Đang truy cập : 126
•Máy chủ tìm kiếm : 10
•Khách viếng thăm : 116
Hôm nay : 17782
Tháng hiện tại : 449032
Tổng lượt truy cập : 88966492
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
HẬU VẬN CỦA NHỮNG DANH TÀI CẢI LƯƠNG...
Năm 1978, nữ nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng bị kẻ lạ chận xe ám sát trong đêm cả hai từ rạp hát trở về nhà. Cái chết của cô có nhiều nghi vấn, nhưng đám tang của cô trở thành cái lễ quốc táng, có gần 10.000 người đưa tiễn cô tới huyệt. Lúc sống, côlừng lẫy, nhưng cái chết của cô quá thãm khốc giữa lúc cô còn trẻ, hương sắc của cô còn nồng thắm, tài nghệ vẫn còn vững chắc, nên làm biết bao kẻ tuôn nước mắt tiếc thương.
Nhưng nào phải chỉ có Thanh Nga chết
trẻ mà thôi đâu. Ngày xưa, vào thập niên 20, có nam nghệ sĩ Hai Giỏi trong gánh
Nam Đồng Ban của ông Hai Cu, ông này là cha của đương sự, một tay chủ lò bạc
giàu có ở Mỹ Tho lập ra. Trong gánh này có một cặp tài tử xuất sắc, vừa là vợ
chồng ở ngoài đời mà cũng là đôi uyên ương sáng chói trên sân khấu. Đó là Hai
Giỏi và cô Năm Phỉ. Hai giỏi có dáng nho nhã, mặt phấn, môi son, đã đẹp trai mà
còn ca hay. Lúc đó cô Năm Phỉ mới vừa tóc chấm ngang vai, đang độ sen ngó đào
tơ. Khán giả mộ điệu me Hai Giỏi trong vai Chí Hiếu của vở "Chí Thuận Chí Hiếu"
và nhất là vai thầy thông ngôn Trần Trung Nghịa trong vở "Tham Phú Phụ Bần"
phóng tác theo quyển tiểu thuyết "Thầy Thông Ngôn" của Hồ Biểu Chánh.
Nam nghệ sĩ Tư Út (Phạm Thế Đẩu) sinh quán ở Bang Long,
quận Long Phú tỉnh Sóc Trăng, một diễn viên đẹp trai với mắt sáng môi tuơi mà
người đương thời gọi là kép hường dện. "Hường dện" là tiếng kêu trại của hai
tiếng "hồng diện". nhưng kép mặt đỏ ở đây không phải là kép có mặt đỏ như mặt
ông Quan Công vào thời Tam Quốc, mà là kép lên sân khấu đánh phấn trắng dậm phấn
hồng để đóng những vai đẹp trai. Quả vậy, từ khi kép Hai Giỏi qua đời cho tới
khi ngôi sao Tư Út xuất hiện trên nền trời ca kịch cải lương vẫn chưa có kép nào
nho nhã và đẹp trai như Tư Út. Trong tuồng "Hoa Rơi Cửa Phật" (Lan và Điệp) anh
nổi tiếng vai Điệp bên cạnh cô Năm Phỉ trong vai Lan.. Trong vở tuồng "Mộng Hoa
Vương" (về sau đổi là Đêm Trăng Trong Ngự Uyển) anh nổi tiếng vai sứ thần Ngô
Trung Cảnh bên cạnh cô Bảy Phùng Há trong vai Mộng Hoa Vương. Vào năm 1948, anh
theo đoàn Phụng Hảo lên Nam Vang trình diễn, bị bệnh ban trắng và qua đời giữa
tuổi nữa chừng xuân. Thi hài của anh phải an táng ở xứ Chùa Tháp, về sau mới
được vợ anh bốc mộ đem về nước cải táng.
Nam nghệ sĩ Sáu Dỉnh cũng là người chết vào tuổi 30
ngoài. Anh là kép chánh nhưng biết giễu cũng như kép Bảo Quốc hay kép Hương
Huyền sau này. Anh nổi tiếng trên sân khấu Tô Huệ. Sau đó anh lập ra gánh Tử kỳ,
nhưng gánh sống không được bao lâu. Rồi đó, anh đầu quân cho gánh Sống Chung của
soạn giả Năm Nở (Lê Hoài Nở) cũng thành công qua những vở tuồng xã hội của Năm
Nở như: "Nỗi Lòng Chị Bếp" "Ông Huyện Hàm Hàm" "Anh Chị Ăn Mày"... Sáu Dình chết
vào khoảng tuổi 30 ngoài...
để lại người vợ là Kim Đặng và mấy đứa con trong đó có Thiện Mỹ và Hoàng Ấn là
theo đuổi nghiệp cầm ca..
Cô Kim Đặng có một thời cộng tác vho đoàn
Thanh Minh làm đaò nhì, sau đoàn Kim Chưởng đảm nhiệm các vai chánh. Sau đó ít
lâu, cô về cộng tác ban Việt Kịch Năm Châu, đảm nhiệm các vai của cô Sáu Ngọc
Sương đã rời khỏi gánh như vai Bảo Hà Phu Nhân trong vở "Tình Ghen Vương Giả"
của Vạn Lý và Năm Châu (phỏng theo vở "Conte d''''Hiver" vủa Shakespeare) và thế
Kim Cúc đóng vai tỳ nữ trong vở kịch "Miếng Thịt Người" của Thạch Sĩ Bia (phỏng
theo vở "Le Marchand de Venise" cũng của Shakespeare). Gánh Việt kịch Năm Châu
tan rã. Nữ nghệ sĩ Hai Nữ mua xác gánh của Việt Kịch Năm Châu dựng nên bảng hiệu
Phước Chung, Kim Đặng cộng tác với đoàn này cùng những nghệ sĩ cũ như Năm Thiên,
Thừa Vĩnh, Từ Tâm, Hồng Thắm, Hồng Tươi...
Thiện Mỹ theo bước cha nối
nghiệp hề và cộng tác gánh Ngọc Kiều của cặp uyên ương nghệ sĩ Ngọc
Đán&Hoàng Kinh, còn Hoàng Ấn thì làm kép con rất xuất sắc trên sân khấu
Phước Chung. Riêng cô Kim Đặng thì đóng đủ moi vai mụ: mụ lẳng, mụ mùi, mụ độc
với nghệ thuật trào lộng rất độc đáo. Đó là nhờ kinh nghiệm trên 20 năm lăn lộn
theo nghề hát vậy.
Nữ nghệ sĩ Kim Huê, cô đào thinh sắc lưỡng toàn trong
gánh Văn Hí Ban của ông Huỳnh Kim Vui ở Chợ Lớn đã từng hợp với cô đào Tô Ngọc
Diệu thành 1 cặp đào ăn khách. Ngoài ra, cô thủ rất đạt vai Kim Anh bên cạnh cô
Bảy Phùng Há thủ vai cô Lựu trong vở tuồng xã hội "Đời Cô Lựu" của soạn giả Trần
Hữu Trang (Tư Trang), được báo chí khen tặng lắm. Cô qua đời vào năm 1949 giữa
lúc tài nghệ đang độ phát triển. Cô còn để lại cho khách mộ điệu cổ nhạc Nam kỳ
20 câu vọng cổ "Tiếng Chuông Tỉnh Ngộ" thâu trên 2 dĩa Asia phỏng theo bài thơ
thất ngôn bát cú của Huỳnh Mẩn Đạt "Lão Kỵ Qui Y" (Đĩ Già Đi Tu) mà câu vọng cổ
đầu có đoạn "...tiếng chuông chùa đã đánh đổ giấc Vu San, bao nhiêu cuộc xuân
quang xin nhường lại cho ai rộn ràng tren cõi thế".
Nữ nghệ sĩ XuânLan
là dưỡng nữ của nữ hoàng sân khấu Năm Phỉ. Số là cô Năm Phỉ trãi qua 3 đời chồng
là kép Năm Giỏi, ông bầu Nguyễn Ngọc Cương, luật sư Huỳnh Văn Chín mà không có
con. Cho nên cô nhận Túy Hoa làm nghĩa nữ và gia công đào tạo cho Túy Hoa trở
thành ngôi sao sáng chói ngang ngữa với Kim Chung, Bích Thuận, Bích Họp. Ngoài
ra cô có 3 người dưỡng nữ nữa là Kim Cương (cháu kêu bằng dì), Kim Hoàng, Ngọc
Yến và Xuân Lan.
Trước` hết cô Năm Phỉ bắt họ phải học hát tân nhạc để
phụ diễn tân nhạc trên sân khấu Nam Phi. Về sau, cô mới cho họ đóng nững vai phụ
bên cạnh 2 người em gái của cô là Bảy Nam và Mười Truyền. Về sau, Xuân Lan đòi
kết hôn với danh hề Hoàng Dưỡng trong đoàn Nam Phi. Sau khi nữ nghệ sĩ Năm Phỉ
đột ngột từ trần, đoàn Nam Phi đổi bảng hiệu là Năm Phỉ-Kim Cương; Xuân Lan và
Ngọc Yến vẫn còn ở trong đoàn này. Lúc đó Kim Hoàng bỏ đi, Kim Cương nhào qua
điện ảnh và thoại kịch. Về sau Năm Phỉ-Kim Cương phải đổi bảng hiệu là Nam
Phong.
Cô Chín Bia mời Ngọc Hương và Kim Giác tăng cường bên giàn đào,
Thanh Phong và Sơn Minh tăng cường bên giàn kép. Nhưng trước khi cô Chín Bia lấy
xác gánh Năm Phỉ-Kim Cương để dựng nên đoàn Nam Phong thì Xuân Lan đầu quân cho
đoàn Nam Hồng của ông Lưu Văn Trình, thay thế cho cô Thiên Kim đầu quân cho đoàn
Kim Thoa. Xuân Lan cùng với nữ nghệ sĩ Hoàng Hoa là hai cô đào chánh của gánh
Nam Hồng. Cô hát tân nhạc rựa ràng và có nét. Cô đẹp nhưng hơi có vẻ...mệt mõi tiều tụy vì trãi qua mấy lần sinh nở khó khăn. Trên sân khấu Nam
Hồng, cô thành công vai cô Tấm trong vở "Tấm,Cám" của Charlotte Miều. Khi cô
Chín Bia kiện toàn đoàn hát Nam Phong, Xuân Lan trở về với Cô Chín cùng chồng
con mình. trở thành đào nhì. đứng sau đào chánh Ngọc Hương. Cô lại cảm anh chàng
kép đẹp Sơn Minh rồi cắm sừng lên đầu Hề Hoàng Dưỡng. Do đó mà cả hai dắt díu
qua đoàn khác. Ít năm sau Xuân Lan chết vì chứng hậu sản. Hai đứa con trai của
cô theo cha sống cho tới ngày cáo chung của đoàn Nam Phong, chuyên thủ vai kép
con. Vào năm 1965, tôi có gặp Hề Ngoc Trai ở gần đình Phú Thạnh, vốn là anh một
cha khác mẹ với Kỳ Nữ Kim Cương. Anh bảo tôi: "trong mấy cô dưỡng nữ của bà Năm
Phỉ, chỉ có Xuân Lan là đẹp mặn mòi. Kim Hoàng và Kim Cương mà ăn nhằm gì với cổ
về nhan sắc. Tội nghiệp cho cổ, hể sau mỗi lần sanh nở là bị bịnh dây dưa nên
nhac sắc sút kém và âm lương trong tiếng hát cũng hao hớt đi nhiều. Rồi đó, lần
sanh nở thứ tư cướp lấy mạng sống của cô ta...". Riêng tôi, kẻ viết quyển này,
đã có lần được cô cô hát bài "Sơn Nữ Ca" của Trần Hoàn trên sân khấu Nam Phi và
bài "Gánh Lúa" của Phạm Duy trên sân khấu Nam Hồng. Cô đẹp não nùng, giọng hát
dịu ngọt, có nét gợi cảm riêng.
Nữ nghệ sĩ Mỵ Lan trước khi bước vào
nghề cải lương là một danh ca của các hãng dĩa như Hoành Sơn, Hồng Hoa, Sơn Ca,
Việt Hải. Thuở đó cô là địch thủ của các nữ danh ca như Ngọc Ánh, Lệ Liễu, Bạch
Huệ. Sau đó, cô cùng Út Bạch Lan và Thanh Hương sáng chói trong ca giới nhạc
trường ủa ngành cổ nhạc Nam Kỳ. Cô có một thời là người yêu của nam nghệ sĩ
Thanh Phong và gia nhập đoàn Trâm Vàng vào năm 1959. Đoàn hát rã, cô chìm dần
vào bóng tối và chết vài năm sau đó.
Nữ nghệ sĩ Thu Cúctrong gánh Mai
Hoa, trước là vợ của Út Hậu, đã có 1 con vời nghệ sĩ này. Cô nổi danh bên cạnh
chồng và nữ nghệ sĩ Mai Hoa qua hai vỡ tuồng "Mái Tóc Người Vợ Trẻ" và " Chiếc
Quạt Trầm Hương". cô có tầm vóc không cao không thấp, không ốm, không mập, một
dáng dấp mà người Bắc gọi là "mỏng mày hay hạt". một khuôn mặt đẹp thật thơ
trinh cùng một giọng hát rổn rảng và chắc nịch. Về sau, vào năm 1962, nam nghệ
sĩ Út Trà Ôn và vợ là bà chủ hãng dĩa Hồng Hoa lập gánh Thống Nhất có chuộc Út
Hậu ở gánh Mai Hoa và nữ nghệ sĩ Diệu Hiền ở gánh Hoa Sen về. Không hiểu vợ
chồng anh Út Trà Ôn đã đẩy Diệu hiền vào vòng tay Út Hậu cách nào mà chàng nghệ
sĩ vốn là một thầy chùa hoàn tục kia nhẫn tâm bỏ Thu Cúc để thành hôn với Diệu
Hiền. Thu Cúc đành ôm con và rương trấp về nhà, sau đó đầu quân cho gánh Minh
Bằng hát chung với nữ nghệ sĩ Kim Ngọc và hai anh kép Minh Quang, Minh Đức. Lúc
đó Thu Cúc là vợ của em trai nữ nghệ sĩ Thanh Hương, nhưng tấm ảnh rữa cở 18x24
của Út Hậu vẫn còn dán bên trong nắp rương của cô. Ít lâu, cô từ trần vì bị bạo
bệnh hay vì buồn khổ, nhưng chẳng báo nào nói đến.
Nữ nghệ sĩ Kim Chi
chết vào khoảng năm 1965. Cô là con gái của nữ danh ca Năm Cần Thơ, có một thời
là vợ của soạn giả kiêm kịch sĩ Việt Anh. Năm Cận Thơ trước khi chuyển qua ca
vọng cổ và trở thành chim họa mi của các hãng dĩa, là đào hát bội không nổi
tiếng. Hai người em gái của cô là Kim Chừng và Kim Nên (nữ nghệ sĩ này là thân
mẫu của nam ca sĩ tân nhạc Thái Châu) đều đi theo nghiệp cải lương. Còn 3 người
con của cô là Kim Chi, Kim Hà và Mộng Thu đều theo gót hai người dì của mình.
Kim Chừng. Kim Nên, Kim Hà và Mộng Thu đều có giọng tốt nên có thể làm đào
thương. Nhưng Kim Chi không có giọng tốt nên làm đào độc, đào lẳng. Trước khi
giải nghệ, vào năm 1961, cô có gia nhập vào đoàn Nam Phong do Chín Bia và Giáo
Út lèo lái. Đoàn Nam Phong là hậu thân của đoàn Nam Phi và đoàn Năm Phỉ-Kim
Cương. Lúc bấy giờ bên giàn đào có Ngọc Hoa (sau, cùng chồng đầu quân cho đoàn
Thống Nhất, trước khi bỏ vào khu) và Ngọc Yến, còn bên giàn kép có Thanh Phong
và Mộng Thành. Lại nữa, có nghệ sĩ Ngọc Chiếu (đuợc báo chí ban cho cái hỗn danh
là Mai Lan Phương Việt Nam) chuyên giả gái để nhảy múa các màn vũ Ai Cập. Nhưng
đoàn suy giảm khá nhiều, chỉ quanh quẩn ở vùng đất đỏ và các đồn điền cao su.
Kim Chi dù sao cũng vẫn là cây đinh của đoàn Nam Phong. Sau đó, báo chí loan tin
cô cắm cho Việt Anh một cặp sừng cong vút trên đầu. Thế là cả hai đành đường ai
nấy bước. Ít lâu, báo chí có loan tin cô từ trần.
Tôi chỉ nhớ có bấy nhiêu những nghệ sĩ chết trẻ giữa lúc sắc thinh còn hứa
hẹn.
trích Sàn Gỗ Màn Nhung của Hồ Trường An
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc