17:06 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 244


Hôm nayHôm nay : 21545

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2196263

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88502864

Trang nhất » Tin Tức » Tâm Tình Khán Giả

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Mùa vàng cho hát bội

Đăng lúc: Chủ nhật - 03/03/2019 18:14 - Đã xem: 3924
HB

HB

Nghệ thuật hát bội không mất khán giả như nhận định của nhiều người, khi nghệ sĩ biết cách làm để tiếp cận khán giả trẻ qua nhiều vở diễn lịch sử

Mùa hát chầu năm nay, nghệ sĩ của bộ môn nghệ thuật hát bội thật sự ấm lòng khi các hội đình đặt hàng dàn dựng các vở diễn ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc. Các vở diễn hát bội kinh điển được dàn dựng giữ đúng sắc thái vốn có nên người trong giới cho rằng đây là tín hiệu vui cho công cuộc phục hồi những giá trị của nghệ thuật hát bội truyền thống.

Được mùa vở lịch sử

Tại lễ tổng kết của Liên chi hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ vào ngày 2-3 tại Hội Sân khấu TP HCM, NSƯT Nguyễn Hoàn vui mừng cho biết: "Trong tháng 3, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP HCM đã ký hợp đồng 15 suất diễn tại các lễ cúng Kỳ Yên, hát chầu trong địa bàn TP HCM. Hầu hết các suất đều được yêu cầu biểu diễn những vở hát bội ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc, đó cũng là yếu tố thúc đẩy việc nhà hát dàn dựng nhiều kịch bản lịch sử". Ông cho biết trong đợt diễn này, nhà hát sẽ diễn các vở: "Hoàng thúc Lý Long Tường", "Dũng khí Đặng Đại Độ", "Oan án trung thần", "Trần Hưng Đạo", "Nét bút đường gươm", "Vụ án Lệ Chi Viên", "Nước mắt quyền thần", "Tử hình không án trạng"… Tinh thần lao động nghệ thuật của anh em nghệ sĩ hát bội vì thế đang lên cao.

Mùa vàng cho hát bội - Ảnh 1.

Cảnh trong vở “Vụ án Lệ Chi Viên” của Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP HCM

Đoàn Cải lương Huỳnh Long, Minh Tơ năm nay cũng được mời hát chầu, lấy cái gốc căn bản của nghệ thuật hát bội làm trụ cột. Nghệ sĩ Xuân Yến nói: "Các nghệ sĩ đều ý thức rất rõ sân đình là sàn diễn duy nhất cưu mang hát bội, để giữ chân từng khán giả, nghệ thuật ca diễn phải tinh tế. Tuồng sử khái quát chiều dài dựng nước, giữ nước với biết bao thăng trầm chính là nơi để nghệ sĩ thăng hoa cảm xúc. Mừng là các nghệ sĩ hát bội trẻ năm nay đã không sao nhãng việc biểu diễn nên từ cách hóa trang, múa bộ đến ca diễn được đầu tư để nhân vật lịch sử cuốn hút khán giả. Điều này cho thấy vai trò truyền nghề của lớp nghệ sĩ tiền bối cho thế hệ sau đã có kết quả".

Cuộc ra quân ấn tượng

Tham gia dàn dựng các vở lịch sử cho sân khấu hát bội là những đạo diễn có công lao rất lớn trong việc phục hồi giá trị nghệ thuật mà tiền nhân đã khai sáng. NSND Lê Tiến Thọ dựng vở "Hoàng thúc Lý Long Tường" và "Vụ án Lệ Chi Viên" tạo được dấu ấn đẹp đối với người xem. NSND Trần Ngọc Giàu dàn dựng vở "Tử hình không án trạng", trẻ hóa đội ngũ nghệ sĩ hát bội ở tuyến nhân vật chính. Đạo diễn - NSƯT Ca Lê Hồng dựng vở "Trần Hưng Đạo" bằng thủ pháp đẩy nhanh tiết tấu. Đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc tham gia với vở "Nét bút đường gươm", nói về mối tình giữa chúa Trịnh và Đặng Thị Huệ, bằng các trình thức nghệ thuật hát bội xưa.

Năm nay, hơn 70 hội đình đã tạo điều kiện cho dàn nghệ sĩ trẻ tham gia hát chầu với các vở lịch sử. Đây là cơ hội rèn nghề cho lớp nghệ sĩ trẻ. Các nghệ sĩ trẻ như: Thành Tây, Võ Minh Lâm, Bình Tinh, Thúy My, Khánh Vy, Nhật Khánh, Ái Vy, Trung Hậu, Lưu Thiện, Hoài An, Hữu Vinh, Hữu Tâm... được giao nhiều vai diễn hay.

Diễn viên trẻ Nhật Khánh cho biết mùa chầu năm nay, anh đã có thêm nhiều vai hay như: Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Lý Thường Kiệt… "Tôi được hát các vai tuồng sử để nâng cao nghề nghiệp. Khán giả đồng trang lứa đã đến xem và cổ vũ, giúp chúng tôi nỗ lực vượt qua những khó khăn" - Nhật Khánh tâm sự.

Phải tự cứu nghề

NSƯT Trần Minh Ngọc nói: "Đây là dịp để nghệ sĩ hát bội cứu nghề. Không bám vào những giá trị mà ông cha để lại, chạy theo thị hiếu nhất thời sẽ không thể giữ được khuôn mẫu cho thế hệ diễn viên trẻ noi theo. Do đó, vở lịch sử trên sân khấu hát bội bao giờ cũng phải giữ đúng niêm luật, trình thức vũ đạo, âm nhạc, phục trang, hóa trang…".

Sân khấu nghệ thuật hát bội thật sự gặp khó khăn từ nhiều thập niên qua nên việc đào tạo đội ngũ kế cận trẻ là rất vất vả. NSND Đinh Bằng Phi nói: "Các đoàn nghệ thuật xã hội hóa đẩy mạnh việc giới thiệu tài năng trẻ cho sàn diễn sân đình qua các vở sử. Thế hệ nghệ sĩ tiền bối cố gắng làm tròn trách nhiệm truyền nghề, giúp lớp trẻ thực hành qua các vai lịch sử như: Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Tôn Thất Thuyết, Đặng Đại Độ, Nguyễn Trãi… Qua đó các em diễn viên trẻ ca diễn tự tin, lên tay nghề hẳn".

Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP HCM đã đào tạo được 17 diễn viên trẻ nên đợt ra quân này mạnh dạn giao cho các em diễn những vai chính. Kịch bản lịch sử luôn thu hút người xem, được sự dìu dắt đáng quý của thế hệ nghệ sĩ đi trước, lớp trẻ đã tạo cú hích, gieo mầm cho hát bội hướng tới những mùa thu hoạch mới. 

Thu hút khán giả

Từ nhiều thập niên qua, hát bội không có đất diễn, nghệ sĩ chỉ trông chờ vào mùa hát chầu lễ Kỳ Yên, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch, diễn ra tại các ngôi đình thờ thần ở Nam Bộ. Năm nào cũng vậy, ngoài lễ thỉnh sắc, lễ chánh tế, xây chầu,... là thủ tục phải giữ, các đình thường tổ chức hát chầu. Sau lễ rước Tổ hát bội về đình, 2-3 ngày sau, chương trình biểu diễn hát chầu sẽ diễn ra, thu hút đông đảo người dân trong khu vực đến thưởng thức nghệ thuật.

Từ lâu rồi hát chầu chỉ phục vụ khán giả đến dự lễ cúng đình nên nhiều đoàn hát, nhóm nghệ sĩ đã pha trộn nhiều môn giải trí khác nhằm giữ chân khán giả. Vì thế, không ít lời than phiền rằng ngày nay đi xem hát bội không còn thú vị. Năm nay, khán giả hào hứng đến xem rất đông qua các suất hát chầu, vì có các vở tuồng lịch sử được dàn dựng hào hùng thay cho các trích đoạn cải lương pha tấu hài như cách làm của một số đoàn trước đây.

 
Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Hát bội - nét đẹp văn hoá đang dần bị lãng quên

Liêu Lãm

  •  
  •  

  •  
  •  
  •  
  •  

Hát bội, loại hình văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam từng là món ăn tinh thần đặc sắc hàng chục năm về trước, ngày nay theo thời gian đang dần bị mai một.

