Đang truy cập : 197
Hôm nay : 22586
Tháng hiện tại : 2197304
Tổng lượt truy cập : 88503905
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Minh Tâm-Tài Lương, chim liền cánh trên bầu trời Ba Lê
Ở Paris, khán giả thích xem hát cải lương có giới hạng vì số người Việt định cư
ở Pháp quá ít, lại sống xa nhau, rải rác, thêm nữa các nghệ sĩ cải lương cũng
phải có một việc làm sinh sống phù hợp với nhu cầu sở tại, khác với nghề hát cải
lương.
Vì vậy tại kinh đô ánh sáng Ba Lê, tổ chức được những suất hát cải
lương là một việc làm thiên nan vạn nan, ấy vậy mà các nghệ sĩ Minh Tâm - Tài
Lương, Minh Đức - Kiều Lệ Mai, Minh Thanh - Kim Chi, Lý Kim Hải, Quốc Hương,
Trần Nghĩa Hiệp - Bạch Nhân Trang, Hà Mỹ Liên, Hà Mỹ Xuân, Thanh Bạch - Bạch Lê
thực hiện được những suất hát cải lương . Điều đó đáng cho chúng tôi ngã nón
chào mến phục lòng yêu nghề hát của các bạn.
Tôi xin giới thiệu trước hai
nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương, chỉ vì tôi biết rõ thành tích nghệ thuật của hai
bạn khi tôi đi chung với hai bạn trong gánh hát Saigon 3 từ những năm
1976.
Nghệ sĩ Minh Tâm
Nghệ sĩ Minh Tâm, sinh quán ở tỉnh Bến Tre,
lúc trẻ học trường Trung Học Bồ Đề, đến năm 1968 anh lên Saigon, học trường
trung học Nguyễn Bá Tòng. Năm 1969, Minh Tâm và một người bạn học cùng trường đi
học ca tân nhạc do danh ca Duy Khánh tổ chức dạy ở đường Hưng Đạo.
Tuy
theo học ca tân nhạc nhưng Minh Tâm vẫn nuôi mộng được theo nghề hát cải lương
nên anh thường đến các rạp hát Hưng Đạo và Quốc Thanh để xem hát, coi tập tuồng
và xin ảnh nghệ sĩ thần tượng của anh lúc đó là Thanh Nga, Hùng Cường, Phượng
Liên…
Nên nhớ là sau cái Tết Mậu Thân năm 1968, tình hình sân khấu cải
lương xuống dốc một cách thê thảm vì tình trạng giới nghiêm ban đêm trong đô
thành, các gánh hát chỉ hát được một suất hát chiều chúa nhựt hoặc phải đi lưu
diễn ở các tỉnh miền Trung hoặc các quận, huyện miền Hậu Giang.
Nên nhớ
là sau cái Tết Mậu Thân năm 1968, tình hình sân khấu cải lương xuống dốc một
cách thê thảm vì tình trạng giới nghiêm ban đêm trong đô thành, các gánh hát chỉ
hát được một suất hát chiều chúa nhựt hoặc phải đi lưu diễn ở các tỉnh miền
Trung hoặc các quận, huyện miền Hậu Giang.
Trong thời điểm như vậy, Minh
Tâm phải là người quá đam mê nghệ thuật hát cải lương nên anh mới bỏ học, theo
gia nhập gánh hát Hoa Thế Hệ của ông bầu kiêm soạn giả Quang Phục.
Gánh
hát Hoa Thế hệ gồm nhiều diễn viên trẻ, tuổi từ 16 trở xuống, có lúc được gọi là
gánh đồng ấu Hoa Thế Hệ. Soạn giả Quang Phục là diễn viên danh ca của đoàn hát
Thanh Minh trong những năm 1953 - 1955, đồng thời với các danh ca Năm Nghĩa, Ut
Trà Ôn, Minh Tấn, Ut Nhị…
Ông bầu kiêm soạn giả Quang Phục đoàn Hoa Thế
Hệ dạy Minh Tâm diễn xuất, nhạc sư Năm Hưng dạy ca. Nhạc sư Năm Hưng từng soạn
cuốn sách Cầm Ca Cổ Nhạc, ghi đầy đủ 20 bài bản tổ và hàng trăm bài bản nhỏ dùng
trên sân khấu cải lương từ các thập niên 40, 50, 60.
Gương mặt đầy triển
vọng
Dưới sự chỉ dạy của minh sư Năm Hưng và Quang Phục, Minh Tâm tiến bộ
rất nhanh. Anh học ca đầy đủ các bài bản thường được dùng trên sân khấu cải
lương và khởi nghiệp bằng cách hát các vai phụ, làm vệ sĩ, đánh võ, như các nghệ
sĩ đàn anh đã từng theo trình tự học nghề: vệ sĩ, kép con, kép cạnh rồi mới dần
dần thủ những vai kép lớn.
Năm 1970, Minh Tâm gia nhập gánh hát Tân Dạ Lý
của diễn viên Hoàng Ngọc An. Trên sân khấu đoàn Tân Dạ Lý, nghệ sĩ kiêm bầu gánh
Hoàng Ngọc An thủ vai kép chánh, nghệ sĩ Tấn An nguyên là nghệ sĩ của đoàn hát
Thanh Minh Thanh Nga, chịu trách nhiệm sân khấu. Minh Tâm đóng vai kép nhì, anh
được Tấn An tận tình chỉ dạy nghề hát.
Năm 1973, nghệ sĩ Minh Tâm là một
gương mặt sáng sủa đầy triển vọng trong giới nghệ sĩ trẻ lúc bấy giờ nên đoàn
Xuân Liên Hoa mới thành lập đã ký hợp đồng mời Minh Tâm về hợp cùng nghệ sĩ Dũng
Thanh Lâm làm thành một dàn kép chánh.
Lúc đó Dũng Thanh Lâm là một kép
trẻ, đẹp trai, được các bầu gánh hát Dạ Lý Hương, Hùng Cường - Bạch Tuyết săn
đón nên anh thường vắng mặt trên sân khấu Xuân Liên Hoa, nghệ sĩ Thanh Điền,
người chịu trách nhiệm sân khấu Xuân Liên Hoa để tâm chỉ dạy nghề hát cho Minh
Tâm, đưa Minh Tâm lên làm kép chánh thay cho Dũng Thanh Lâm để đóng cặp với đào
chánh Hà Mỹ Xuân.
Năm 1976, đoàn cải lương Saigòn 3 thành lập, Minh Tâm
được mời về đóng vai kép chánh, hát cặp với các nữ nghệ sĩ Thanh Kim Huệ, Tài
Lương. Minh Tâm đã thành công trong các vai kép chánh trong tuồng Mái Tóc Người
Vợ Trẻ, Một Cuộc Giải Phẩu, Nàng Sa Rết, Tình Ca Biên Giới, Quán Hương
Tràm…
Nghệ
sĩ Kiều Lệ Mai, Minh Đức, và Soạn giả Nguyễn Phương.
Ở đoàn cải lương Saigon
3, các nghệ sĩ Minh Vương, Thanh Kim Huệ và Minh Tâm - Tài Lương hợp thành một
dàn diễn viên mạnh, so tài ngang ngữa với các diễn viên Ut Bạch Lan - Thành Được
bên đoàn cải lương Saigòn 1, và cặp diễn viên Thanh Tuấn - Ngọc Bích ở đoàn cải
lương Saigon 2.
Nghệ sĩ Tài Lương
Minh Tâm và Tài Lương kết hôn nhau năm 1978 và sau đó
vài năm chúng tôi được tin hai nghệ sĩ tài danh nầy đi định cư ở nước Pháp hồi
tháng 5 năm 1981.
(Vừa rồi là giọng ca của nữ nghệ sĩ Tài Lương trong
album Hoài Niệm, tiếng hát Tài Lương thực hiện trên đất Pháp.)
Nghệ sĩ
Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Saigon. Cha cô là ông Huỳnh
Ngọc Châu, quê ở Bình Định, mẹ là người ở Bến Tre. Hai ông bà là chủ tiệm may
"Ngọc Châu" ở đường Ngô Tùng Châu, một tiệm chuyên may âu phục nổi tiếng ở
Saigon.
Tên Tài Lương là kỷ niệm một làng quê xa lắc xa lơ của cha cô. Đó
là thôn Phú Nhuận, tổng Tài Lương, phủ Bồng Sơn, tỉnh Qui Nhơn. Cha cô đặc tên
cô là Tài Lương, để nhớ tông Tài Lương và tên cho em gái của cô là Phú Nhuận để
ghi nhớ thôn Phú Nhuận. Phú Nhuận là tên khai sinh của nữ nghệ sĩ Tài Linh. Tài
Lương dùng tên thật của mình làm nghệ danh.
Nữ nghệ sĩ Tài Lương tốt
nghiệp trường Quốc Gia Am Nhạc và Kịch Nghệ Saigon năm 1973. Tài Lương có thủ
một vai trong phim Bóng Người đi do hãng phim Mỹ Vân thực hiện, chuyện phim của
Nguyễn Phương, thầy Năm Châu làm đạo diễn. Năm 1976, cô Tài Lương được mời làm
diễn viên chánh cùng với nữ nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong đoàn cải lương Saigon
3.
Nữ nghệ sĩ Tài Lương phong thái sang trọng, qúy phái, cách ca diễn
tinh tế, có sức thuyết phục, vừa ra trường chỉ mới được vài năm đã trở thành đào
chánh của một gánh hát đại ban.
Khi tên tuổi lên đến đỉnh cao thì đôi
nghệ sĩ uyên ương Minh Tâm Tài Lương xa rời sân khấu để đi định cư ở nước
Pháp.
Đôi uyên ương nghệ sĩ Minh Tâm và Tài Lương
Từ sau năm 1975
đến những năm đầu thập niên 80, người Việt mới định cư ở Hải ngoại gặp muôn vàng
khó khăn trong việc hội nhập với đất nước tạm dung, hai nghệ sĩ Minh Tâm - Tài
Lương cũng không ngoại lệ, phải học tiếng Pháp, phải học một nghề để sinh sống,
phải tự tạo lập cơ ngơi bắt đầu từ con số không.
Năm năm sau, năm 1986,
ổn định được cuộc sống, Minh Tâm và Tài Lương tham gia Hội nghệ sĩ trẻ
(Association de jeunes artistes) do nghệ sĩ Chí Tâm tổ chức gồm có Tài Lương, Mỹ
Hòa, Minh Tâm Ngọc Lựu, Hùng Tiến, Chí Tâm. Chí Tâm vừa là nhạc sĩ, diễn viên,
họa sĩ trang trí và đạo diễn cho những suất hát của nhóm nghệ sĩ Minh Tâm Tài
Lương.
Những dịp Các nghệ sĩ cải lương và Hồ Quảng ở Việt Nam được mời
qua Pháp hát trong những dịp Tết Việt Nam đều được sự giúp đở và cộng tác của
đôi uyên ương nghệ sĩ Minh Tâm và Tài Lương.
Trong cuộc sống và gia đình,
Minh Tâm và Tài Lương thành đạt ở xứ người, có hai con, một trai một gái, đều
học thành tài và có việc làm lương cao. Minh Tâm - Tài Lương không quên nghiệp
Tổ nên mỗi khi có dịp biểu diễn nghệ thuật hát cải lương, Minh Tâm và Tài Lương
như đôi chim liền cánh, bay lượng trên bầu trời nghệ thuật của kinh thành ánh
sáng Ba Lê.
Nguyễn Phương
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc