THẦY ĐỜN

THẦY ĐỜN
CLVNCOM - Phố lên đèn. Các quán xá lại nhộn nhịp hẳn lên, những xe hủ tiếu gõ, xe cháo lòng, gánh bánh canh lại nghi ngút khói. Trên vỉa hè bắt đầu tấp nập người đi ăn tối. Người dân quen gọi đây là thiên đường ăn uống. Vì dọc tuyến đường trải dài là những quán ăn. Nơi đây cũng là nơi mưu sinh lý tưởng của những gánh hàng rong, vé số, và kẹo kéo của cha con thầy đờn Tư Cẩn.
.
 
Image

Kẹo kéo xưa !

Image

Người này dọn tới người kia dọn đi nhưng họ không biết 2 cha con Thầy đờn ở đây được bao lâu chỉ biết từ khi con bé Thanh Châu chỉ cao hơn cái bàn xe hủ tiếu một chút nay cũng thành cô thiếu nữ có giọng ca vọng cổ ngọt ngào. 

Image

Image 

Trước kia khi cải lương còn thời hưng thịnh 2 cha con cũng bán được nhiều lắm! Nhưng từ khi bọn trẻ hát những dòng nhạc mới. Nhiều xe kẹo kéo theo phong trào nhảy hiphop, ảo thuật, ca nhạc kiểu mỳ ăn liền hoặc hát nhép làm cho cái phố nhỏ này trở nên khó mưu sinh hơn đối với cha con Thầy . Nhiều thanh niên còn cho là cải lương bây giờ chỉ hát đám ma chứ đám nhậu mà cứ tru tréo thì khó chịu lắm! Có thanh niên thì trêu ghẹo rằng thầy có con gái đẹp thì cho làm tiếp viên bia bọt chứ hát cải lương chi ai nghe. Thanh Châu cũng bươn chải quen rồi! nên không không còn lạ lẫm với mấy trò trêu ghẹo đó. Nhiều hôm cô cũng tạt cả ly rượu vào mặt mấy tên khiếm nhã đó. Hay cũng có hôm đả thương bọn nó bằng chút võ nghệ của nữ tướng như lúc tập tuồng khiến bọn chúng khiếp. Nhiều người cũng khuyên cha con thầy đờn Tư Cẩn bỏ nghề. Nhưng thầy không làm được, thầy nói gác cây đờn ghitar phím lõm lên là tui nhớ chịu không được . Âu cũng là duyên nợ với kiếm cầm ca rồi.

Image

Trong một đêm mưa. Thầy đờn Tư Cẩn bị tai biến. Thầy phải nằm nhà cả tuần liền. Chú sáu vé số cũng chòm xóm thân tình chưa đi đến cửa đã gọi to :
- Đỡ chưa anh tư ơi!
- Chú sáu đến chơi đó hả? bán hết vé chưa mà ghé đây!
- Ui cha , tui bán mấy hồi. Tui sợ anh buồn tui ghé anh chơi.
- Chú uống nước trà nghen!
- Anh cứ để đó tui. Quen rồi! nhắm mắt tui cũng biết đồ nhà anh để chỗ nào. Đúng thiệt mấy bộ chum ly từ thời cổ đại tới giờ.
- Đồ kỷ vật mà chú, Bộ tách trà đó từ thời tui mới cưới má con Thanh Châu. Má nó đào chánh đoàn gánh hát Thanh Thanh đó chú. Tui đờn bả ca vậy mà thương nhau. Nói cưới cho sang chứ cũng làm mâm cơm. Anh em trong đoàn chúc mừng tặng cho bộ tách làm quà! Bả bỏ tui đi sớm quá chú à! Gánh hát tan rã. Nhưng bả dặn tui nuôi con Thanh Châu khôn lớn. Sau này nó sẽ trở thành Đào hát, phải có huy chương. Thanh Châu là giọt nước mắt trong xanh là nghiệp diễn đem tiếng hát cho đời …
- Anh đó … cứ nhắc chuyện cũ hoài …rồi lại khóc …
- Tui vô dụng quá chú à! Từ ngày tui nằm nhà. Con bé bỏ học nói là lên sài gòn làm kiếm tiền lo thuốc thang cho tui …Giấc mơ của nó đành bỏ ngang.Giờ tui không lo được cho nó tui có lỗi với bả …
Nói rồi thầy với cây đàn lên dây hát một điệu buồn. Chú sáu lắc đầu.
- Đúng là bỏ gì thì bỏ chứ đàn không bỏ mà. Tui thấy anh tập bữa giờ cũng tiến bô, gần như hồi phục rồi đó.
-Phải cố gắng thôi, tui không muốn làm gánh nặng cho nó .
Thời gian sau …
Chú sáu hớt hơ hớt hải chạy qua nhà hỏi liền :
- Anh Tư có chi mà anh biểu tui qua gấp vậy ?
- Tui mừng quá! chú sáu à! con Thanh Châu nó biên thơ cho tui nói là nó thi chuông vàng vọng cổ vô tới chung kết rồi!
- Mèn ơi! nhỏ này giỏi ta!
- Tui vừa lo vừa mừng. Không có người thân bên cạnh, một thân một mình … Hay tui với chú bắt xe đò lên sài gòn đi.
- Anh khỏe chưa mà đi. Đường xá xa xôi chịu nỗi không?
- Tui phải có mặt cổ vũ cho nó , tui muốn xem nó diễn. 
- Thôi được rồi! để tui đưa anh đi.
Đêm chung kết diễn ra. Thanh Châu đi lại trong phòng khá hồi hộp. Chú sáu cùng với thầy Tư Cẩn sau khi hỏi đường cũng tới nơi. Thanh Châu bốc thăm và trình diễn. Cô khá hồi hộp. Chú Sáu đưa tay quơ quơ. Cô vui mừng nhận ra cha. Thầy Tư nhìn cô bằng ánh mắt triều mến. Cô tự tin hơn và hát. Tiếng vỗ tay khắp khán phòng.
Trong lúc giải lao ít phút Chú Sáu cùng với thầy Tư Cẩn vào bên trong. Thanh Châu sung sướng ôm lấy cha mừng rỡ :
- Tía lên đây chi cho cực, 
- Bây diễn mà tía không lên sao được. Cố gắng lên nha con. Đây là tâm nguyện của má con đó.
- Dạ tía chờ con nha! con sắp diễn trích đoạn cuối cùng rồi! con sẽ diễn hết sức mình.
Điện thoại reo lên. Thanh Châu nghe vội : 
- Anh Lâm hả? nhanh lên anh, sắp tới lượt em rồi … hả? Bị tai nạn xe hả? có sao không anh? không sao là mừng rồi! Anh phải giải quyết ở đó, không tới được à! dạ em biết rồi!Không có sao đâu anh.
Thanh Châu thẩn thờ buông điện thoại. Thầy Tư lo lắng hỏi :
- Sao dậy con.
- Bạn diễn của con gặp tai nạn không thể đến được rồi tía ơi! con xin lỗi tía. Con phải bỏ cuộc rồi!
- Chị Thanh Châu Chuẩn bị nhé! – có tiếng cô MC nhắc.
- Hay con hát trích đoạn khác, tuồng nào cũng được.
- Con không thể tía à! con không có kịch bản, lời thoại, không có bạn diễn … Con bỏ cuộc thôi tía. 
- Đi lên sân khấu đi con, tía sẽ diễn với con.
- Không có kịch bản, không có tập dợt làm sao mà diễn đây hả tía?
- Con gái! Sân khấu chính là cuộc đời. Cuộc đời chính là sân khấu. 20 năm nuôi con khôn lớn, 14 năm nay 2 tía con mình đã diễn tròn vai của mình ở sân khấu đời thường. Con không cần diễn con chỉ cần là chính con. Là Thanh Châu luôn ấp ủ giấc mơ đào hát.
- Dạ con cám ơn tía. Con với tía sẽ diễn chính cuộc đời mình.
Hai cha con vào vai của chính mình, bao nhiêu năm lăn lộn, bao nhiều khổ cực bươn chải cuộc sống. Thầy đờn Tư Cẩn vẫn cần mẫn bên cây ghitar phím lõm. Thanh Châu vẫn tiếng hát ngọt ngào, rao mời khách mua từng cây kẹo. Có những lúc họ tưởng chừng như gục ngã, nhưng vì yêu nghề vì tâm huyết của mẹ Thanh Châu âm thầm vừa học thêm vừa làm để đeo đuổi giấc mơ nghê sĩ. Vỡ diễn hết là lúc khán giả khắp khán phòng đứng lên vỗ tay và các vị giám khảo phải quay đi lau đi giọt nước mắt. Họ thấy niềm tin sân khấu cải lương sẽ trở lại. Niềm vui chưa kịp trọn vẹn Thanh Châu bỏ vội mấy bó hoa trên tay chạy lại thầy tư với đôi tay co cứng bám chặt cây đàn mắt trợn trắng. 
- Tía ơi! tía ơi! Tỉnh lại đi tía ơi!
Ánh sáng chiếu vào. Thầy Tư mệt mỏi nhấp 2 mi nặng trĩu tỉnh lại dần. Thầy nghe những tiếng đàn bên tai, nghe tiếng khán giả vỗ tay, Nghe tiếng Thanh Châu khóc thút thít. Thầy ngồi bật dậy la lên :
- Chết rồi anh sáu ơi! Đàn của tui đâu? mau đưa tui đến sân khấu tui đàn cho con gái tui hát. Nó đang thi nhanh không thì sẽ không kịp. 
- Tạ ơn trời phật, anh tỉnh rồi! tui còn tưởng bà tư bả dắt anh đi luôn rồi chứ!
- Tía! con đã là nghệ sĩ Thanh Châu nè tía! Con đã có huy chương Vàng rồi nè tía!
Thanh Châu cầm huy chương đưa thầy Tư Cẩn. Thầy rưng rưng nước mắt tay rung rung cầm lấy :
- Đúng là huy chương vàng rồi! Bà nó ơi con gái đã làm được rồi! Nó đem huy chương về rồi nè! Nó đẹp như bà, nó ca hay như bà. Bà vui chưa?....
Hai cha con lại ôm nhau khóc. Chú Sáu cũng lau nhẹ ngấn lệ xua :
- Được rồi! anh nghĩ ngơi chăm lo sức khỏe. Mau sớm về!
Sau đó Thanh Châu gia nhập vào nhóm cải lương ở sài gòn do một người con của bầu gánh hát ngày xưa đứng ra quy tụ các tài năng trẻ. Thầy đờn Tư Cẩn được mời ở lại vừa phục vụ nhóm. Vừa mở lớp dạy đàn cho thế hệ trẻ.
Chú sáu ngồi uống cà phê vừa chậc lưỡi :
- Chà sài gòn bây giờ còn mê cải lương hơn dưới quên ha anh Tư. Tui không ngờ trên này còn có quán cà phê đờn ca tài tử nữa đó.
- Cũng nhờ một mạnh thường quân đam mê bộ môn nghệ thuật cải lương đứng ra mở quán này. Còn tập hợp mấy anh em đờn như tui lại, vừa đờn vừa mở lớp dạy, dạy ca nữa. Tuổi trẻ đến học đông lắm! Người ta nói cải lương đang chờ chết! Mà không phải như vậy. Còn rất nhiều thế hệ trẻ muốn tiếp nối mà ta có tiếp sức hay không? tui rất mừng vì măng vẫn đang mọc đó thôi! Chú lại đây tui giới thiệu mấy anh trong quán.
Mấy thầy đờn trong quán ngồi lại nói chuyện. Họ kể chuyển thời xưa, rồi thời loạn lạc đến thời nay. những câu chuyện. Những niềm tin về thế hệ mai sau. Cải lương sẽ mãi mãi trường tồn .

Image

Image 

XRTC- Ngọc Bảo Linh
*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
 
 

Nguồn tin: ngọc bảo linh - cailuongvietnam.com