 
Những nghệ sĩ hát bội ở Đồng Tháp Loại hình văn nghệ trình diễn cổ truyền Việt Nam từng là món ăn tinh thần đặc sắc hàng chục năm về trước, ngày nay theo thời gian đang dần bị mai một.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 1
Hàng năm, nhân dịp Lễ hội Kỳ yên Hạ điền (tháng 6 âm lịch) ở xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), đoàn nghệ thuật tuồng cổ Sông Thanh - một trong những đoàn hát bội tư nhân hiếm hoi còn duy trì hoạt động đến ngày nay lại tham gia trình diễn những vở hát bội, phục vụ bà con nhân dân ở xã nghèo.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 2
Lấy sân đình làm sân khấu trình diễn, và phía bên trong cánh gà là nơi sinh hoạt, các thành viên trong đoàn hát phải đến trải chiếu, ăn - ngủ tập trung ở đây trong suốt những ngày diễn ra lễ hội. Trong ảnh, Phương Hoàng Quý (18 tuổi) đang soạn lại trang phục cho buổi diễn vào buổi tối. Đây là năm thứ hai, em theo nghề hát bội.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 3
Trước giờ diễn hai tiếng, các nghệ sĩ đã phải bắt đầu trang điểm ngay tại nơi ngủ nghỉ của mình. Trang điểm khuôn mặt trong hát bội thật sự là một nghệ thuật khi việc vẽ, pha màu cũng như áp dụng màu sắc cho đúng với vai diễn đòi hỏi người nghệ sĩ phải có trình độ chuyên môn cao và điêu luyện.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 4
Theo nghề hát bội đến nay đã 33 năm và là một trong những người giàu kinh nghiệm nhất trong đoàn, nghệ sĩ Dũng Linh (tên thật Huỳnh Thanh Dũng) còn kiêm thêm nhiệm vụ quản lý, phân vai cho các diễn viên khác trong mỗi tuồng hát. Hôm nay, anh thủ vai Tiết Ứng Lưu trong vở "Tiết Nhơn Quý Chinh Tây". Mỗi nghệ sĩ đều trang bị cho mình một hộp đồ nghề chuyên dụng riêng, bao gồm các loại mỹ phẩm trang điểm, trang sức, bột màu và những vật dụng cá nhân. Nếu như ở một số loại hình nghệ thuật khác, công việc trang điểm cho các nghệ sĩ thường có người phụ trách riêng, thì ở hát bội, do đã không còn phổ biến và cũng để tiết kiệm chi phí, mỗi người nghệ sĩ đều phải tự biết trang điểm, vẽ mặt cho mình. Thời gian để vẽ xong một khuôn mặt khoảng 1 giờ.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 5
Trong sân đình chật chội, sân khấu được dựng lên đơn giản, thô sơ, người dân tập trung ở sảnh chính chuẩn bị xem hát, còn nơi các nghệ sĩ nghỉ ngơi, trang điểm, chuẩn bị trang phục chỉ cách đó có vài bước chân.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 6
Trong nghệ thuật hát bội, những màu sắc chính được trang điểm trên khuôn mặt thường để phân biệt tính tình, nhân sinh quan cũng như đạo đức của một nhân vật. Theo đó, sắc đỏ biểu thị cho người ngay thẳng, trung thành, đen tượng trưng cho người mạnh mẽ, hung tợn, trắng là người đa nghi, xảo trá,... Trong ảnh, nghệ sĩ Hề Lạc đang vẽ màu đỏ lên mặt, biểu thị cho trung thần. Năm nay đã 69 tuổi và theo nghề hát bội từ năm 14 tuổi, nghệ sĩ Hề Lạc tâm sự: "Tui học hát từ ba tui, rồi tui dạy cho con gái tui, cả gia đình đều theo nghề hát. Bây giờ khó khăn quá, người ta ít đi coi hát lại, tui buồn lắm chứ, nhưng mà hát là đam mê của tui rồi, không bỏ được, tới chừng nào còn sức là còn hát". Trong hộp cá nhân của ông, lúc nào cũng có lọ thuốc vitamin, ông uống trước khi lên sân khấu để có sức diễn.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 7
Gần đó, nghệ sĩ Băng Kiều (con gái của nghệ sĩ Hề Lạc) cũng đang vẽ mặt, trong khi cô con gái Lê Yến Nhi (8 tuổi) đang chơi đùa. Bé được đi theo mẹ lưu diễn trong thời gian nghỉ hè.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 8
Trong khi đó, một nghệ sĩ tranh thủ chợp mắt trước giờ diễn, ngay giữa không gian ồn ào, lộn xộn nơi sân đình.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 9
Sau khi vẽ mặt, các nghệ sĩ sẽ đeo lên người rất nhiều trang sức như mũ, bông tai... và mặc trang phục rất cầu kỳ. Cái tên "hát bội" cũng xuất phát từ đây vì khi hoá trang, các diễn viên phải giắt (bội) những cờ phướn, lông công, lông trĩ... lên người. Trong ảnh, nghệ sĩ Kim Ngân đang chỉnh lại những chi tiết trên chiếc mũ được trang trí vô cùng cầu kỳ. Hôm nay, chị đóng vai nữ chính (đào chính) và được bầu đoàn trả 500.000 đồng/đêm. Trong khi đó, đào phụ, kép phụ (vai nam phụ) được trả 300.000 đồng, và thấp nhất là vai quân sĩ với giá từ 150.000-200.000 đồng/đêm.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 10
Đối với những đứa trẻ ở vùng quê nghèo, còn thiếu thốn nhiều phương tiện giải trí, việc có một đoàn hát bội về diễn, với những cờ phướn, trang sức lấp lánh là một điều gì đó rất lạ lẫm và hấp dẫn. Chúng chen chúc, nép mình sau những ô cửa để được xem các nghệ sĩ đang trang điểm.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 11
Cũng đóng vai kép chính trong vở diễn, nghệ sĩ Ngô Quốc Minh đã đội xong chiếc mũ với lông trĩ dài và đang tập lại những động tác trước khi lên sân khấu...
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 12
...trong khi đó nghệ sĩ Huy Hùng lại đang ngẫm lại những câu thoại.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 13
Bữa ăn của các thành viên trong đoàn được bầu đoàn Kim Thanh Nhị nấu. Bữa ăn chỉ đơn giản là tô cơm trắng, thịt kho và thêm vài cái trứng luộc.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 14
Trước giờ diễn, nghệ sĩ Hề Lạc thắp nhang khấn trước bàn thờ tổ nghề, với ước mong một đêm diễn thành công tốt đẹp. Đây là tập tục quen thuộc, không chỉ với nghề hát bội, mà còn ở tất cả loại hình trình diễn sân khấu khác ở Việt Nam.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 15
Đến giờ bắt đầu vở tuồng, âm nhạc nổi lên, ánh đèn hắt vào sân khấu được trang trí giản dị, rèm được kéo ra và người dân ngồi ken kín bên dưới, ánh mắt mong chờ một buổi xem hát thật hay.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 16
Hát bội là bộ môn nghệ thuật có sự kết hợp phức tạp giữa ca hát và điệu bộ. Trong đó, tất cả các động tác của nghệ sĩ trên sân khấu đều mang ý nghĩa tượng trưng sao cho với bối cảnh sân khấu và đạo cụ đơn giản, người coi hát có thể hình dung ra nhân vật và tình huống thật của câu chuyện. Trong quá khứ, người nghệ sĩ hát bội theo các điệu "Nam", "Khách", "thán", "oán" và "ngâm", khá khó nghe đối với những người không tìm hiểu. Tuy nhiên, theo thời gian, để hợp với thị hiếu người dân, người nghệ sĩ phải pha vào hát cải lương, hồ quảng. Tất cả những điều đó, kết hợp cùng động tác uyển chuyển của các diễn viên trên sân khấu rực rỡ sắc màu, tạo thành một vở tuồng sinh động, đẹp mắt.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 17
Ở những vùng quê nghèo như xã Vĩnh Thạnh, trẻ em không có các thiết bị điện tử cao cấp, không có nhiều điểm vui chơi nên hát bội là hoạt động rất thu hút các em.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 18
Dàn nhạc là yếu tố không thể thiếu của các vở hát bội. Nếu như ngày xưa, các nhạc cụ được dùng bao gồm rất nhiều loại như trống chiến, kèn, đồng la, đàn cò, ống sáo,... thì theo thời gian và sự phát triển, dàn nhạc được rút gọn chỉ còn đàn organ, trống, guitar điện tử, có thể giả được rất nhiều âm thanh khác nhau.
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 19
Ông Ba Xê (67 tuổi), vừa chăm chú xem hát vừa chia sẻ: "Mấy chục năm nay, năm nào cúng đình tui cũng đi, rồi ở lại coi hát bội luôn! Tui khoái nhất là coi cải lương với hát bội".
Hat boi - net dep van hoa dang dan bi lang quen hinh anh 20
Ngày nay, các đoàn hát bội đang dần hiếm hoi, vì lượng khán giả yêu thích loại hình nghệ thuật này không còn nhiều. Các đoàn hát chủ yếu là những đoàn của đoàn văn công các tỉnh, thưa thớt các đoàn tư nhân như đoàn Sông Thanh, nhận hát tại các lễ hội đình thần ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.


Nguồn tin: tcgd theo NLĐ - Z
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.