Khi nghệ thuật không còn hấp dẫn

Khi nghệ thuật không còn hấp dẫn
Trong lĩnh vực nghệ thuật, nhiều đoàn nghệ thuật truyền thống nhiều năm nay sống lay lắt, hoạt động cầm chừng, không có khán giả. Các nghệ sĩ phải chật vật để lo miếng cơm manh áo. Thực tế ấy khiến cho các bạn trẻ không mặn mà khi bước chân đến với các ngành nghệ thuật. Họ chạy theo các ngành nghề mang tính thời thượng, dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và có lương cao. Nguy cơ thiếu vắng tài năng trong các ngành nghệ thuật truyền thống là có thật.

Nói về thực trạng kỳ thi tuyển sinh mới đây, một lãnh đạo của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho biết: "Số lượng thí sinh dự thi vào các ngành truyền thống như chèo, cải lương, múa rối rất ít. Ví dụ ngành múa rối cần 30 chỉ tiêu thì chỉ có được 17 thí sinh dự tuyển. Ở ngành kịch hát dân tộc cũng có quá ít thí sinh dự tuyển nên nhà trường không có nhiều sự lựa chọn về năng khiếu. Chất lượng đầu vào chắc chắn sẽ phải giảm xuống vì phải nới điều kiện dự tuyển, chấp nhận những thí sinh chưa đạt lắm về khả năng nghệ thuật".

Đây không còn là câu chuyện mới, gây ngạc nhiên trong mỗi mùa thi tuyển sinh nữa, mà nó đã trở thành một vấn đề mang tính xã hội. Các chuyên ngành khoa học xã hội và nghệ thuật ngày càng ít được nằm trong lựa chọn của các bạn trẻ. Nguyên do là họ không nhìn thấy "đầu ra" vững chắc cho tương lai của mình. Các ngành xã hội khó kiếm việc làm, thu nhập thấp. Riêng lĩnh vực nghệ thuật, nhiều đoàn nghệ thuật truyền thống nhiều năm nay sống lay lắt, hoạt động cầm chừng, không có khán giả. Các nghệ phải chật vật để lo miếng cơm manh áo.

Thực tế ấy khiến cho các bạn trẻ không mặn mà khi bước chân đến với các ngành nghệ thuật. Họ chạy theo các ngành nghề mang tính thời thượng, dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và có lương cao. Nguy cơ thiếu vắng tài năng trong các ngành nghệ thuật truyền thống là có thật. Nhìn về tương lai không xa, nếu không có những chính sách cụ thể hỗ trợ từ phía nhà nước, để chiêu mộ người tài ở các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống thì rất có thể những ngành nghệ thuật này sẽ ngày càng mai một vì không có người "tiếp lửa". Diễn đàn Văn học nghệ thuật kỳ này xin dành để bàn về vấn đề đang rất được dư luận quan tâm hiện nay

Cần tạo ra "sức đề kháng văn hóa" (phỏng vấn TS Thế Hùng - Giám đốc chương trình nghệ thuật - Trung tâm nghiên cứu văn hóa quốc tế - Đại học quốc gia Hà Nội.)

 

-Thưa Tiến Thế Hùng, là người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ông có thể cho biết thực trạng chọn trường, chọn nghề của các bạn trẻ hiện nay là như thế nào?

+ Xu hướng chọn nghề của các bạn trẻ hiện nay được chia làm 2 dòng, tạm gọi là chính thống và thị trường. Dòng chính thống bao gồm các ngành học như Ngữ văn, Ngôn ngữ, Xã hội học, Tâm lý học, các môn nghệ thuật truyền thống như múa rối, chèo, tuồng, cải lương, các loại hình âm nhạc dân tộc, âm nhạc cổ điển…Ở dòng chính thống này, thực tế đang rất teo tóp, thậm chí teo tóp đến mức thảm hại. Gần như phần đa các bạn trẻ không quan tâm nhiều đến các lĩnh vực này. Còn ở dòng thứ 2 mà tôi gọi là dòng thị trường thì khung cảnh hoàn toàn khác, rất tấp nập, sôi động. Đó là các ngành có tính thời thượng như kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng, công nghệ thông tin…Các ngành học này đang có một ma lực lớn, mạnh hơn cả nam châm để hút các bạn trẻ trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Phần lớn các tài năng, những người giỏi đều dồn về khu vực này. Đang có một sự mất cân đối nghiêm trọng trong tỷ lệ chọn trường, chọn ngành của thí sinh ở hai khu vực trên.

- Theo ông, nguyên nhân vì sao lại có sự chênh lệch như vậy?

+ Đầu tiên nói về các nhóm ngành nghề thời thượng. Sở dĩ các bạn trẻ đua nhau thi vào các trường Thương mại, Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ thông tin…bởi vì đây là những ngành học cho họ cơ hội kiếm việc làm tốt trong tương lai, dễ có lương bổng cao, thậm chí là rất cao. Theo tôi đây là một xu thế tất yếu. Có cung thì có cầu. Người ta học nghề là để hy vọng cái nghề đó có thể mang lại cho mình một sự đảm bảo trong tương lai, có thu nhập tốt, nuôi sống bản thân và gia đình, nâng cao giá trị cá nhân.

Có rất nhiều ví dụ về những ông chủ trẻ lứa tuổi 30 thành đạt trong các ngành nghề này. Chúng ta vui về điều này bao nhiêu thì lại càng cảm thấy ngậm ngùi bấy nhiêu khi nhìn sang các ngành xã hội và nghệ thuật. Có những bạn trẻ có khả năng ở các lĩnh vực này, yêu thích các lĩnh vực này nhưng họ vẫn không lựa chọn để thi, là bởi họ không yên tâm về tương lai của mình. Không ai muốn gắn bó với một công việc mà họ biết chắc nó không có khả năng nuôi sống được mình. Cho nên, nhiều ngành, nhiều trường thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nghệ thuật không thể tuyển sinh được đủ chỉ tiêu đào tạo là vì vậy.

- Theo ông, nếu tình hình ngày càng ít học sinh thi vào các khối trường khoa học xã hội và nghệ thuật thì chúng ta sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì?

+ Trong kỳ thi tuyển sinh vừa rồi, rất nhiều trường đã lên tiếng về việc thiếu thí sinh dự tuyển. Tôi biết có những khoa ở một vài trường đào tạo nghệ thuật dự kiến đóng cửa vì không có học sinh theo học. Đây là một tiếng chuông đang gióng lên báo động với các nhà quản lý rằng, phải có biện pháp để "cứu vớt" các ngành nghề đang có nguy cơ bị mất dần đi trong hệ thống giáo dục đào tạo. Nếu không còn các thí sinh theo đuổi các ngành liên quan đến khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật nữa thì điều gì sẽ xảy ra? Xin thưa, điều sẽ xảy ra là cực kỳ nghiêm trọng và là một mất mát lớn. Đó là chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc. Nghĩa là chúng ta sẽ mất dần cội rễ. Mà mất cội rễ, mất bản sắc văn hóa dân tộc thì chúng ta sẽ lấy gì để khoe với thế giới? 

Tôi đã từng là giảng viên của các trường như Đại học Mỹ thuật, Nhạc viện Hà Nội, Đại học Sư phạm nghệ thuật, tôi biết rằng, để đào tạo một tài năng nghệ thuật là khó khăn và công phu hơn nhiều so với các tài năng thuộc các lĩnh vực khác. Một sinh viên nhạc viện phải mất 15 năm mới hoàn thành chương trình học của mình, gồm 7 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp và 4 năm đại học. Các ngành nghệ thuật khác như tuồng, chèo, cải lương không phải chỉ học ở nhà trường mà còn phải qua truyền nghề, qua kinh nghiệm biểu diễn nhiều năm mới thành tài. Nghĩa là rất nhiều mồ hôi, nước mắt và không thể thiếu cái căn bản là tài năng. Thế nhưng, khi ra làm nghề thì đồng lương của họ lại quá eo hẹp, không đủ sống. Vậy làm sao họ có thể lựa chọn công việc đó  mà theo đuổi suốt đời được?

- Vậy theo ông, giải pháp của câu chuyện chúng ta đang bàn là gì?

+ Theo tôi, giải pháp cơ bản ở đây là Nhà nước phải có sự bảo trợ đặc biệt cho một số ngành nghề đặc thù, nhất là ở các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Làm sao để các sinh viên tiêu biểu, có tài năng khi theo học các bộ môn này phải nhận được một chế độ ưu đãi của nhà nước về học phí, về công việc và lương bổng sau khi ra trường. Tôi lấy ví dụ các nhạc công ở Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, mỗi năm họ chỉ biểu diễn một số buổi rất khiêm tốn. Chuyên môn của họ rất khó để làm thêm như các ca hay các nghệ ở các lĩnh vực biểu diễn khác. Với đồng lương ít ỏi của mình, họ làm thế nào để xoay xở cho cuộc sống của mình và gia đình?

Nếu nhà nước không có chính sách đãi ngộ hợp lý, đảm bảo rằng trong tương lai không mấy người muốn tiếp nối công việc này. Các nghệ ở các bộ môn sân khấu truyền thống hiện nay cũng trong tình trạng tương tự. Họ sống quá chật vật với nghề, phải làm thêm đủ thứ để sống. Đã đến lúc nhà nước cần có một chiến lược dài hơi để vực dậy, duy trì, giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống, nếu không chúng ta sẽ mắc tội với cha ông khi thế hệ con cháu chúng ta không còn biết đến các giá trị này nữa. Bằng các hoạt động cụ thể và thiết thực chúng ta phải giữ gìn các vốn quý của ông cha, chính là tạo ra "sức đề kháng về văn hóa" để chống lại các cuộc xâm lăng của văn hóa ngoại lai trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Đấy cũng chính là những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước và ý chí giữ nước vậy.

Tôi rất buồn khi nghĩ rằng, câu hỏi của Nguyễn Du khi xưa: "Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như" vẫn đang rất đương thời. Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều học sinh không biết gì về các danh nhân văn hóa đất nước, không hiểu về lịch sử dân tộc, không thuộc một câu Kiều của Nguyễn Du…

- Xin cảm ơn Tiến .

Sân khấu sẽ là gì nếu không có tài năng? (phỏng vấn NSƯT Trần Quang Hùng - Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội) 

 

- Thưa NSƯT Trần Quang Hùng, với cương vị Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, ông có thể cho biết hiện nay, các nghệ đang hoạt động trong đơn vị của ông có sống được bằng nghề hay không?

+ Tôi xin trả lời luôn là các nghệ sĩ sân khấu nói chung hiện nay, không chỉ nghệ sĩ cải lương đâu, là không sống được bằng nghề. Sở dĩ họ vẫn làm nghề là bởi vì họ phải chịu hy sinh, gạt bỏ nhiều nhu cầu và ham muốn khác để tận tâm với nghề thôi. Chứ còn với những đồng tiền thù lao họ nhận được, trong thời buổi giá cả leo thang vùn vụt hiện nay thì rất bọt bèo. Tôi ví dụ ngay, ở nhà hát chúng tôi, một đơn vị sân khấu danh tiếng giữa lòng thủ đô, thù lao của nghệ được chia theo các mức từ cao đến thấp, tùy thuộc vào danh hiệu nghệ và đóng góp cụ thể của mỗi người trong từng suất diễn. Mức cao nhất là 60.000, còn mức thấp nhất là 35.000 đồng. 35.000 đồng, như chị thấy, có khi chỉ đủ ăn một bát phở ngon thôi. Còn tiền xăng xe, tiền sinh hoạt thì các nghệ phải tự bươn bả. Nói chung là rất tội nghiệp.

Mới đây nhà hát chúng tôi đã xây dựng được một chế độ bồi dưỡng thêm cho anh em nghệ sĩ, theo đó, một suất diễn của NSƯT sẽ được cộng thêm 50.000 đồng, còn các nghệ sĩ khác thì theo các mức độ giảm dần xuống. Nghĩa là thêm một chút thù lao bù đắp cho lao động của anh em nghệ thôi, chưa thấm tháp gì. Để có thể tiếp tục lên sàn diễn hàng đêm, không ít nghệ phải làm thêm bằng cách mở cửa hàng bán quần áo, đi làm phim, lồng tiếng cho vai diễn…Nói chung, đó là một thực tế xót xa mà người làm sân khấu đang phải đối mặt.

- Hiện nay tại các cơ sở đào tạo diễn viên như các trường nghệ thuật, các trường sân khấu điện ảnh ngày một hiếm hoi các bạn trẻ chọn theo học các môn nghệ thuật truyền thống. Là người làm công tác quản lý, anh có lo ngại rằng trong tương lai, đơn vị của anh muốn tuyển thêm các diễn viên trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn?

+ Cái này thì tôi lo. Và không phải bây giờ mới lo đâu. Như các bạn đã thấy, sân khấu của ta nhiều năm nay trong tình trạng ốm o, không có khán giả. Không có khán giả thì nghệ không thể sống bằng nghề. Những người trẻ có tài năng họ nhìn vào các thế hệ cha anh đi trước thì thấy rằng làm nghệ thuật vừa vất vả lại vừa nghèo. Và họ không chọn. Các trường nghệ thuật năm nào cũng thiếu chỉ tiêu tuyển vào. Khoa cải lương của Trường Đại học Sân khấu có năm chỉ tiêu tuyển 30 sinh viên nhưng chỉ có chừng 15 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Thế thì chúng ta làm sao lựa chọn được người tài?

Rồi lại có hiện tượng một số sinh viên thi không đỗ vào các trường khác thì nộp đơn thi tuyển vào trường nghệ thuật, mục đích là có được tấm bằng. Học xong đương nhiên là họ không làm nghệ thuật. Mà có làm nghệ thuật thì họ cũng không làm được, vì thiếu tài năng. Năm ngoái, có 15 sinh viên ngành cải lương của trường Sân khấu Điện ảnh ra trường thì có 6 bạn đến thi tuyển vào Nhà hát Cải lương Hà Nội. Dù rất cần tuyển thêm các gương mặt trẻ nhưng chúng tôi cũng chỉ chọn được 4 người trong số đó. Còn lại họ đi làm việc khác. Vì họ không có khả năng sân khấu.  

Nhưng điều mà tôi lo hơn nữa hiện nay lại không chỉ ở  vấn đề nghệ sĩ trẻ. Chúng ta không dễ tìm ra những gương mặt trẻ tài năng đã đành rồi, nhưng chúng ta còn phải đối mặt với nguy cơ mất đi những gương mặt nghệ đã thành danh trong nghề. Đời sống khó khăn đã khiến cho không ít nghệ tên tuổi có lúc dao động và muốn rời đi làm công việc khác. Họ bi quan khi nhìn về phía trước. Họ thấy công sức mình bỏ ra rất nhiều mà những gì họ nhận lại thật quá mong manh.

Một nghệ sĩ cải lương để được xem là có nghề, ngoài học tập bài bản ra, họ phải có kinh nghiệm sân khấu từ 10-15 năm hoặc lâu hơn nữa. Vì đây là môn nghệ thuật yêu cầu người nghệ phải được rèn giũa thường xuyên qua từng buổi tập, từng đêm diễn, cộng với tài năng và mồ hôi, không thể nào "ăn xổi ở thì" được. Mấy chục năm chúng ta mới đào tạo được một vài diễn viên có độ chín về nghề thì họ lại "nửa đường đứt gánh", bỏ nghệ thuật mà đi thì đó là một mất mát vô cùng lớn.

Ở Nhà hát Cải lương Hà Nội, những người làm công tác quản lý chúng tôi luôn xác định phải tìm mọi giải pháp có thể để tiếp tục "đốt lửa" trong trái tim của mỗi người nghệ . Cụ thể, cố gắng nâng cao đời sống vật chất của anh em, tạo điều kiện thuận lợi để họ làm nghề và đồng cam cộng khổ với họ vượt qua giai đoạn khó khăn của sân khấu hiện nay. Tuy nhiên, sự cố gắng của một vài cá nhân không bao giờ là đủ. Đây là vấn đề chung của cả nền sân khấu, cần sự chung tay góp sức của nhà nước, của nhân dân và của khán giả nữa.

- Được biết đơn vị của anh đang triển khai một dự án đầu tư cho nghệ trẻ có tài đi học ở các trường nghệ thuật, để chủ động không bị rơi vào tình trạng thiếu hụt đội ngũ những người kế cận trong tương lai. Anh có thể nói cụ thể về kế hoạch này?

+ Nhà hát chúng tôi đang có phương án tuyển các bạn trẻ có năng khiếu hát cải lương vào đơn vị của mình. Vì là đoàn nghệ thuật của thủ đô nên chúng tôi chỉ lựa chọn những bạn trẻ có hộ khẩu Hà Nội. Sau đó chúng tôi hỗ trợ để các bạn đi học ở trường sân khấu điện ảnh, với điều kiện ràng buộc là sau khi tốt nghiệp các bạn phải về làm việc cho nhà hát. Hình thức này sẽ tháo gỡ khó khăn cho những bạn trẻ không có điều kiện đi học, và cũng giúp cho nhà hát có được nguồn nhân lực trong tương lai.

- Xin cảm ơn NSƯT Trần Quang Hùng.

Đừng ghẻ lạnh với nghệ thuật truyền thống (ý kiến của nghệ ca trù Bạch Vân)

 

Xã hội thời nào cũng vậy thôi, cũng có những nghề kiếm ra tiền dễ dàng và có những nghề thì khó khăn, chật vật. Tuy nhiên, cái khoảng cách ấy trong thời đại chúng ta đang sống đây đã trở nên mênh mông đến mức khó tin. Một ca sĩ thị trường một đêm diễn có thể có mức cátxê hàng trăm triệu đồng, còn một nghệ hát chèo, cải lương, ca trù, âm nhạc dân tộc thì chỉ vỏn vẹn mấy chục ngàn đồng. Lương tháng của một nhạc công trong đoàn nghệ thuật không bằng tiền ăn trưa của một nhân viên ngân hàng...Nghệ thuật vẫn có giá, nhưng là nghệ thuật giải trí. Còn nghệ thuật mang tính truyền thống, mang tinh thần, hồn cốt của cha ông, là tinh hoa của dân tộc thì đang bị đối xử ghẻ lạnh. Những nghệ sĩ cả đời lăn lộn với nghề, sống chết với từng vai diễn để giữ lửa cho bộ môn nghệ thuật mình theo đuổi gần như không nhận được sự bảo trợ nào của nhà nước, để họ có thể sống chỉ cần vừa đủ thôi, chưa dám nói đến sự giàu có, mà yên tâm làm nghề, cống hiến cho nghề. Chúng ta nói giao hưởng thính phòng đang là vùng trắng, nhưng nghệ sĩ tài năng trong lĩnh vực này của chúng ta thì phải ra nước ngoài mới sống được. Ca trù, lĩnh vực của tôi đây, dù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, vẫn còn nhiều băn khoăn lắm trong việc đãi ngộ nghệ sĩ. Tôi nói không quá, rất nhiều ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc còn sống đến hôm nay là chúng ta đã "ăn nhờ" vào sự nỗ lực không mệt mỏi, sự hy sinh không bến bờ của các nghệ , nghệ nhân có tâm với nghề, chứ không phải nhờ vào các quyết sách của nhà nước về nghệ thuật.

Nếu các em sinh viên trẻ hôm nay không chọn các ngành nghệ thuật dân tộc để theo học thì cũng là điều dễ hiểu và cũng đừng vội trách các em. Vì chúng ta không dạy các em ý thức giữ gìn những di sản văn hóa quý báu mà ông cha để lại. Và chúng ta cũng không cho các em thấy một sự cam kết nào phía trước, rằng nếu theo đuổi các môn nghệ thuật này, các em sẽ sống được bằng nghề. Các cụ xưa nói rồi, "có thực mới vực được đạo" cơ mà. Ngay ở những nước phát triển, nhà nước vẫn phải bảo trợ cho những lĩnh vực cần thiết, tuy nó không sinh ra lợi nhuận kinh tế lớn, nhưng nó là bản sắc dân tộc, là gương mặt quốc gia.

Tôi cho rằng sẽ là quá muộn nếu chúng ta không bắt đầu ngay từ hôm nay, bằng những chính sách cụ thể để đầu tư văn hóa truyền thống, đảm bảo rằng những người có tài năng trong lĩnh vực này sẽ được đãi ngộ xứng đáng

  Thực hiện chuyên đề: Bình Nguyên Trang

Nguồn tin: CAND