Đang truy cập : 179
Hôm nay : 22489
Tháng hiện tại : 2197207
Tổng lượt truy cập : 88503808
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Nghệ Sĩ Châu Thanh
Đó là trường hợp của nghệ sĩ Châu Thanh trong những năm 1987, 88… Nam nghệ sĩ Châu Thanh tên là Trần Tuấn Kiệt, sanh năm 1957, tại xã Phước Chỉ, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Cha tên Trần Minh Chương (1934), nhạc sĩ tài tử, Mẹ tên Nguyễn Thị Xi (1937), cả hai ông bà đều sống bằng nghề ruộng rẫy.
Tuấn Kiệt học tới lớp 10 rồi thôi học ở nhà giúp cha mẹ trong việc đồng áng. Vì có cha là nhạc sĩ tài tử nên Tuấn Kiệt học và ca thông thạo các bài bản cổ nhạc. Năm 1973, 16 tuổi Tuấn Kiệt đã biết đàn guitare phím lõm, anh ca hay, đờn giỏi. Năm 1979, cậu của Tuấn Kiệt là nhạc sĩ Đoàn Huy giới thiệu Tuấn Kiệt với đoàn Sàigòn 2.
Trưởng đoàn thu nhận Tuấn Kiệt và định lương mỗi suất hát cho Tuấn Kiệt 2 đồng rưỡi, được ăn cơm hội. Đối với các nghệ sĩ, được ăn cơm hội là một việc rất quan trọng vì dầu cho lương nhỏ, đoàn có hát hay là không hát thì vẫn có cơm ăn. Lương mỗi xuất hát là 2 đồng rưỡi (sau đợt đổi tiền lần thứ 2), không đủ để mua một tô hủ tiếu ở tiệm Hồng Phát, đường Trần Qúy Cáp cũ.
Tôi kể lại chi tiết nầy vì có một chuyện thật xảy ra, Tuấn Kiệt coi như là một chuyện may của anh, Tuấn Kiệt là nông dân, hồi ở nhà đi cày ruộng, mỗi bửa cơm ăn sáu, bảy chén. Vô đoàn hát, ăn cơm hội thì tiêu chuẩn chỉ được hai chén rưởi nên lúc nào Tuấn Kiệt cũng bị đói run. Hai đồng rưởi lương đêm chỉ đủ mua bánh mì, gậm cầm hơi để theo đoàn học hát.
Có một đêm kép chánh bị bịnh không hát được, Tuấn Kiệt thế tuồng, đóng vai Chú Năm trong tuồng Khách Sạn Hào Hoa, hát với đào chánh Ngọc Bích. Tới lớp gặp lại người yêu phản bội, Tuấn Kiệt diễn với nét giận dữ, đến nỗi tay chân run lên, bước đi loạng choạng như không còn tự chủ được.
Anh em đồng nghiệp khen Tuấn Kiệt diễn xuất thần, lột tả được tâm trạng người chồng bị bội phản. Trưởng đoàn tăng lương cho Tuấn Kiệt 5 đồng mỗi suất hát, được chia vai hát với kép chánh Tuấn An.
Đoàn cải lương Sàigòn 2. lúc đó lương quá thấp, các diễn viên lén chạy show hát ở các đoàn tỉnh nên nhiều khi đoàn diễn ở Sàigòn mà thiếu người hát, phải nhờ Tuấn Kiệt thế vai. Tuấn Kiệt nổi danh là “ Anh Kép Sơ Cua “. Tuấn Kiệt đã hát qua các tuồng: Khách Sạn Hào Hoa, Tìm Lại Cuộc Đời, Tiếng Hò Sông Hậu, Nếu Em Là Hoàng Đế, Nắng ắm ngọai ô.
Sau nầy, Tuấn Kiệt kể lại: không phải anh giận run mà là anh đói quá, phát run, đi không nỗi, loạng choạng, vậy mà ông trưởng đoàn tưởng Tuấn Kiệt diễn xuất hay nên tăng lương cho anh.
Đoàn cải lương Sàigòn 2. lúc đó lương quá thấp, các diễn viên lén chạy show hát ở các đoàn tỉnh nên nhiều khi đoàn diễn ở Sàigòn mà thiếu người hát, phải nhờ Tuấn Kiệt thế vai. Tuấn Kiệt nổi danh là “ Anh Kép Sơ Cua “. Tuấn Kiệt đã hát qua các tuồng: Khách Sạn Hào Hoa, Tìm Lại Cuộc Đời, Tiếng Hò Sông Hậu, Nếu Em Là Hoàng Đế, Nắng ắm ngọai ô.
Nghệ sĩ Phương Bình, chủ nhân đoàn Hương Biển mời Tuấn Kiệt, với contrat 15.000 đồng một năm và lương 3o đồng một xuất hát. Tuấn Kiệt xin nghĩ đoàn Sàigòn 2 nhưng trưởng đoàn không chấp thuận, Tuấn Kiệt đang đêm trốn đi Nha Trang với ông bầu Phương Bình. Vì rời đoàn không được trưởng đoàn chấp thuận nên Sởû Văn Hóa Thông Tin thông tri đi các tỉnh, cấm không cho Tuấn Kiệt hành nghề trên toàn quốc.
Để có thể hát cho đoàn Hương Biển, Tuấn Kiệt phải đổi nghệ danh là Bảo Châu, khai lý lịch là con của ông Chương, tải xế taxi ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật.
Năm 1980, Nghệ sĩ Bảo Châu (tức Tuấn Kiệt) hát ở đoàn cải lương Hương Biển cũng chuyên hát thế vai của Phương BÌnh trong các tuồng Giọt Máu Oan Cừu, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bạch Viên Tôn Các, Thạch Sanh Lý Thông. Vì phải ở vào vị trí “ kép sơ cua” nên khi dứt contrat, Bảo Châu trở về quê cũ ở Trảng Bàng, làm ruộng.
Anh không đi đòan hát khác được vì lịnh cấm hành nghề của Sở Văn Hóa Thông Tin. Cán bộ Tư Hiếu, trưởng đoàn cải lương Sàigòn 3, dẫn Bảo Châu về Sở Văn Hóa Thông Tin, bắt làm tờ tự kiểm, sau đó Bảo Châu mới được cho gia nhập đoàn cải lương Sàigòn 3 với nghệ danh cũ là Tuấn Kiệt.
Năm 1981, Tuấn Kiệt hát qua các tuồng Tình Ca Biên Giới, Nàng Sarết, Mái Tóc Người Vợ Trẻ. Tuấn Kiệt tiến bộ về diễn xuất, ca vọng cổ dài hơi theo kiểu của Giang Châu.
Một câu ca dài hơi của Tuấn Kiệt. (Xin theo dõi trong phần âm thanh) Thưa quí thính giả, vừa rồi là giọng ca dài hơi của Tuấn Kiệt, có khán giả rất thích, có người không ưa, vì vậy ông Trưởng đoàn mời Minh Vương hát vai kép chánh. Tuấn Kiệt rời đoàn cải lương Sàigòn 3, về hát vai chánh của đoàn Cao Nguyên trong 5 năm, tạo được tiếng vang lớn ở các tỉnh Cao Nguyên và miền Trung.
Năm 1982, Tuấn Kiệt kết hôn với nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền (đào chánh đoàn Cao Nguyên chớ không phải Ngọc Huyền có hai đồng tiền trên má, chuyên đóng cặp với Kim Tử Long). Tuấn Kiệt và Ngọc Huyền ở với nhau, có được hai con. Năm 1987, hai người ly dị nhau. Tuấn Kiệt (Châu Thanh) nuôi đứa con trai lớn tên Trần Châu Tuấn (sanh năm 1982). Ngọc Huyền nuôi đứa con gái tên Trần Ngọc Linh sanh năm 1986.
Năm 1982, Tuấn Kiệt kết hôn với nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền (đào chánh đoàn Cao Nguyên chớ không phải Ngọc Huyền có hai đồng tiền trên má, chuyên đóng cặp với Kim Tử Long). Tuấn Kiệt và Ngọc Huyền ở với nhau, có được hai con. Năm 1987, hai người ly dị nhau. Tuấn Kiệt (Châu Thanh) nuôi đứa con trai lớn tên Trần Châu Tuấn (sanh năm 1982). Ngọc Huyền nuôi đứa con gái tên Trần Ngọc Linh sanh năm 1986.
Năm 1987, Đoàn cải lương Trung Hiếu ký hợp đồng với Tuấn Kiệt, đổi nghệ danh Tuấn Kiệt là Châu Thanh để xóa đi cái ấn tượng không tốt về một Tuấn Kiệt “kép sơ cua”.
Đoàn cũng mời nữ nghệ sĩ Phượng Hằng, (đoàn cải lương Tây Ninh về cộng tác). Phượng Hằng ca vọng cổ dài hơi, cô có thể ca liền một hơi dài 100 chữ. Châu Thanh cũng có kỷ thuật ca dài hơi như Phượng Hằng, nhưng Châu Thanh ca có kỹ thuật điêu luyện hơn, rõ lời hơn, chớ không giống như nói lãi nhãi hay ca đều đều như tụng kinh.
Đôi sơn ca Châu Thanh – Phượng Hằng diễn vở tuồng Vụ án Mã Ngưu, tạo ra một cơn sốt vé chợ đen. Nhận định hiện tượng nầy, báo chí kịch trường cho là tuồng tích trung bình, văn chương kém nhưng nhờ lối ca dài hơi của Châu Thanh và Phượng Hằng gây được sự tò mò chú ý của khán giả.
Năm 1989, Châu Thanh và Phượng Hằng gia nhập đoàn cải lương Thanh Nga, hát các tuồng Tấm Lòng Của Biển, Nữ Kiệt Sang Sông, Giấc Mộng Trường Sinh. Để câu khách, Trưởng đoàn yêu cầu các soạn giả sửa các câu vô vọng cổ trong các tuồng kể trên từ 120 chữ đến 160 chữ cho Phượng Hằng và Châu Thanh ca. Các soạn giả đoàn Thanh Nga muốn giữ cách ca vọng cổ chân phương kiểu như anh Uùt Trà Ôn hay Hữu Phước nên không viết lời thêm cho câu vô vọng cổ dài ra Phượng Hằng rời đoàn Thanh Nga để trở về đoàn cũ, Châu Thanh đi đoàn Sông Bé 2.
Năm 1991, Châu Thanh lại về hát cặp với Phượng Hằng, cũng ca dài hơi như cũ nhưng không được thành công như xưa. Khán giả đã tỏ ra không thích lối ca tía lia tía lia mà họ không nghe rõ lời.
Năm 1993, Châu Thanh về đoàn tuồng cổ Huỳnh Long, sau nữa thì chỉ đi hát chầu cho các đoàn tỉnh, thu vidéo hay đóng phim nhựa.
Châu Thanh có được một ưu điểm đó là anh xuất thân là một nông dân đã từng làm ruộng sinh sống trước khi đi hát, nên khi hát ở các vùng thôn quê, anh dể gần gũi với khán giả. Khi hát ở các thôn xã, diễn viên phải ở chung trong nhà dân, khi rỗi rãnh, anh giúp chủ nhà trong việc đồng áng như cấy lúa, cắt, đập, giả gạo…dù làm ít để lấy cảm tình, dân ở địa phương rất qúy trọng Châu Thanh.
Ngoài ra Châu Thanh và Phượng Hằng thu được 5 cuốn băng cassette mang tên “ Tiếng Hát Châu Thanh – Phượng Hằng”.
Hơn 20 năm hành nghề, nghệ sĩ Châu Thanh từng diễn cặp với các đào chánh như Thanh Kim Huệ, Tài Linh, Ngân Huệ, Cẩm Tiên, Thanh Hằng, Thanh Ngân, Thanh Thanh Tâm, Ngọc Huyền, nhưng chỉ có trong hai năm 1987, 88 , khi đóng tuồng chung với Phượng Hằng ca dài hơi trong tuồng Vụ Aùn Mã Ngưu, Châu Thanh và Phượng Hằng thu hút được một số khán giả kỷ lục.
Châu Thanh diễn tuồng xã hội thành công hơn tuồng cổ vì anh diễn xuất theo một khả năng tự phát. Muốn diễn tuồng cổ hay thì diễn viên phải học vũ đạo có căn bản, kép văn, kép võ, tướng nịnh, tướng trung đều có điệu bộ riêng, lối phát âm cũng phải theo khuôn mẫu, Châu Thanh đi hát là chỉ học theo những vai của các nghệ sĩ trước đã hát, giỏi tài bắt chước theo chớ không có căn bản. Ưu thế của Châu Thanh là làn hơi ca rất khoẻ, hơi dài, cách luyến láy độc đáo, đặc biệt là lối vô vọng cổ dài hơi.
Châu Thanh có được một ưu điểm đó là anh xuất thân là một nông dân đã từng làm ruộng sinh sống trước khi đi hát, nên khi hát ở các vùng thôn quê, anh dể gần gũi với khán giả. Khi hát ở các thôn xã, diễn viên phải ở chung trong nhà dân, khi rỗi rãnh, anh giúp chủ nhà trong việc đồng áng như cấy lúa, cắt, đập, giả gạo…dù làm ít để lấy cảm tình, dân ở địa phương rất qúy trọng Châu Thanh.
Từ năm 2000, sân khấu mất khán giả, Châu Thanh theo Thanh Điền học nghề chụp hình, mở một tiệm chụp hình trên đường Bàn Cờ, kiếm sống được.
Châu Thanh và Ngọc Huyền trở lại chung sống với nhau. Các con Ngọc Linh và Châu Tuấn đã nối nghiệp cha mẹ, trở thành những ca sĩ tân nhạc đắc show trên các tụ điểm ca nhạc và tấu hài Đầm Sen, Hồ Kỳ Hòa, Suối Tiên…
Nhắc đến Châu Thanh, khán giả nhớ cặp song ca Châu Thanh – Phương Hằng trong hai vai Quách Vương và Thục Oanh, tuồng Vụ án Mã Ngưu và nhắc đến tuồng đó, người ta chỉ nhớ hai nghệ sĩ ca vọng cổ dài hơi.
SG Nguyễn Phương
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc