Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng

Sau gần chục năm chống chọi với bệnh tật, nhạc sĩ Thanh Tùng đã từ giã cõi trần vào sáng ngày 15/3 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948, ông hưởng thọ 69 tuổi.

Lễ viếng nhạc sĩ Thanh Tùng bắt đầu từ 9h sáng nay, 22/3 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Sau gần chục năm chống chọi với bệnh tật, nhạc sĩ Thanh Tùng đã từ giã cõi trần vào sáng ngày 15/3 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948, ông hưởng thọ 69 tuổi.

Ông ra đi để lại tiếc thương vô hạn cho gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp và những người yêu mến giai điệu nhẹ nhàng, lãng mạn đầy sâu lắng của người nghệ sĩ tài hoa.

Sáng nay, 22/3 lễ viếng, lễ truy điệu cố nhạc sĩ Thanh Tùng diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - Số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội.

Lễ an táng cùng ngày tại Công viên nghĩa trang Thiên Đức (xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

Nhiều nghệ sĩ, bạn bè, đồng nghiệp đã có mặt tại lễ viếng từ rất sớm để tiễn đưa nhạc sĩ "Hát với chú ve con" về với đất mẹ. Theo di nguyện của cố nhạc sĩ, gia đình ông không nhận tiền phúng điếu.

Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 1

Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 2

Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 3

Gia đình cố nhạc sĩ Thanh Tùng nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi của ông.

Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 4

Ảnh gia đình của nhạc sĩ Thanh Tùng được đặt trang trọng tại lễ viếng.

Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 5

Cáo phó nhạc sĩ Thanh Tùng.

 

Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 6

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đảm nhận công việc của Trưởng ban Lễ tang.

Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 7

MC Thảo Vân đến viếng cố nhạc sĩ.

 

 
Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 8

 

Diễn viên Mạnh Cường.

Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Thanh Tùng - Ảnh 9

Gia đình ca sĩ - nhạc sĩ Trần Lập gửi vòng hoa đến viếng.

Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh ngày 15/9/1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Năm sáu tuổi, ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên năm 1971, khi mới 23 tuổi.

Trở về nước, Thanh Tùng đảm nhận vai trò chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II từ 1971 tới 1975. Sau đó, ông vào sống tại TPHCM và là một trong những người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài truyền hình TPHCM. Ông cũng từng chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen trước khi công tác tại Hội Âm nhạc TPHCM.

Ông là tác giả của nhiều tình khúc được nhiều thế hệ yêu thích như: Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Hát với chú ve con,...

Năm 2008, sau trận tai biến, nhạc sĩ Thanh Tùng bị liệt bên phải, không còn đi lại được và mất khả năng nói. Bởi vậy, ông được các con đưa ra Hà Nội sống và chăm sóc. Hàng ngày ông vẫn phải đi châm cứu để mong sức khoẻ khá hơn.

Ngoài bị tai biến, nhạc sĩ Thanh Tùng còn bị tiểu đường và bị thận, nên hàng tuần ông vẫn phải qua bệnh viện Bạch Mai để chạy thận. Nhiều năm qua, ông sống trên chiếc xe lăn nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan đúng như những gì mà ông gửi gắm trong các tác phẩm âm nhạc. Trước khi mất, nhạc sĩ đã có 12 ngày nằm viện.

Vi An

 

Đóa hoa cúc vàng ru nhạc sĩ Thanh Tùng vào giấc ngủ

 
Nhạc sĩ Thanh Tùng được an táng tại Công viên nghĩa trang Thiên Đức, Phú Thọ
Nhạc sĩ Thanh Tùng được an táng tại Công viên nghĩa trang Thiên Đức, Phú Thọ

Lễ viếng nhạc sĩ Thanh Tùng (diễn ra vào sáng nay 22.3 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, Hà Nội) không phải là cuộc chia ly đầy nước mắt mà giống như một bữa tiệc tiễn biệt ấm cúng. Những vòng hoa trắng được kết xung quanh di ảnh và nơi ông nằm. Trên dãy bàn trong nhà tang lễ, ảnh của nhạc sĩ Thanh Tùng và gia đình ông, vợ và các con được đặt bên cạnh những cốc nến lung linh.

Thanh-Tung
Gia đình, người thân thương nhớ tiễn biệt ông
Các con ông đã thực hiện cuốn sách ảnh trong đó có hình ảnh của cả gia đình, những câu chuyện, kỷ niệm và những bức thư chứa chan tình cảm mà họ dành cho nhau. Lật giở từng trang, người ta như được tường tận hơn về một Thanh Tùng trong cuộc sống riêng, trong những tình cảm yêu thương mà các con dành cho ông.

“Con nhớ mãi hình ảnh bố những năm 80 khi còn ở nhà Trần Hưng Đạo , mỗi đêm khi bố đi diễn về…hưng phấn một ít…Bố bế cả 3 anh em, 2 tay hai đứa và 1 đứa đằng sau lưng. Mẹ thì nhìn bố đầy trìu mến”, đó là những tháng ngày hạnh phúc của gia đình nhạc sĩ Thanh Tùng trước khi vợ ông qua đời.

Thanh-Tung
Nhạc sĩ Thụy Kha viết lời tiễn biệt ông 
Vợ ông mất khi mới ngoài 40 tuổi. Với Thanh Tùng đó là cơn sốc lớn trong cuộc đời ông. Sau này, đã có vài lần ông nghĩ đến chuyện xây dựng gia đình mới, nhưng cuối cùng ông quyết định ở vậy để nuôi nấng các con.

“Bố ơi, chúng con thật hạnh phúc vì có một người bố đã quên đi hạnh phúc riêngđể chăm lo cho các con nên người...”, anh Nguyễn Thanh Bách, người con trai cả của nhạc sĩ xúc động nói lời tiễn biệt cha.

Thanh-Tung
Ca sĩ Tùng Dương xúc động tại lễ viếng
Nhà văn Nguyễn Đông Thức thương nhớ người bạn: "Với đồng nghiệp bạn bè, dù là người có tài, có điều kiện kinh tế như nhạc sĩ Thanh Tùng vẫn luôn luôn khiêm tốn, hòa đồng, sống chan hòa trong giới, đặc biệt các bạn ca sĩ từng làm việc với anh đều hết lòng thương mến, khâm phục. Anh sống hảo sảng, vui vẻ, ăn nói thông minh, có khiếu hài hước, đến đâu luôn là nhân vật chính đem lại tiếng cười, niềm vui ở đó". 

Tang lễ của nhạc sĩ tài hoa này không ồn ào, cũng như âm nhạc của ông vậy. Cuộc chia ly không khiến người ta có cảm giác bi thương mà thật nhẹ nhàng.

Thanh-Tung
Ca sĩ Thanh Lam tiễn biệt người thầy của mình
“Kính chào thầy, ngôi sao cô đơn của tụi em. Bọn em sẽ luôn nhớ tới thầy. Cách xa đâu là lãng quên…”, nhạc sĩ Quốc Trung viết lời tiễn biệt người thầy Thanh Tùng. Nhạc sĩ Thanh Tùng đã có nhiều công dạy dỗ chỉ bảo cho Quốc Trung để anh có sự nghiệp như bây giờ. Còn ca sĩ Thanh Lam có lẽ là  người gắn bó với âm nhạc Thanh Tùng nhiều nhất và được khán giả yêu mến với những ca khúc của ông. Thanh Lam tiễn biệt nhạc sĩ: “Ai vội đi để ai còn đứng đó. Tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi… Nhớ thầy vô cùng”.
Thanh-Tung
Những vòng hoa trắng được kết quanh di ảnh và nơi ông nằm
Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh ngày 15.3.1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Ngày 6 tuổi ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Ông theo học tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên và tốt nghiệp vào năm 23 tuổi. Về nước, từ năm 1971 - 1975, Thanh Tùng là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau năm 1975, Thanh Tùng về sống tại TP.HCM và có công gây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình TP.HCM, đồng thời khai sinh nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ.
Thanh-Tung
Nhạc sĩ Quốc Trung tiễn biệt thầy
Ông là người đầu tiên đưa nhạc nhẹ chuyển soạn các ca khúc thành nhạc không lời. Thanh Tùng viết ca khúc đầu tay Cây sầu riêng trổ bông cho một vở cải lương, để rồi sau đó, ông viết nên hàng loạt ca khúc về tình yêu, tuổi trẻ, cuộc sống: Em và tôi, Giọt nắng bên thềm, Lối cũ ta về, Hát với chú ve con, Hoàng hôn màu lá, Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Mưa ngâu… Ông được ví như người nhạc sĩ của những bản tình ca.
Thanh-Tung
Những vòng hoa đưa tiễn ông
“Chúng con mãi nhớ đến người bố hết mực yêu thương, các cháu mãi nhớ người ông hiền hậu. Bố hãy yên lòng về với mẹ nhé”, anh Nguyễn Thanh Bách nói. Bài hát Hoa cúc vàng vang lên, mọi người cùng chào ông lần cuối: “Đêm qua tôi nằm mơ, tôi mơ thấy em về, khi anh tuổi đôi mươi, em mười tám. Trong tim em ngập nắng, mang theo đoá cúc vàng, em tặng mùa thu sang, mùa thu bỗng hóa thiên đường…”

Ngọc An


Nguồn tin: tcgd theo Đời Sống Pháp Luật & TN