Trẻ
Thương tiếc ông – người nhạc sĩ đã dành trọn cuộc đời cho âm nhạc. Ông qua đời lúc 17 giờ 15 ngày 26-12. Lễ nhập quan lúc 8 giờ sáng 27-12. Lễ truy điệu và đưa đi an táng sẽ được tiến hành ngày 29-12. Hội Âm nhạc TP HCM sẽ thông báo về địa điểm tổ chức tang lễ của ông vào sáng ngày mai. Công chúng yêu mến nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua những bài hát để đời: "Dư âm", "Dáng đứng Bến Tre", "Người đi xây hồ kẻ gỗ", "Cô nuôi dạy trẻ"…
Nghe lại tác phẩm "Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh" - Trình bày: NSND Thu Hiền Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (lúc đương chức) đến thăm nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý tại nhà riêng của ông ở TP HCM
Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với nền âm nhạc nước nhà.
Vĩnh biệt ông!
Như vậy là chương trình Nghệ sĩ tri âm năm nay do nghệ sĩ Kim Cương tổ chức sẽ vắng bóng ông. Không còn nhìn thấy nụ cười nhân hậu của ông nữa.
Nghe lại tác phẩm "Dáng đứng bến Tre" - Trình bày: NSND Thu Hiền
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, cha của ông thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chụp hình lưu niệm cùng các nghệ sĩ
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý thời trẻ
Từ năm 1944, ông đi hát trong phòng trà ở Vinh kiếm sống. Năm 1945, Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh, sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947 khi là Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền huyện Thanh Chương, với ca khúc đầu tay "Ai xây chiến lũy" được viết năm 1949.
Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc, ông đã viết nhiều bài hát như: "Vượt trùng dương" (1952), "Tiếng hát Dôi-a" (1953) và đặc biệt là ca khúc nổi tiếng "Mẹ yêu con" (1956).
Cuối năm 1957, ông cùng với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao được chỉ định thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Thời gian này, ông đã viết một số ca khúc như: "Chim hót trên đồng đay" (1963), "Dòng nước quê hương" (1963), "Tiễn anh lên đường" (1964), "Múa hát mừng chiến công" (1966)...Công chúng yêu mến ông nhất qua những bài hát: "Dư âm", "Dáng đứng Bến Tre", "Người đi xây hồ kẻ gỗ", "Cô nuôi dạy trẻ"…
Nghe lại tác phẩm "Dư âm"
Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với nền âm nhạc nước nhà. NSND Kim Cương xúc động: "Tôi nhớ mãi lần gặp ông trong chương trình Nghệ sĩ tri âm do tôi tổ chức nhằm trao quà cho nghệ sĩ nghèo và những nhạc sĩ đã có nhiều cống hiến cho âm nhạc nước nhà, ông ngồi xe lăn đến tham dự, cầm tay tôi, ông xúc động nói: "Còn nhiều anh em nghệ sĩ sân khấu và các lĩnh vực cần giúp đỡ hơn tôi, cô hãy cho tôi nhường phần của tôi lại". Rồi ông khóc!
Nghe lại tác phẩm "Người đi xây hồ kẻ gỗ"
Trong những ngày cuối đời, tôi biết ông cô độc lắm, cứ nghe ai đến thăm thì ông vui hẳn lên. Đời nghệ sĩ là như vậy, khi về chiều thì bao giờ cũng nhớ đến phút giây huy hoàng của mình. Ông dẫu sao còn may mắn hơn nghệ sĩ biểu diễn chúng tôi, nghĩa là còn có bài hát mình sáng tác để công chúng nhớ, còn nghệ sĩ khi rời xa sàn diễn, thì không thể diễn lại vai của mình. Nghe tôi nói vậy, ông lại an ủi: "Cô là kỳ nữ trứ danh, có nhiều số phận gắn liền với sân khấu, Người nghệ sĩ cống hiến tài hoa thì đến thác vẫn được lưu danh" – Kỳ nữ Kim Cương xúc động khi nói về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời ở tuổi 94
(NLĐO)- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nổi tiếng với những sáng tác như "Dư âm", "Mẹ yêu con", "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa", "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh", "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ", "Dáng đứng Bến Tre"...
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925, tại Nghệ An) đã qua đời vào tối 26-12 tại nhà riêng trên đường Trần Khắc Chân (quận 1, TP HCM) sau thời gian chống chọi với rất nhiều căn bệnh của tuổi già, hưởng thọ 94 tuổi.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trong chương trình “Nghệ sĩ tri âm” lần thứ 3 do NSND Kim Cương tổ chức
Là một trong năm nhạc sĩ đầu tiên, cùng Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, thành lập nên Hội nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nổi tiếng với những sáng tác như "Dư âm", "Mẹ yêu con", "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa", "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh", "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ", "Dáng đứng Bến Tre"...
Có sự nghiệp thành công, nhưng ở tuổi xế chiều, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý rơi vào cảnh ốm đau, bệnh tật.
Lễ nhập quan vào lúc 8 giờ ngày 27-12 và di quan ngày 29-12. Hội Âm nhạc TP HCM đang chuẩn bị tang lễ, có thể quàn tại Nhà Tang lễ TP HCM.
Tin - ảnh: Thanh Hiệp Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Chỉ có một ước mơ
Người nhạc sĩ của những Dư âm, Dáng đứng bến Tre, Mẹ yêu con, Người đi xây hồ kẻ gỗ đang sống những tháng năm tuổi già tại một căn nhà cũ kĩ với đồ đạc sơ sài và cũng không thể cũ hơn ở quận 1, TP.HCM. Ông chỉ mong có người đến để được nói chuyện, dù người lạ hay người quen.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. (Nguồn: Internet)
Tôi đến nhà ông sau cuộc điện thoại hẹn từ 30 phút trước. Ông đã ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế cũ kĩ hướng ra cửa, đã chuẩn bị một ấm trà nhỏ và bảo tôi tự kéo cửa để vào.
Đi lại, ông phải dùng chiếc gậy 3 chân còn mắt thì đã lão đến hết cả số để đo, bác sĩ bảo ông nếu cần nhìn thì sử dụng kính lúp thôi. Cũng may là ông vẫn còn minh mẫn dù đã quên tên những người từng rất thân với mình.
Trong nhà ông, thứ còn “lung linh” nhất có lẽ là bức tường treo bằng khen, huân chương mà ông từng được trao tặng và những tấm ảnh chụp ông với những người bạn văn nghệ được rửa thành cỡ lớn.
Căn phòng ông ở liền kề với gian ngoài căn nhà, trong đó có chiếc giường đơn bằng sắt sứt sẹo, một cây đàn tranh đã cũ treo trên tường, chiếc organ hỏng cả phím, chiếc tivi 12 inchs có lẽ thuộc đời đầu của thế hệ tivi màu…
Ông có hai người con gái, một là giáo viên cấp III ở Hà Nội (con người vợ đầu) và một dạy piano ở Nhạc viện TP.HCM, nhà ở quận Tân Bình (con người vợ sau này, bà Bạch Lê, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương) nhưng hiện ông đang sống một mình với sự chăm sóc của cô cháu gái gọi ông bằng dượng, người đã ở cạnh ông từ nhiều năm nay.
Khi tôi hỏi: “Sao ông không ở với các con?”. Ông bảo: “Chuyện ăn ở có mặt thích hợp và không thích hợp, ở đây ông thấy tự do. Con ông cũng tha thiết mời ông về đó nhưng ông không về, một năm ông đến nhà nó ở mấy lần thôi”.
Ông chỉ nhớ lờ mờ rằng cuộc viếng thăm của cô con gái ở Hà Nội đã cách nay hơn 10 năm rồi.
Ông bảo cuộc sống bận rộn, lại không dư dả không cho phép cô đi lại nhiều để thăm ông.
Cô cháu đang chăm sóc ông đã gắn bó với vợ chồng ông từ nhiều năm nay. Lúc bà Bạch Lê còn sống, ông nói với bà phải ăn ở đối đãi thế nào với cô vì ông biết sau này chỉ có cô là người có thể chăm sóc mình.
Vợ chồng ông mua được cho cô một căn nhà nhỏ, chồng cô mất sớm, cô có 3 đứa con, và bây giờ, ông nuôi luôn cả đứa cháu ngoại của cô này từ hồi nó mới 2 tuổi bởi mẹ nó bỏ mặc nó để ăn chơi lêu lổng.
Vậy là mỗi tháng, với thu nhập gồm 3 triệu đồng lương hưu, 200.000 đồng do một người bạn văn nghệ cho, 1 triệu đồng của một tổ chức hảo tâm và vài trăm ngàn tiền tác quyền âm nhạc gom trong cả năm, ông nuôi 3 miệng ăn và lo tiền học cho thằng cháu đang học lớp 3.
Ông nói: “Người ta trong cuộc đời các mối quan hệ thương yêu nhau thường không rõ ràng. Nhưng bây giờ, phải được cái gì người ta mới thương mình, không thì thôi. Ông sống được thế này đến ngày hôm nay là nhờ có nó nên ông phải lo cho nó…”.
Nói chuyện âm nhạc, ông buồn buồn bảo nhạc bây giờ không nghe được, thỉnh thoảng ai đó đến chơi tặng ông mấy cái đĩa nhạc xưa, nhạc đỏ được làm tử tế ông mới nghe.
Ông không còn sáng tác nữa. Ca khúc gần đây nhất ông làm đã từ mấy năm trước, đó là bài hát Mười cô gái Đồng Lộc, sáng tác xong thì ông cũng phải vào bệnh viện cấp cứu vì huyết áp tăng rất cao.
Sáng nay ông còn nghe thấy bài hát đó được phát trên tivi, nó mang lại cho ông niềm vui ít ỏi giữa những chuỗi ngày lay lắt tuổi già ngày chỉ ngủ được 3-4 tiếng đồng hồ.
Mối liên hệ giữa ông với những người bạn nhạc lưa thưa lắm bởi ông không thể chủ động được việc gì, ai nhớ đến ông thì ghé thôi.
Ông nói ông thích được đi chơi, ngắm phố phường nhưng giờ điều ấy khó thực hiện lắm vì việc đi lại của ông phải phụ thuộc rất nhiều vào người khác.
Ông kể năm ngoái ông được Hội Nhạc sĩ Việt Nam mời ra Hà Nội tham dự đại hội, ông mừng lắm nhưng không thể đi một mình, thế mà Hội Nhạc sĩ nhất định chỉ cho ông một chiếc vé máy bay nên ông phải bỏ tiền túi một tháng “thu nhập” – hơn 4 triệu đồng - mua một vé nữa để người con rể tháp tùng ông.
Nhưng chuyến đi đó cũng cho ông nhiều niềm vui vì ông được gặp lại Hà Nội sau nhiều năm xa cách, thấy cuộc sống của những người bạn văn nghệ trước đây và thế hệ nhạc sĩ sau này. Ông mừng vì họ có cuộc sống sung túc.
Mấy ngày này ông đang chờ một người quen ở Bình Dương đến đón về đó chơi vì họ đã hẹn ông rồi. Nhưng ông cũng cười cười bảo: “Ấy là hẹn thế, chứ người ta bận quá không đến được thì mình cũng phải chịu chứ. Người trẻ giờ làm gì có nhiều thời gian”.
Tôi hỏi ông ước mơ điều gì cho mình vào lúc này, ông ngồi lặng đi một lúc rồi nghẹn ngào nói: “Ước mơ của ông bây giờ không thể thực hiện được nữa cháu ạ. Ông mơ được sống cạnh vợ con, cháu ngoại như hồi con gái ông mới ở Đức về ấy. Hồi đó ông hạnh phúc lắm”.
Hai giọt nước mắt đùng đục hoen trên má ông sau câu nói ấy. Ông còn nói, ông lo cho người ở lại lắm. Không chỉ lo cho đứa cháu nuôi với cháu ngoại của cô mà còn lo căn nhà này sẽ chia thế nào để hai cô con gái không phật lòng. Ông đã dặn họ: “Đừng vì cái nhà mà mất chị mất em” và cô con út cũng làm ông yên lòng, cô nói sẽ để chị gái ở Hà Nội thừa kế.
Ông lại khóc nấc lên cùng câu nói: “Hai con ông nó thương ông lắm cháu ạ”.
Tôi chào ông ra về, tiết tháng Bảy mưa Ngâu lất phất. Hai bà cháu cô cháu gái ông cũng vừa về tới, thằng bé vừa tan học. Nó nhảy lanh chanh chân sáo vào nhà vòng tay chào ông. Ông nở nụ cười đôn hậu với nó. Sắp đến giờ cơm trưa rồi…
Theo Huyền Thơ (Thể Thao&Văn Hóa Cuối tuần)
Ý kiến bạn đọc