân Tình (1), Bình Bán Vắn (1), Bát Man Tấn Cống (1), Tứ Đại (7), Phụng Hoàng (1), Nam Xuân (1), Nam Ai (2), Tứ Đại Cảnh (7).“Lục Tài Tử”, 12.06.1915, của Đặng Tiền Nhiều, do Đinh Thái Sơn xuất bản, nhà in Imprimerie de l’Union, Saigon. Đây là một tập bài ca, có 18 lời hát của các điệu: Tứ Đại (14), Phụng Hoàng (2), Nam Ai (1), Nam Xuân (1).“Thập Tài Tử”, 15.06.1915, của Đặng Đắc Lợi, Đinh Thái Sơn xuất bản kỳ nhứt, nhà in Imprimerie de l’Union, Saigon.Đây là một tập bài ca, có 19 lời hát của các điệu:Tứ Đại (16), Phụng Hoàng (1), Phú Lục (1), Lý 6 bài Bắc (6).“Tứ Tài Tử”, 16.06.1915, của Đặng Nhiều Hơn, do Đinh Thái Sơn xuất bản – nhà in Imprimerie de l’Union, Saigon. Đây là một tập bài ca, có 21 lời hát của các điệu: Tứ Đại (16), Nam Xuân (2), Lưu Thủy (2), Bình Bán Vắn (1).“Bát Tài Tử”, 29.08.1915, của Nguyễn Tùng Bá, do Đinh Thái Sơn xuất bản, nhà in Imprimerie de l’Union, Saigon. Đây là một tập bài ca với 21 lời hát của bài Tứ Đại.Với các cuốn “Lục Tài Tử”, “Thập Tài Tử” và “Tứ Tài Tử” ông Vương Hồng Sển nghi rằng tên họ tác giả trên bìa sách là không đúng sự thật và có khi bịa đặt (vì các tên hơi giống nhau và hơi kỳ quặc: Đặng Tiền Nhiều, Đặng Đắc Lợi, Đặng Nhiều Hơn ?!?), có thể chỉ là người sưu tầm / trích lục mà không đề tên thật.Để ý là “Bản Đờn Tranh & Bài Ca” xuất bản tháng 12 năm 1909 là tái bản / in lần thứ 4, vậy lần xuất bản đầu tiên cũng khoảng 1-2 năm trước đó: 1907-1908.B. Các Sưu Tập Sau NàyGiới đàn ca tài tử trước đây thường nhắc tới hai cuốn:“Cầm Ca Tân Điệu”, của Lê Văn Tiến, xuất bản ở Sài Gòn, khoảng năm 1930.“Cổ Nhạc Tầm Nguyên”, do một số nghệ sĩ và nhạc sĩ sưu tầm, xuất bản ở Sài Gòn, không rõ năm nào.Hai cuốn này thì Chín Đờn Cò cũng chỉ nghe qua thôi chớ chưa biết / thấy hình dung ra sao (vì xưa quá). Còn nhiều quyển nữa của các nhạc sĩ Sáu Tửng, Năm Hưng, v.v… cũng xuất bản tại Sài Gòn. Bà con nào có các quyển nói trên xin vui lòng lên tiếng và chỉ bảo cho mọi người.Phần lớn đi học trực tiếp ở các thầy đờn / nghệ sĩ / nghệ nhân hoặc học qua bạn bè. Đờn / nghe riếc rồi thấm, rồi thuộc lòng không cần ghi chép. Chỉ có loại u mê như Chín Đờn Cò, học mười hiểu một, mới phải lui cui chép lại các bài bản rồi từ từ học.Gần đây có quyển “Tìm Hiểu Âm Nhạc Cải Lương” của Đắc Nhẫn, xuất bản ở Sài Gòn, năm 1987. Quyển này chủ yếu dựa vào “Cầm Ca Tân Điệu” của Lê Văn Tiến, có bổ sung thêm và xếp loại lại. Nhiều chi tiết trong bài viết này được trích từ quyển này.Nên nhắc qua là các bản đờn trong các sách nói trên có tính ước lệ / “lòng bản”, tức là chỉ chứa các âm chính, tiêu biểu cho điệu hát. Các bản đờn được ký âm bằng hệ thống ngũ âm cổ truyền (Hò – Xự – Xang – Xê – Cống – …). Bản đờn với cách ghi này thường có các chữ đờn tương đối rời rạc, chỉ dùng để hát / xướng âm và để lưu trử, bởi vì nếu đờn sao ghi vậy thì rất dài dòng, phức tạp. Mỗi người đờn mỗi khác, không ai giống ai. Ngay cả đối với cùng một người thì cũng có khi đờn lúc này, lúc khác, không cố định, chỉ có hát là tương đối giống nhau thôi.Với cách xướng âm có tính tượng trưng / ước lệ như vậy thì đờn từng chữ, đúng theo như bản ghi, thì khó mà nghe ra nhạc. Người đờn trên thực tế phải thêm / bớt các chữ đờn sao cho nghe được liền lạc, trôi chảy (nhưng không được vượt ra ngoài lòng bản). Đờn cải lương thường là để hòa với người hát, chỉ cần giữ đúng NHỊP và đúng những chữ đờn quan trọng (thường là ở cuối mỗi câu) để cho ra ĐIỆU, còn những chổ khác thì … tự do. Đờn làm sao mà hài hòa với lời hát là được.C. Phân Loại Các Bài Bản Tài tử cải LươngTheo các sách hướng dẫn đờn hát cải lương nói trên thì nhạc cổ và cải lương được phân thành mười mục:Nhứt Lý : các điệu LýNhì Ngâm : ngâm Kiều, ngâm thơ, ngâm sa mạc …Tam Nam : ba bài Nam lớnTứ Oán : các bài OánNgũ Điểm : sáu bài Bắc lớnLục Xuất : sáu bài ngắnThất Chinh : bảy bài nhạc lớn lễ, cung đìnhBát Ngự : tám bài NgựCửu Nhĩ : 2 bài do nhóm tài tử miền Đông biên soạnThập Thủ : thập thủ liên hoàn, 10 bài ngắnBài Vọng Cổ, hậu thân của bài Dạ Cổ Hoài Lang của ông Sáu Lầu ở Bạc Liêu sáng tác trong những năm 1920, không thấy trong bảng phân loại nói trên. Không biết là bởi vì bài Vọng Cổ quá đặc biệt để phân loại hay do sự phân loại này được làm trước khi bản Vọng Cổ được phổ biến rộng rãi.Cũng cần nên nhắc qua là trước khi bài Vọng Cổ chiếm được vị trí số một trong âm nhạc cải lương thì bài Hành Vân được dùng rất rộng rải trên sân khấu cải lương, như bài Vọng Cổ ngày nay vậy.Dưới đây mỗi mục sẽ được điểm qua sơ lược.1. Nhứt LýCác điệu Lý, xuất xứ từ dân ca, được cải lương hóa, thường dùng để hát đệm trong bài Vọng Cổ hoặc trong các tuồng cải lương. Những bài hay được dùng nhiều nhất là :Lý Con SáoLý Ngựa Ô (Nam và Bắc)Lý Thập TìnhLý Giao DuyênLý Vọng PhuLý Chiều ChiềuLý Cái MơnLý HuếTrong các điệu Lý, như Lý Ngựa Ô, có ngựa ô Nam và ngựa ô Bắc. Lý Con Sáo và Lý Thập Tình có hơi Xuân và hơi Ai. Đờn hơi Bắc và hơi Xuân thì vui, đờn hơi Nam và hơi Ai thì buồn. Các điệu Lý khác phần nhiều đờn hơi Nam.2. Nhì NgâmGồm có ngâm thơ, ngâm sa mạc, ngâm Kiều , và nhiều điệu ngâm khác. Có người ngâm theo điệu Bắc, có người ngâm theo điệu Huế nhưng đa số ngâm theo điệu Sài Gòn (tùy theo sở trường và khả năng của mỗi người).3. Tam NamGồm ba bài Nam:Nam Xuân : điệu nhạc thanh thản lâng lâng, sảng khoái, nghiêm trang, nhẹ nhàng, có người cho là “tiên phong đạo cốt”. Bài này được dùng để mở đầu các chương trình ca nhạc cải lương ở Sài Gòn.Nam Ai : buồn ảo não, não nùng, bi thảm. Bài này có 8 lớp, cấu trúc cũng như Nam Xuân (cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lớp). Lớp 7 và 8 (hai lớp Mái) thường hay dung nhất.Nam Đảo (hay Đảo Ngũ Cung) : tôn nghiêm, hùng tráng, gay gắt. Hai câu cuối được chuyển sang hơi Hò Ba âm điệu buồn, để chấm dứt, gọi là “song cước”.Trong “Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam” của ông Trần Văn Khải, nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn, có nhắc tới Nam Bình và Nam Chạy.Nam Bình: còn gọi là Trường Tương Tư (trong Bát Ngự).Nam Chạy: vừa ca vừa chạy, là hai lớp trống của Nam Ai, nhưng ca nhịp thúc để diễn tả lúc chạy giặc.4. Tứ OánGồm các bài:Tứ Đại Oán : điệu nhạc thất vọng, bi thiết, oán hờn giống bài Văn Thiên Tường, nhưng hơi hướng có phần cổ và chơn chất hơn. Hai lớp Xang vắn thường hay được dùng.Văn Thiên Tường : trần thuật, thổ lộ tâm tình, buồn ảo não. Có nhiều mức độ, khi buồn vừa vừa thì dung lớp 1, khi buồn nhiều thì dùng lớp 2 (lớp Oán). Lớp Xế Xảng thật ngắn thường dùng để gối đầu vào Vọng Cổ.Bình Sa Lạc Nhạn : hơi ngang và dựng.Thanh Dạ Đề Quyên : cao hơn Bình Sa Lạc Nhạn.Phụng Hoàng : như Tứ Đại Oán, nhưng hơi dựng hơn.Giang Nam : trầm hơn Tứ Đại Oán, chậm rãi.Phụng Cầu : như Phụng Hoàng.Xuân Nữ: ngắn, có tính bi thiết, thường dùng trong cảnh bi ai, đau thưong đột xuất.Mỗi bài Oán có sắc thái riêng biệt, nhưng khác biệt rõ nhứt là giữa hai bài Tứ Đại Oán và Văn Thiên Tường.Các bài Oán khác đều có những nét giống với bài Tứ Đại Oán hoặc Văn Thiên Tường. Hai bài này là tiêu biểu cho loại Oán và được dùng nhiều trong cải lương.5. Ngũ ĐiểmGồm sáu bài Bắc lớn, các bài này có điệu vui, ngắn, gọn.Lưu Thủy Trường : điệu nhạc nhàn hạ, khoan thai, phù hợp với cảnh trí thanh nhàn, non xanh nước biếc, cỏ hoa chim chóc. Lưu Thủy Trường là do Lưu Thủy Đoản phát triển, kéo dài ra. Một câu của “đoản” bằng hai câu của “trường”. Bài này có 4 lớp, 32 câu (8, 6, 12, 6).Phú Lục : sôi nổi, rộn rả, khẩn trương, khác với bài Lưu Thủy Trường có tính thiên nhiên. Bài này có xuất xứ từ bài Phú Lục ở Huế. Khi mới vào Nam Bộ được cải lương hóa thành bài Phú Lục Vắn (17 câu, nhịp 1), sau phát triển thành bài Phúc Lục của nhạc tài tử (34 câu nhịp 4). Bài này rất nghiêm chỉnh cân đối, câu đối câu, nhịp đối nhịp, có 4 lớp (8, 8, 8, 10).Xuân Tình : vui tươi, lúc bình thường khi rộn rã, âm điệu vang, trong sáng, nồng nhiệt.Bình Bán Chấn: phát triển từ bài Bình Bán, đến Bình Bán Vắn, rồi đến bài Bình Bán Chấn (dài). Gốc là bài Bình Bán vui vẻ sảng khoái, nhưng khi phát triển thành Bình Bán Chấn thì trở thành đĩnh đạc, nghiêm trang. Bài này phức tạp, khúc mắc, ít được dùng trên sân khấu.Tây Thi : êm dịu, trong sáng, vui tươi, có tính tự sự, không gay gắt như Phú Lục. Bản này là bản dễ nhớ nhứt trong sáu bài Bắc. Bài này có 26 câu, 3 lớp (9, 13, 4).Cổ Bản : câu ngắn gọn, dồn dập, nhưng không nhấn mạnh như bài Phú Lục.6. Lục XuấtĐiệu nhạc các bài này vui, ngắn, gọn. Gồm sáu bài:Bình Bán VắnTây Thi VắnCổ Bản VắnXuân PhongKim Tiền: được dùng như bài Mẫu Tầm Tử trong trường hợp đối đáp, cãi nhau.Long Hổ: thường đi cặp với bài Long Hổ Hội, có tiết tấu đối chọi.7. Thất ChinhGồm bảy bài:Xàng Xê : hùng tráng uy nghi nhưng dịu dàng, êm ái.Ngũ Đối Hạ: còn gọi tắt là bài Hạ, có tính uy nghi, nghiêm trang, man mác, thanh thản.Long Đăng: giống bài Hạ, nhưng tiết tấu khỏe, ít nghiêm trang.Long Ngâm: giống bài Hạ, ít thấy dùng trên sân khấu cải lương.Ngũ Đối Thượng: ba bài Ngũ Đối Thượng, Vạn Giá, Tiểu Khúc có nhiều âm hưởng nhạc lễ.Vạn GiáTiểu KhúcCác bài này là bảy bài lớn dùng trong nhạc lễ, mỗi khi cúng lễ, cúng tế, tính chất nghiêm trang. Riêng bài Ngũ Đối Hạ sân khấu hát bội thường dùng, trên sân khấu cải lương thì bài Xàng Xê được dùng nhiều hơn.8. Bát NgựGồm tám bài:Đường Thái Tôn: êm, vui, phấn khởi, đắc chí.Bát Man Tấn Cống: vui khỏe, để múa hát, chúc tụng.Duyên Kỳ Ngộ: dùng trong cảnh tái ngộ, thăm hỏi, vui tươi nhộn nhịp. Tiết tấu nhanh, rộn rã vui tươi.Kim Tiền Bản: tâm trạng giận dữ, mắng mỏ, hỏi tội, bày binh bố trận, điều binh khiển tướng.Ngự Giá Đăng Lâu: khệ nệ, rườm rà, đắc chí vui tươi, kể lể dài dòng.Ái Tử Kê: ngắn, giai điệu chững chạc, cân đối, trìu mến thương tiếc. Lời gốc của điệu này tả một bầy gà con bị chồn bắt.Chiêu Quân: quạnh quẽ cô đơn, trầm lặng nhưng rất ảo não. Bài này thường đi cặp với bài Ái Tử Kê.Trường Tương Tư: bài này nhẹ nhàng thư thái, thất vọng, nhớ nhung, ít thê lương hơn Nam Ai. Giới đờn hát tài tử thường đờn liên hoàn các bài Ái Tử Kê, qua Chiêu Quân, rồi đến Trường Tương Tư.9. Cửu NhĩGồm hai bài:Hội Nguyên TiêuBát Bản ChấnHai bài này do nhóm tài tử miền Đông sáng tác, ít thấy dùng trên sân khấu cải lương.10. Thập ThủThập Thủ Liên Hườn còn gọi là Liên Bộ Thập Chương từ Huế đưa vào Nam, được cải lương hóa. Các bài này có điệu nhạc vui, ngắn gọn. Gồm mười bản Tàu, đã được Việt Nam hóa từ lâu, thường được đờn liên hoàn với nhau.Phẩm TuyếtNguyên TiêuHồ QuảngLiên HoànBình Bản (Bình Nguyên)Tây MaiKim Tiền HuếXuân PhongLong HổTẩu MãMột điều nên nhắc qua là sự phân loại như trên (khoảng 60 bài được nhắc đến) là ở những năm 1950. Cho đến nay đã có hơn 100 bài được biết / thu thập (và còn nhiều bài sẽ được sáng chế thêm trong tương lai). Cách phân loại như vậy có phần hơi gò bó, còn bỏ sót nhiều bài bản.Có nhiều tài liệu sau này phân loại theo hơi Bắc / Nam / Oán hay cở nhỏ / trung bình / lớn.Ngoại trừ một số bản đặc trưng của mỗi loại, dễ dàng nhận ra, có không ít bài bản khó mà xác định được thuộc loại nào (chẳng hạn ranh giới giữa nhỏ – trung bình, trung bình – lớn đôi khi không rõ ràng, có nhiều bản pha lẫn các hơi …)D. Cách Dùng Các Bài BảnTùy theo hoàn cảnh, tình huống, tâm trạng … mà các bài sau đây thường hay được dùng nhất trong các tuồng cải lương cũng như trong những lúc đàn ca tài tử:1. Lúc vui rộn rã, ngắn, gọn, thường dùng các bản: Long Hổ Hội, Ngũ Điểm – Bài Tạ, Lưu Thủy Đoản, Bình Bán Vắn, Xang Xừ Líu, Khốc Hoàng Thiên, Khúc Ca Hoa Chúc, Ú Liu Ú Xáng, Lạc Âm Thiều, Mạnh Lệ Quân, Tam Pháp Nhập Môn, Liễu Thuận Nương, Duyên Kỳ Ngộ, Bắc Sơn Trà, Lý Ngựa Ô Bắc, Lý Phước Kiến, Xuân Phong, Long Hổ, Bình Bán.2. Lúc vui lâng lâng, kể chuyện dài, thong thả nhàn hạ dạo cảnh ngắm hoa, thường dùng các bản : Lưu Thủy Trường, Nam Xuân, Xuân Tình.3. Lúc buồn cách biệt thấm thía, não nùng bi thảm, thường dùng các bản : Văn Thiên Tường, Nam Ai, Trường Tương Tư, Xuân Nữ.4. Lúc buồn man mác, kể lể tâm tình oán hận, bi hùng trước cảnh chia phôi, phút giây gặp gỡ, thường dung các bản : Lý Con Sáo, Chiêu Quân, Lý Ngựa Ô Nam, Lý Thập Tình, Lý Giao Duyên, Lý Vọng Phu, Nam Xuân, Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng, Vọng Cổ, Xàng Xê.Các bản Nam Xuân, Vọng Cổ và Xàng Xê có thể dùng trong nhiều tình huống, tâm trạng : vui nhẹ nhàng, lâng lâng, hay buồn man mác đều dùng được Nam Xuân. Cảnh hội ngộ hay chia phôi; cảnh thống thiết hay bi hùng đều dùng được các bản Xàng Xê hay Vọng Cổ.5. Lúc cãi vã, giận dữ, đối đáp, tranh biện có tính chất gay gắt, dứt khoát, trả treo, thường dùng các bản:Khổng Minh Tọa Lầu, Kim Tiền Bản, Đảo Ngũ Cung.6. Lúc kể chuyện, thuật chuyện có tính cách hòa hoãn bình thường, các bản sau đây hay được dùng : Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Xuân Tình, Bình Bán Chấn, Tây Thi, Bài Tạ.7. Lúc kể chuyện, thuật chuyện có tính cách gấp rút, vội vàng, thường dùng các bản : Cổ Bản, Mẫu Tầm Tử, Kim Tiền Huế, Ú Liu Ú Xáng, v.v…Trên thực tế chỉ có một số bản được sử dụng rộng rãi mà thôi. Đa số những bài cải lương dùng trong những buổi đàn ca tài tử được trích từ các vở tuồng cải lương. Lý do là lời đặt riêng cho các điệu / bài bản không nhiều. Có thể nói là sau này không còn thấy lời mới nữa. Các soạn giả chỉ sáng tác lời cho bài vọng cổ (và các bài bản nhỏ, để hát xen kẽ với vọng cổ).Sưu TầmEmail liên hệ; thiengia@cailuongvietnam.com
Nguồn tin: khangianhandan tổng hợp - CLVNCOM
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.cailuongvietnam.com là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc