Sầu nữ ÚT BẠCH LAN: Hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời không như mơ

Sầu nữ ÚT BẠCH LAN: Hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời không như mơ
Tôi chở bà đi thu âm. Vở cải lương “Mẹ mãi trong đời con” cần một lớp sâm thương như tiếng lòng của người mẹ. Cô Út vẫn giản dị, hiền hòa, kể về những câu chuyện đời bằng một chất giọng và làn hơi nhẹ như gió. Hơn 60 năm gắn bó với lời ca, tiếng hát, cô Út được khán giả yêu thương gọi tên sầu nữ. Với cuộc đời riêng bao nhiêu ngang trái thế mà cô vẫn cố vượt qua để đêm từng đêm mang nỗi u hoài của riêng mình trút vào lời ca, tiếng đờn. hàng trăm va diễn có những sẻ chia từ cuộc đời của một nghệ sĩ dấn thân vào nhiệp cầm ca, sầu thương nhưng không bi lụy. Bà là một nữ nghệ sĩ được bó gới và khán giả đặt cho nhiều nghệ danh hiệu: “Vương nữ sương chiều”, “Bức trường thành vọng cổ”, “Sầu nữ”, “Đệ nhất đào thương”… Và với cuộc sống về chiều, bà chọn việc làm từ thiện để góp phần xoa diệu nỗi đâu của những người bất hạnh.

Image

Kỳ 1: BUÔNG HAY NẮM?

* Với hôn nhân cô Út đã từng tâm sự mình kém may mắn. Điều đó có làm cô buồn?

- Tôi nhớ một câu nói rất hay của môt nhà văn: “Tôi đa khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày”. Nếu xe bạn bị hư dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người sửa xe, lúc đó bạn hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn. Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn co thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu,đó la hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đúng trên đôi chân của mình để đi.
Tôi không buồn mà trái lại còn cảm ơn cuộc đời đã kiến tạo ngang trái để tôi đưa vào lời ca của mình chút gì đó man mác buồn, chút gì đó sâu lắng để tìm sự đồng cảm của thế nhân.

* Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước thì cô Út đã tựa vào đâu để vững vàng hơn?

- Tôi không vội nản lòng, khó chịu bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân.
Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người thì xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.
Đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này, hãy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này. Tôi không sợ đôi chân nặng trĩu mà chỉ sợ lòng mình không đủ nhẹ để bước cho vững.

* Đứng trước những cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ, Cô Út thường nghĩ gì?.

-Tôi tự dặn lòng hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều. Ai đó ghét mình thì hãy buông xả tất cả, từ bi và độ lượng. Sống là động nhưng lòng không dao động. Tôi học theo lời dạy của anh hai GSTS Trần Văn Khê, mỗi sớm mai thức dậy việc đầu tiên mà ta phải làm là hãy nở một nụ cười thật tươi để trả lại cho cuộc sống đã cho ta được sinh ra trên cuộc đời này, có được một đôi chân vũng chãi để bước đi, có được một đôi tay lành lặn để ôm ấp những người mà ta yêu thương, có được một đôi mắt sáng để nhìn ngắm thế giới xung quanh. Với người nghệ sĩ thì tôi còn có thêm một giọng ca, một trái tim mẫn cảm để nói lên những điều thiện nguyện, gửi gắm những lời yêu thương đến với mọi người.

*Đúng như lời cô Út nói, có được niềm tin và nghị lực trong mỗi chặng đường đời để cảm thấy mình hạnh phúc dù ở trong hoàn cảnh nào. Tuy nhiên đâu phải ai cũng sớm nhận ra được điều này, nhất là khi ta còn trẻ?

-Chính vì thế ta phải cần có cha mẹ bên cạnh, cần có người thân, bạn bè và trên hết là thầy cô giáo, họ sẽ khuyên ta biết nâng niu và trân trọng từng phút giây mà bạn đang có để biết yêu thương được đong đầy như thế nào trong cuộc đời mình.

Image
NSUT Út Bạch Lan và diễn viên Huỳnh Quý trong phòng thu âm của nhạc sĩ Khải Hoàn

* Và những khi còn trẻ, con người ta luôn háo thắng?

-Đúng, háo thằng của tuổi trẻ khiến cho con người đôi khi cứ phải mệt mỏi để chạy đua trên con đường đời để tranh giành, để cáu xé và hụt hẫng. Cuộc sống và con người thay đổi, như những cơn gió không bao giờ ngưng hoạt động. Gió trời làm sao năm giữ. Duyên giữa người với người cũng vậy. Háo thằng và thù hận trong tình yêu như các soạn giả đã viết, thì rất nhiều câu chuyện tình thắm đẫm nước mắt. Các soạn giả dựa theo cuộc đời, họ quan sát, lắng nghe để chắt chiu từng câu hát. Trong tình yêu níu giữ bằng gì? Đôi khi con người mải miết, không có nghĩa họ cũng mù quáng nhưng vì họ khao khát tìm một nửa của đời mình. Vậy chỉ cần đừng quá quyền luyến, đừng quá kỳ vọng. Rồi mọi sự sẽ lại AN-YÊN. Theo tôi biết, có người phí hoài cả một quãng đời son trẻ mà buông hoài vẫn không dứt được ngày cũ.

*Cô Út đang nhắc đến quãng đời đầy ngập yêu thương?

-Những cũng có người, chỉ một sáng tỉnh dậy, thấy lòng hết yêu là hết yêu, nhẹ hơn cả gió thu vờn lá trên mặt đường. Bởi với tôi, buông tay chẳng qua chỉ là chuyện cầm lên một đồ vật được thì ta lại đặt nó xuống được. Nè nhé, bạn có biết đến cả con tim một phút còn thầy nhịp đập đến mấy chục lần thì huống hồ phải bận lòng đến cử động bàn tay BUÔNG hay NẮM.

Quân Thạch

K 2: AI CŨNG CÓ VAI DIN CA CUC ĐI


Theo chân NSUT Út Bạch Lan đến thăm bệnh nhân tâm thần tại trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân định, Bình Dương để thấy cô rất hăng hái trong việc làm từ thiện. Cô dành thời gian đi thăm hỏi bệnh nhân và cùng các bạn diễn viên trẻ đem lại niềm vui cho họ qua cac tiết mục văn nghệ. Có nói đó là điều mà cô tâm nguyện khi làm nghệ thuật, xoa dịu đi những mất mát, đau thương trong mỗi cuộc đời bất hạnh.

* Điều gì đọng lại trong lòng cô Út sau chuyến đi với CLB Sân khấu Lạc Long Quân?

Hằng ngày chúng ta đối diện với vở kịch trong cuộc sống của chính mình. Trong đó chúng ta là một diễn viên chính còn mọi người xung quanh là các diễn viên phụ bao gồm gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Lương tâm sống đúng nghĩa con người là kịch bản văn học. Hôm đi thăm bệnh nhân tâm thần, quan sát họ với những cử chỉ rất d6e4 thương, trìu mến khi họ đang được điều trị tại trung tâm này, tôi vui vì thấy cuộc sống cộng đồng ấm áp vô cùng. Họ sống lang thang được trung tâm tập trung về để diue962 trị, có người không nớ gia cảnh của mình, có người do đi lạc đã được các y bác sĩ cứu chữa, rồi đến một ngày họ nhớ lại tên tuổi, địa chỉ và mong gặp lại người thân. Hôm đó chúng tôi diễn vở Mẹ mãi trong đời con, thấy các bệnh nhân khóc khi tôi diễn vai bà mẹ, bị mấy đứa con bất hiếu tranh giành gia tài làm cho ba mẹ đau khổ. Tôi có được một niềm hạnh phúc khi tham gia làm việc thiện nguyện với mấy em, mấy cháu.

*Cô Út vừa nói đến việc mỗi con người đang tự “diễn kịch” trong cuộc sống của mình? Nhưng đâu phải ai cũng có “vai hay”?

Đúng. Có những hôm chúng ta diễn xuất thật xuất sắc và đạt được những mong muốn cảu vai diễn, nhưng có những ngày vai diễn đó trôi qua thật tẻ nhạt. cho như thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải sống, sống vì chính mình, gia đình mình và bạn bè. Mỗi một con người sinh ra lại là những “diễn viên” khác nhau theo từng thể loại của các vở kịch của chính mình, có thể là hành động, hài kịch, lãng mạn, - tình cảm hay siêu tưởng. Theo thời gian của cuộc sống chúng ta lại thay đổi thể loại của vai diễn, sự tác động hoàn cảnh, cuộc sống khiến chúng ta lúc chính, lúc tà…Hoặc về xế chiều chúng ta lại là những ông cụ, bà cụ già neo đơn…Chúng ta phải đối diện với những sự thay đổi trong vai diễn hằng ngày và có thể thay đổi theo thời gian đến chóng mặt. Mỗi sáng thức dậy mọi cảnh vật, tâm tư tình cảm và con người chính mình đã thay đổi ít nhiều rồi. Với từng hoạt cảnh của vở diễn chúng ta lại phải điều chỉnh những tư tưởng của mình cho phù hợp với vai diễn để đến cuối ngày mình có thể rút tỉa ra những kinh nghiệm, những niềm vui và có thể là những bài học xương máu trong cuộc sống.

* Trong cuộc sống hiện đại có phải “vai diễn” ngày càng phức tạp? Với bản thân mình cô Út đã chịu nhiều áp lực?

Ai cũng chịu nhiều tác động từ môi trường, hoàn cảnh vá có khi chúng ta không thể hiều và điều khiển được chính mình. Chúng ta chạy theo, bon chen và ganh đua nhau để đạt được sự ảo tưởng của thành công. Là nghệ sĩ thì “vai diễn” với cuộc sống lại càng chịu nhiều áp lực. Tôi phải sống trong ngheo túng khi tuổi thơ, đi hát dạo cầu thực với người anh là nhạc sĩ Văn vỹ, hai bà mẹ nghèo- mẹ tôi và mẹ anh Văn Vỹ sống đúm bọc bên mái hiên chợ Bàu Sen. Khi vào nghề tôi được nhiều thầy cô nâng đỡ, rồi đạt nhiều thành công từ các vai diễn trên sân khấu. Áp lực đó được chia sẻ bởi những người thầy, những người ân nhân và từ tình thương của khán giả dành cho ngệh sĩ. Tôi mang ơn ba Viễn Châu, Kiên Giang, Tám Vân, má Bảy Phùng há, ba Năm Châu, Ba Vân, soạn giả Quy Sắc…nhưng bậc hiền tài của sân khấu dân tộc đã giúp cho “vai diễn” trên sân khấu và trong cuộ đời sự diều chỉnh để sống tốt, sống đẹp. Đúng là đâu pahi3 ai cũng có diễm phúc đón nhận “vai diễn” hay trong đời. Nhưng gieo nghiệp thì phải trả, không có việc gì đơn thuần đến với ta mà không có nguyên cớ.



* Theo cô Út, cuộc sống là một vở diễn thực hay ảo nhỉ?

Có người nói nó là ảo tưởng để trốn chạy những đau khổ và đen tối trong cuộ sống. có những người nói nó là thực tế, là nhân quả, là vật chất và diễn giải theo vô hình vạn trạng lý lẽ của cuộc sống. Chẳng biết như thế nào là đúng là sai, nó phụ thuộc vào cảm nhận và nhân sinh quan của từng con người về cuộc sống. Với nghệ sĩ thì điều này rõ nhất khi tiếp cận với những vai diễn hay trên sân khấu. Bài học từ vai diễn hay lắm, nó giúp cho mỗi chúng ta hiểu hơn về giá trị thẩm mỹ của cuộc sống này. Ngày nay các bạn trẻ rời xa vấn đề đạo đức khi mà chuyện đâm chem. Nhau, cha giết con, con hại mẹ, tòa án lương tâm không còn giá trị khi đồng tiền ngự trị. Nghệ sĩ phải vào cuộ với nhiều vai diễn, nhiều vở diễn gióng lên hổi chuông cảnh tỉnh. Giá trị của người nghệ sĩ chính là làm cho cuộc sống thêm đẹp, để khán giả nhìn vào vở diễn mà soi lại chính hành vi của mình, tránh xa cái ác, nhân thêm điều thiện trong cuộ sống. nếu rời xa giá trị đó thì nghệ sĩ không còn làm nơi tin cậy của công chúng.

*Theo quan điểm của cô Út có phải mọi thứ trên đời đều là ảo?

Nói theo thuyết nhà Phật, chúng ta sinh ra ở trời đất, được sinh ra bởi cha mẹ nhưng chúng ta có tìm được cái chân hạnh phúc trong cuộc sống đâu. Hôm nay vui, mai lại buồn, cứ buồn – vui, sướng – khổ, thành công- không thành công, được lòng người, mất lòng người, thương ghét, đúng sai…tất cả tạo ra một cảm giác ảo trong thế giới nhân sinh quan. Nhưng ai sinh ra, lớn lên mà không phải sống? Biết là thế nhưng vẫn phải sống, sống cho ra sống. Sống vì trách nhiệm và tình thương với gia đình, bạn bè và quê hương đất nước. Mỗi ngày chúng ta phải vui, vui cho tất cả đều cảm nhận được niềm vui phát ra từ tâm hồn mỗi chúng ta. Nuế tất cả những người thân yêu của chúng ta đã cảm nhận được tình yêu thương và chung thủy vô bờ bến. Mỗi ngày trôi qua tôi tự nhủ mình phải sống hết mình với một niềm tin mãnh liệt đó là sân khấu thánh đường nơi cho tôi lý tưởng làm nghệ thuật. Sống không chỉ để thành công mà là thành nhân. Sống để có ngày tìm được những trường đoạn hạnh phúc trong “vai diễn” cuộc đời, tìm được “Thiên thai” hay “ Suối mơ” trong âm nhạc của Văn Cao, hay có thể rũ áo ra đi khi cần thiết như Phạm Công Trứ. Tôi luôn cầu nguyên ơn trời cho chúng ta một sức sống mạnh mẽ, một niềm tin bất di bất dịch, một trí huệ sáng ngời để tiếp bước trên con đường nghệ thuật, đồng hành với các bạn diễn viên trẻ làm việc thiện nguyện.

Quân Thạch

K 3
NÂNG NIU NHNG ĐIU K DIU


*Tấm lòng của soạn giả Kiên Giang quá lớn. Cô Út đã học được từ ông những bài học kinh nghiệm nào trong cuộc đời nghệ sĩ?

Tôi học từ ông sự nâng niu những điều diệu kỳ của cuộc sống và của nghề hát. Ba tôi- soạn giả Kiên Giang sống rất tốt. Ông có người con trai bị bệnh tâm thần, nên ông dành nhiều tình thương cho người con này. Bài thơ cuối cùng ông sáng tác cũng nhắc đến nỗi đau của gia đình, đó là dành hết sự bù đắp cho người con bệnh tật. Thương ông lắm nên khi tôi đến thắp hương cùng với NSUT Phương Hồng Thủy, chúng tôi đã khóc thật nhiều. Điều kỳ diệu trong cuộc sống luôn đến với chúng ta. Dù chỉ là thoáng qua hoặc chỉ là một điều may mắn, nhưng hãy biết nâng niu, đó là điều tôi học từ ông.

Image

*Đời đàn bà sinh ra dường như gắn liền với những cái ngưỡng. Cô Út có nghĩ như thế?

Trong nhiều kịch bản văn học của ba Kiên Giang, ông đều nhắc đến cái ngưỡng của người đàn bà. Kịch bản “Quán gấm đầu làng” nói về tiết nghĩa của nàng Châu Long. Ông thường phân tích , lúc còn nhỏ, cha mẹ dặn đi đâu cũng về sớm, con gái phải ở trong nhà, tề gia nội trợ, việc ngoài đường là của đàn ông. Ông bà xưa cũng dặn lại bốn chứ “Khuê môn bất xuất” thì mới được cho là thục nữ. Bởi vậy, đàn bà lúc nhỏ gắn liền với cái ngưỡng cửa nhà, muốn bước qua sao mà gian truân quá. Và lớn lên chút, đời đàn bà gắn liền với cái ngưỡng tài năng. Làm gì cũng ít khi được công nhận. Học hành, người ta cũng bảo học làm chi cho cao, đời con gái lấy chồng sinh con là giỏi lắm rồi, học cao qúa đàn ông họ sợ, họ không dám đến gần. Mà đúng thật, đàn ông thường sợ đàn bà thông minh, bởi đàn bà thông minh ít khi tin vào đàn ông, họ thích tin bản thân mình hơn, vì vậy đàn ông thấy yếu thế trước đàn bà nên sợ. Ba tôi hay nói thế…

*Nhưng phụ nữ cũng chẳng thể giỏi, giỏi đến đầu rồi cũng phải nép sau đàn ông một chút? Theo cô Út có đúng như vậy?

Ngay cả trong những người việc người ta cho là “việc đàn bà” như may vá, thiết kế quần áo, trang điểm, cắt tóc, nấu ăn…thì người giỏi nhất , được người đời vinh danh, phần lớn vẫn là đàn ông, hay chí ít có hình dáng đàn ông trong đó. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, về nữ soạn giả thì ai bằng má Bảy Nam và má Nhị Kiều? Diễn vai kép oai phong, đặt trường phái toàn nữ ban, ai bì với má bảy Phùng Há. Có lần ba Kiên Giang nói, đàn bà đẹp quá cũng không nên. Đẹp quá rồi người ta cho là chỉ có nhan sắc mà không có trí não. Thậm chí nếu đẹp mà còn giỏi thì cũng bị đời khinh khi là dùng nhan sắc để đi lên chứ làm gì có thực tài. Thậm chí tới cái lúc xinh đẹp, tài năng, gia đình viên mãn cũng phải chịu tiếng đời dị nghị xăm soi. Đừng tưởng đàn bà đẹp, giỏi thì đã sướng, cái khổ tâm nó còn khổ gấp trăm lần khổ thân khổ xác. Do đó mới có tích truyện về nàng Huyền Trân công chúa. Nhưng nghệ thuật sân khấu là tôn vinh cái đẹp, ca ngợi cái đẹp và bên trong cái đẹp là một tâm hồn rất sáng cần phải được nâng niu.

*Theo cô Út, có phải sự chịu đựng của phụ nữ cũng nằm trong nhiều cái ngưỡng?

Tôi có biết nhiều trường hợp , phụ nữ có chồng, có con đề huề, chồng chị không tốt, có khi say về kiếm chuyện, thậm chí hạ cẳng chân, hạ cẳng tay. Chị đau, buồn nhưng vẫn ở, “vì con”, chị bảo. Nhưng chỉ cần một ngày chồng về nhà có mùi nước hoa lạ, trong điện thoại có tin nhắn tình nhân, chị hỏi cho ra lẽ, rồi quyết định ly thân để ly dị. “Với chúng tôi khi trái tim đã thay thì không thể chấp nhận được”. Ngưỡng của phụ nữ cũng đến đó là cùng. Đời phụ nữ, nhất là làm nghệ sĩ còn gian nan hơn, biết bao số phận không có được hạnh phúc, vẫn mãi đi tìm và thỉnh thoảng chính bản thân tôi cũng ngồi tự vấn coi đâu là ngưỡng của mình là gì. Thương ba bảy Viễn Châu đã viết tặng tôi bài ca cổ Hoa lan trắng, qua đó an ủi cho đời nghệ sĩ, để còn biết sướng biết khổ, biết giữ biết buông, chứ tay phụ nữ làm nghệ thuật vốn mềm, giữ người không thuộc về mình làm chi, cho đau, rồi cuối cùng cũng vuột mất. Mở lòng bàn tay ra, thấy xước, thấy máu. Nhớ ba Tám Vân bàn tay tôi nói, con phải biết nâng niu nghề hát, vẽ mặt cho đẹp, cho sang, chứ đừng có níu kéo cái duyên không thuộc về mình. Và ông cũng thường nói: “Đời đàn bà, chung quy cũng nằm trong cái ngưỡng đời…Bởi thương lắm, cái kiếp đàn bà, sinh ra hình như là đã khổ…”

Nhưng không thể chấp nhận những điều tai ươn cứ mãi đến với người phụ nữ, họ phải biết vượt qua số phận của mình?

Con người sinh ra, vốn dĩ thuộc về tự nhiên, Tự nhiên đặt ra những quy định mà con người phải làm theo, không thể cưỡng lãi, nhưng, bằng cách này hay cách khác, con người đã tìm ra những cách để thay đổi tự nhiên, hòng mang lại cuộc sống tốt nhất cho mình. Có nhiều phụ nữ có hoài bão, có ước mơ và có nhiều đam mê, nhưng loay hoay hoài vẫn không thể làm được thứ gì cho ra hồn. Bởi vậy mới nói phải biết nâng niu những điều kỳ diệu, đó có thể là cơ hội đến với bản thân mình và nắm bắt, cố gắng, rèn luyện để có được hạnh phúc từ cái ngề mà mình đeo đuổi. Thất bại thì có, theo tôi có thể là từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong các nguyên nhân chủ yếu vẫn là họ ngại bắt đầu, ngại đổi mới và cảm thấy sợ hãi trước những đổi thay đang chờ đợi mình phía trước. Và tôi cho rằng, ai cũng phải có điểm bắt đầu mới có thể thành công. Bạn muốn thay đổi cuộc sống, muốn có thêm tiền, muốn có kiến thức, muốn việc tốt hơn hay đơn giản là có người yêu. Những thứ đó không tự nhiên mà chạy đến kế bên bạn đâu. Bạn phải trong tư thế sẵn sàng để thay đổi khi cần thiết. Và sự thay đổi sẽ mang lại cho chúng ta những cảm nhận mới. Nghề hát của tôi cũng vậy, phải luôn thay đổi trong suy nghĩ và dựa vào những điều Phật pháp dạy để hoàn thiện chính mình.

*Theo Út, có nhiều mối quan hệ, đến giai đoạn nhất định thì chúng ta sẽ đánh mất. Không vì bất cứ lý do to tát gì?

Chỉ đơn giản là hết duyên. Khi đó người ta phải chấp nhận dù không muốn. Duyên do trời khởi, nên khi hết duyên cũng là do số phận. Tuy nhiên đừng để những sự nóng nẫy dẫn đến lời qua tiếng lại, nói nặng nề với nhau, sẽ dẫn đến sự căm thù hơn. Nghệ thuật ca diễn của chúng tôi trên sân khấu có nhiều mối rạn nứt từ sai lầm này. Nói để giải tỏa, có lẽ đó là nhu cầu của rất nhiều người. Từ một nhà báo, nhà văn, ký giả, phóng viên, một người bán hàng hay một nghệ sĩ, đều cần nói để chia sẻ những tâm tư, cảm xúc, suy nghĩ…ai cũng cần phải được giải bày vào một thời điểm trong đời. Nhưng, không phải ai cũng có kỹ năng nói. Chắc chắn nhiều hơn một lần trong đời, bạn muốn nói ra những thông tin nhưng rồi cứ dừng lại và xóa đi, hay những thứ bạn nói ra không được như mình suy nghĩ. Lời khuyên từ các chú, các bác đi trước dạy tôi, đó là sống khoan dung vị tha và bỏ qua những điều không hay, để nâng tâm hồn của chính mình, vì chính những người mình yêu thương, khi xảy ra chuyện sẽ là vũ khí chống lại mình một cách nguy hiểm nhất. Nên hãy nâng niu, gìn giữ và nâng tình bạn đó lên thay vì chà đạp.
QUÂN THẠCH

Nguồn tin: BSK