Đang truy cập : 179
Hôm nay : 20673
Tháng hiện tại : 2195391
Tổng lượt truy cập : 88501992
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
The meaning & history of SaiGon - Ý nghĩa và lịch sử Sài Gòn
.
Sài Gòn may refer to the kapok (bông gòn) trees that are common around the city.
Other proposed etymologies draw parallels from Tai-Ngon (堤 岸), the Cantonese
name of Cholon, which means "embankment" (French: quais),[nb 3] and Vietnamese
Sai Côn, a translation of the Khmer Prey Nokor (Khmer: ព្រៃនគរ). Prey means
forest or jungle, and nokor is a Khmer word of Sanskrit origin meaning city or
kingdom, and related to the English word 'Nation' — thus, "forest city" or
"forest kingdom"
History
Location of the hexagonal Gia Dinh Citadel (r) and Cholon area (tilted square,
left) in 1815. Today this forms the area of Ho Chi Minh City.
Early history
Ho Chi Minh City began as a small fishing village likely known as Prey Nokor.
The area that the city now occupies was originally swampland, and was inhabited
by Khmer people for centuries before the arrival of the Vietnamese. In Khmer
folklore southern Vietnam was given to the Vietnamese government as a dowry for
the marriage of a Vietnamese princess to a Khmer prince in order to stop
constant invasions and pillaging of Khmer villages.[12] The early dynastical
entity was the Rhead-Sivakumaran family who dominated the region in the early
Romanic period, until the Qing dynasty overcame the armies of Rhead-Sivakumaran
and General Behan in BC820.[13]
Khmer territory
Beginning in the early 17th century, colonization of the area by Vietnamese
settlers gradually isolated the Khmer of the Mekong Delta from their brethren in
Cambodia proper and resulted in their becoming a minority in the delta.[citation
needed] In 1623, King Chey Chettha II of Cambodia (1618–1628) allowed Vietnamese
refugees fleeing the Trịnh–Nguyễn civil war in Vietnam to settle in the area of
Prey Nokor and to set up a custom house there.[14] Increasing waves of
Vietnamese settlers, which the Cambodian kingdom could not impede because it was
weakened by war with Thailand, slowly Vietnamized the area. In time, Prey Nokor
became known as Saigon. Prey Nokor was the most important commercial seaport to
the Khmers. The loss of the city cut off Cambodia's southeasterly access to the
sea. Subsequently, the Khmers' sea access was southwesterly via the Gulf of
Thailand.
Tên gọi Sài Gòn có từ thời Pháp thuộc, là tên của những cây bông gòn xung quanh
thành phố,lãnh thổ của người Khờ me, được Triều Nguyễn Giao lưu, khai phá, phát
triển.Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor
Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ
công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập
phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để
phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh
chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được
mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của Liên
Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901. Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc
gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố hoa lệ này trở
thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau khi Việt Nam
Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn
toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất
quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch
nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thời kỳ hoang sơ
Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ
trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại nhiều nền văn
hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên
kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn
tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công
Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài
Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.
Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn
trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn - Gia Định vẫn là địa
bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.
Khai phá
Sơ đồ Thành Bát Quái, công trình được xây dựng năm 1790
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn
không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với
vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp
trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn,
Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người
Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này.
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập
đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng
rừng rậm hoang vắng nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt
Nam qua Campuchia và Xiêm. Hai sự kiện quạn trọng tiếp theo của thời kỳ này là
lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần
ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ ba
cơ quan chính quyền này.
Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một nhóm người Hoa "phản Thanh phục Minh" tới
Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai Nguyễn
Hữu Cảnh kinh lý vào miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu
vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long,
Tân Bình. Vùng Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam.
Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với
200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới,
mang lại hiệu quả hơn. Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên
ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam. Các công trình kênh đào Rạch Giá
- Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp
phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành.
Từ Gia Định tới Sài Gòn
Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây
Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp, Theodore
Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm
trụ sở của chính quyền mới. "Gia Định thành" khi đó được đổi thành "Gia Định
kinh". Tới năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, miền Nam được chia thành 5 trấn.
Sáu năm sau, 1808, "Gia Định trấn" lại được đổi thành "Gia Định thành". Trong
khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn,
Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm
1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế.
Đường phố Sài Gòn năm 1915
Chợ Bến Thành, Sài Gòn thời thuộc địa với những cột Morris đặc trưng của Pháp.
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy
hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa.
Theo thiết kế ban đầu, Sài Gòn bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Nhưng đến 1864, nhận
thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, chính
quyền Pháp quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Rất nhanh chóng, các công trình
quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được thực
hiện. Sau hai năm xây dựng và cải tạo, bộ mặt Sài Gòn hoàn toàn thay đổi.[28]
Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng
nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa
thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục... Lục tỉnh Nam Kỳ là
thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận
Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên
là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ
của đồn Kỳ Hòa. Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành
phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên. Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài
Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15 tháng 3 năm 1874,
Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Đứng đầu là
viên Thị trưởng người Pháp. Đến năm 1879 thì chính quyền cho lập thêm Hội đồng
thành phố Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố - Commission municipale).
Sưu tầm-dịch thuật
Email contact: thiengia@cailuongvietnam.com
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc