Being A Thousand Leagues Away From Fans - A Nightingale Enters The Eternity World

Being A Thousand Leagues Away From Fans - A Nightingale Enters The Eternity World
The phone was continuously ringing. It was an international phone call, “Father, Miss Nam Can Tho has gone forever. Can you hear me? Miss Nam Can Tho has passed away. She was gone on January 23rd, 2007.” Tiếng chuông điện thoại viễn liên réo liên hồi: "Ba ơi, cô Năm Cần Thơ đã mất rồi! Ba có nghe rõ không? Cô Năm Cần Thơ đã mất! Cô Năm mất vào lúc 6 giờ chiều ngày 24.1.2007 tại TP.HCM”.
The phone was continuously ringing. It was an international phone call, “Father, Miss Nam Can Tho has gone forever. Can you hear me? Miss Nam Can Tho has passed away. She was gone on January 23rd, 2007.”

That call was from Tu Trinh, the actress. She called me from Vietnam to inform me that Miss Nam Can Tho – the actress who was rewarded the stage name of “nightingale “ by connoisseurs and fans of Cai Luong – has left us forever. I got stunned for a long time by this thundered-like news although I believed that her leaving is an inevitable fact due to her old ages and long time of sickness.

I want to write some words to commemorate Miss Nam Can Tho but I do not know what her birth name was. I just know that she had the stage name of “nightingale” and in her music records; they used “Nam Can Tho” – the name of Can Tho waterway. This name in itself is simple but it contains the affections from her beloved Cai Luong fans and connoisseurs.

Recalling the golden age of golden voices of the traditional music in the ‘40s, ‘50s… – at that time it was customary to call the performers by their nicknames which contained the place or city where they came from. They did not often go by their birth names. Whether it is unintentional or intentional, people tacitly forget the true names given by those parents and lovingly called them by their nicknames. Thus, we have “Nam Can Tho, Ba Ben Tre, Ba Tra Vinh, etc.”

Before the years 1945 – the French occupation – the Cai Luong fans who went to Duc Thanh Hung nightclub next to Ben Thanh market could not but know about the female singer: Miss Nam Can Tho, who possessed a polished style of singing with a strong alto but high tone voice.

Every Wednesday and Saturday afternoon, the Asian France, Saigon broadcasting stations played the records of excellent singing voices of Miss Nam Can Tho and the artists Tu Sang, Ba Ben Tre, Tu Be, Tam Thua, Ba Giao, Nam Phoi, Tu Xe, Ba Van, Minh Chi, Quang Phuc through the single Vong Co Melodies and collection of plays records such as Mo Tim Ty Can, To Anh Nguyen, Duong Ve To Quoc, Mau Nhuom Phung Hoang Cung, Dem Dai Vo Tan, etc.”

Mrs Nam Can Tho just performed in the nightclubs but never performed on the stage in a Cai Luong play. She achieved the stage name “nightingale” when she performed the Vong Co song “Nightingale”, specially written for her by writer Vien Chau – The King of Vong Co writers – in Le Lieu club in the entertainment world of Sai Gon zoo (Thao Cam Vien).

I really admired her singing voice when I accompanied composer Nguyen Huynh to come and hear the professional actors/actresses play at Chim Hoa Mi club whose owner was Miss Nam Can Tho in Dai The Gioi, Cho Lon. At that time, Huu Phuoc, who became very famous later on, was known as Henri Tran Quang. His mom, the beautiful actress Tu Kieu, sang in this club, so he would come whenever his mom had to work there. Chim Hoa Mi club was owned by Miss Nam Can Tho. Its band was consisted the following musicians: Sau Tung, Ba Khue, Hai Thom, Muoi Luong (Ms. Nam Can Tho’s husband).
Mr. Muoi Luong’s real name was Tran Huu Luong. He was the one who renamed Heri Tran Quang to Huu Phuoc. Huu Phuoc later became very famous in the ’50s through ‘80s. He was influenced by Ms. Nam Can Tho’s artistic and skillful singing style.

Miss Nam Can Tho had two younger sisters who were also well-known actresses: Miss Kim Chung and Miss Kim Nen. They used to be the superstars on the stages of Cai Luong troupes such as Tan Thieu Nien, Tieng Chuong, Kim Khanh. The actress Kim Nen is the wife of Mr. Chieu Anh, the writer and famous singer of Saigon broadcasting. She is also the mother of the currently popular pop singer Thai Chau.

Miss Nam Can Tho’s first-born daughter is the actress Kim Chi, the wife of the artist and writer Dao Viet Anh. Kim Chi had performed in my play “Mong Dep Nua Doi Hoa” (1965) on the Thanh Minh Thanh Nga stage. She inherited the rich alto voice of her mother and was also beautiful, but she could not become the star at that time when competing against superstars such as Thanh Nga, Ngoc Nuoi, Thu Ba, etc.

Miss Nam Can Tho also had two other daughters who were talented actresses on Cai Luong stage: Miss Mong Thu and Miss Kim Ha. They were once well known on Kim Hoang Nhu Mai, Kim Chung stages. Kim Ha’s daughter is the young actress in the ‘80s, Miss Ha My, who had performed brilliantly in the last Lan Dieu Phuong Nam program in December 2006.

Even after reaching the age of 80, Miss Nam Can Tho still performed in the “Traditional Tune Moon”. She sang the song “Kim Van Kieu” in Phu Luc melody with a strong voice, in a superb and professional style, which showed the nature and real meanings of traditional tune. I believe that among the actors and actresses in the later generations, no one can perform the Phu Luc melody as well as Miss Nam Can Tho could.

In this newly reformed economy, population expulsion era, Vietnam with a population of 25 millions in the ‘50s has increased to an 80-million population today. People are impetuously following the monetary and materialistic life, are competing and fighting each other to achieve those goals. Yet, there are still many people who live a poor and desperate life. Sadly, how many of those in the audience still think of the artists, who had spent all their lives entertaining, bringing out the beauty of the music, and giving them endless enjoyment?

Miss Nam Can Tho had suffered a long life in poverty and in poor health. So perhaps her death might be a blessing, to release her from all the pains in this world. She had bequeathed the beautiful memory for the traditional tune music to the enjoyers in the decades ‘40s through ‘60s. A lot of her fans might have already been departed before her, and they are probably waiting to welcome her in the eternity world. I believe that Miss Nam Can Tho will not be alone in her afterlife.

To commemorate Miss Nam Can Tho, I burn incense, pour out a few cups of tea and replay the Kim Van Kieu in Phu Luc melody, which was performed when Miss Nam Can Tho celebrated her 80th birthday in “The Traditional Tune Moon” program.

Miss Nam Can Tho: May you rest in peace ...

Nguyen Phuong, the loyal fan of “Nightingale” Nam Can Tho.
Canada, Winter 2006.

Translated by Khai Nguyen
Michigan Winter 2006.


Chim Họa Mi vĩnh viễn bay xa...


Tiếng chuông điện thoại viễn liên réo liên hồi: "Ba ơi, cô Năm Cần Thơ đã mất rồi! Ba có nghe rõ không? Cô Năm Cần Thơ đã mất! Cô Năm mất vào lúc 6 giờ chiều ngày 24.1.2007 tại TP.HCM”.

 

Nữ nghệ sĩ Tú Trinh từ Việt Nam gọi điện thoại báo cho tôi biết cô Năm Cần Thơ, người được giới nhạc sĩ, nghệ sĩ và người mộ điệu cải lương mến tặng danh hiệu "Chim Họa Mi" không còn nữa! Tôi bàng hoàng rất lâu trước cái tin mất mát này dù biết rằng việc cô Năm Cần Thơ vĩnh viễn ra đi là điều tất yếu khi mà cô đã già yếu và bị bệnh nặng lâu rồi.

Tôi muốn viết vài dòng tưởng niệm cô Năm Cần Thơ, nhưng tôi không biết tên thật của cô là gì! Chỉ biết cô có biệt danh Chim Họa Mi và trong các đĩa hát đá ngày xưa còn lưu lại tên cô Năm Cần Thơ, tên gọi người nữ danh ca của miền sông nước Cần Thơ. Thật là giản dị mà thắm đượm tình ưu ái của giới mộ điệu cổ nhạc ngày xưa.

Hồi tưởng lại thời huy hoàng của những giọng ca vàng cổ nhạc trong thập niên 1940, 1950...

Hồi đó, người ta gọi tên của các nữ danh ca: cô Năm Cần Thơ, cô Ba Bến Tre, cô Ba Trà Vinh, cô Năm Sa Đéc, cô Ba Vĩnh Long... bằng cái tên chỉ gợi lại ý niệm nơi xuất xứ của danh ca đó mà không ai biết rõ “tên tộc” của cha sanh mẹ đẻ của danh ca đó là gì. Phải chăng vô tình hay cố ý, người thưởng ngoạn đã đánh giá danh ca đó là "người của công chúng", "giọng ca vàng tiêu biểu của một địa phương", và người ta mặc nhiên quên đi cái tên tuổi riêng của đấng sinh thành đã đặt cho và chắt chiu cái biệt danh thân thương Năm Cần Thơ, Ba Bến Tre, Ba Trà Vinh...

Trước những năm 1945, thời kỳ Pháp thuộc, giới thưởng ngoạn đến nhà hàng ca nhạc Đức Thành Hưng bên hông chợ Bến Thành không thể không biết đến nữ danh ca cổ nhạc: Cô Năm Cần Thơ, một lối ca điêu luyện với chất giọng hơi đồng, mạnh khỏe và cao vút.

Đài phát thanh Pháp Á, Đài phát thanh Sài Gòn, những chiều thứ tư và chiều thứ bảy hằng tuần đều có gửi đến giới thưởng ngoạn giọng hát tuyệt vời của cô Năm Cần Thơ và các nghệ sĩ Tư Sạng, Ba Bến Tre, Tư Bé, Tám Thưa, Ba Giáo, Năm Phồi, Tư Xe, Ba Vân, Minh Chí, Quang Phục qua các bài vọng cổ độc chiếc và các bộ đĩa tuồng Mổ tim Tỷ Can, Tô Ánh Nguyệt, Đường về Tổ quốc, Máu nhuộm Phụng Hoàng cung, Đêm dài vô tận...

Biệt danh Chim Họa Mi của cô Năm Cần Thơ có là khi cô ca bài vọng cổ Chim Họa Mi 20 câu của soạn giả Viễn Châu đặc biệt sáng tác cho cô ca trong quán Lệ Liễu ở khu giải trí trường trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Tôi được chiêm ngưỡng giọng ca của cô Năm Cần Thơ khi tôi đi theo soạn giả Nguyễn Huỳnh đến thưởng thức những giọng ca bậc thầy trong quán ca nhạc Chim Họa Mi của cô Năm Cần Thơ ở trong khu giải trí trường Đại Thế Giới, Chợ Lớn. Cô Năm là chủ quán, dàn cổ nhạc có nhạc sĩ Sáu Tửng, Ba Khuê, Hai Thơm, Mười Lương (chồng của cô Năm Cần Thơ).

Cô Năm chỉ ca tài tử trong các quán cổ nhạc chớ không hát trên sân khấu cải lương. Cô có hai người em gái là diễn viên tài danh của sân khấu cải lương: cô Kim Chừng và cô Kim Nên, một thời sáng chói trên các gánh hát cải lương Tân Thiếu Niên, Tiếng Chuông, Kim Khánh... Cô Kim Nên là vợ của danh ca kiêm soạn giả Chiêu Anh của Đài phát thanh Sài Gòn và là mẫu thân của ca sĩ tân nhạc Thái Châu.

Danh ca Năm Cần Thơ (1916 - 2007) tên thật là Dương Thị Trắc, quê quán tại Cần Thơ.

Bà sớm nổi danh từ thập niên 30 thế kỷ trước với những bài, vở vọng cổ khó quên: Hiếu tình trung nghĩa, Đắc Kỷ thọ hình, Địch mẫu biệt kim lang, Chim họa mi, Bể hận quyết lấp cho bằng...

Con gái lớn của cô Năm Cần Thơ là nữ nghệ sĩ Kim Chi, vợ của nghệ sĩ kiêm soạn giả Đào Việt Anh, Kim Chi thừa hưởng chất giọng đồng phong phú của cô Năm Cần Thơ. Nữ nghệ sĩ Kim Chi ca hay, sắc diện đẹp nhưng cô không thể sáng chói được khi trên sân khấu cô phải diễn cạnh những diễn viên ngọc ngà như Thanh Nga, Ngọc Nuôi, Thu Ba...

Cô Năm Cần Thơ còn có hai người con gái cũng là diễn viên tài sắc trên sân khấu cải lương, đó là nữ nghệ sĩ Kim Hà và Mộng Thu, một thời vang danh trên sân khấu Kim Hoàng Như Mai, Kim Chung...

Con của cô Kim Hà là nữ diễn viên trẻ của thập niên 1980, cô Hà My, người diễn viên sáng chói trong chương trình Làn điệu Phương Nam trong tháng 12.2006 vừa qua.

Khi cô Năm Cần Thơ 80 tuổi, cô xuất hiện trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc, cô ca bài Kim Vân Kiều, điệu Phú Lục, giọng ca vẫn khỏe, một lối ca bậc thầy, chắc nhịp, điêu luyện, đúng tính chất bài cổ nhạc Phú Lục mà tôi tin là các ca sĩ các thế hệ sau này không ca hay được bằng cô Năm Cần Thơ...

Để tưởng nhớ cô Năm Cần Thơ, tôi thắp một nén nhang, rót mấy chung trà và cho hát lại bài ca Kim Vân Kiều, điệu Phú Lục của cô Năm Cần Thơ ca khi cô kỷ niệm 80 tuổi trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc.

Cầu xin hương linh cô Năm Cần Thơ được phiêu diêu nơi miền cực lạc.

N.P




Tác giả bài viết: posted by khoi

Nguồn tin: SG Nguyễn Phương - Translated by khaimba