NSƯT Út Bạch Lan Nhớ mẹ hiền

NSƯT Út Bạch Lan Nhớ mẹ hiền
Tối 28-11, Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh TPHCM đã thực hiện chương trình Làn điệu phương Nam với chủ đề “Một đời theo tổ nghiệp” tại sân khấu Sen Hồng. Đông đảo khán giả đã đến xem và cổ cũ cho sự xuất hiện của NSƯT Út Bạch Lan trong vở Mẹ mãi trong đời con (tác giả, đạo diễn Thanh Hiệp). Bà đã có nhiều tâm sự về mẹ của bà, khi nhớ lại những hình ảnh thân thương của một người mẹ tảo tần hôm sớm nuôi con, chịu bao cực nhọc để con theo nghề hát.
hát.
 

Bà đã nói lên những lời yêu thương khi lên sân khấu giao lưu với khán giả.
 
“Ánh mặt mẹ đem lại sự bình an cho tôi khi cuộc đời đi hát của tôi quá truân chuyên. Những lúc vô tình tôi nhìn thấy mẹ đang lặng lẽ ngắm nhìn những bức ảnh hồi bé xíu của tôi. Khi đó tôi bỗng cảm thấy được ở nhà thật an toàn và ấm áp, nhất là trong vòng tay của mẹ. Những khi tôi đi đâu về hoặc bắt đâu cho chuyến đi diễn xa, mẹ luôn ra đến tận cửa nhìn theo. Những nẻo đường tôi đi qua luôn cõng trên lưng một đôi mắt, như một mảnh bùa bình an cho đời nghệ sĩ. Đôi tay mẹ trói trâm hồn tôi – một cô đào hát chịu nhiều truân chuyên. Những món ăn, những góc nhà, những công việc của nghề hát đã gắn vào từng rãnh nhỏ trong khối óc của tôi về sự chăm sóc, nâng niu và những điều mẹ tôi khuyên nhũ. Bà sống rất giản dị, chưa bao giờ tự hào khoe khoan với ai về con gái tôi là Út Bạch Lan, là một ngôi sao sáng… Tôi phát hiện mình có một thói quen so sánh rất hay là “mẹ tôi nấu ăn ngon nhất”, mỗi khi ngồi trò chuyện với mấy chị em đồng nghiệp. Và tôi chỉ thích ăn món của mẹ tôi nấu, tôi ghiền những món đó. Tôi phát hiện rằng bất kì người phụ nữ nào tôi gặp cũng đều liên tưởng đến mẹ, bất kì đoàn hát sống ở nơi đâu thì nếp sống ở đó đều làm tôi nhớ  mẹ của mình” – NSƯT Út Bạch Lan đã chia sẻ.
 
Trong vai diễn bà mẹ bị bệnh tật ngồi trên xe lăn, cùng với diễn viên Huỳnh Quý, Lê Như, Nguyễn Anh Tú, Trung Tính, Phạm Hy và nghệ sĩ Mỹ Chi, NSƯT Út Bạch Lan đã lấy nước mắt khán giả. Khi vở diễn này được diễn tại Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định, Bình Dương, hơn 1000 học viên đã khóc nức nở. “Chiếc xe lăn thay cho chân mẹ khến chúng tôi – những diễn viên trẻ đâu thắt. Đôi bàn tay cô Út chạm nhẹ vào tay tôi đã khiến tôi như có hơi ấm và lửa yêu nghề đốt cháy tim tôi” – diễn viên Huỳnh Quý tâm sự.

Nếu tiếng nói người mẹ đem sự trưởng thành đến cho con, thì những vai diễn bà mẹ trong nỗi nhớ của sầu nữ Út Bạch Lan đã giúp cho các bạn diễn viên trẻ thăng hoa sáng tạo. “Những lần tập được cô Út dạy, những lời khuyên kèm theo một câu ‘từ nay con nhớ nha’ đã làm cho chúng tôi cảm nhận sự chân thành trong việc truyền nghề” – diễn viên lê Như nói.
 
“Cô Út không dạy chúng tôi cách xử lý tát cả các tình huống, nhưng cô dạy được tôi chọn cách mà tất cả mọi người phải ít căng thẳng, đó là đặt tâm lý vào đúng tình huống và để con tim tổn thất bật lên lời” – diễn viên Nguyễn Anh Tú xúc động kể. “Nước mắt của vai diễn bà mẹ đã làm mềm tim tôi, nơi mà tôi nghĩ chỉ có tình mẹ mới hiểu nổi. Bao nổ lực để cô Út được công chúng xem là danh ca, được báo giới đặt cho nhiều tên gọi thân thương, và nước mắt của cô trong vai bà mẹ này làm tôi đau nhói. Đau hơn tất cả trăm ngàn lần roi vọt và khiến một diễn viên trẻ và nhiều khán giả trẻ phải tự điều chỉnh hành vi lối sống của mình sau khi xem vở diễn ca ngợi tình mẹ này. Vì ai đó rơi vào tội bất hiếu thì sẽ khó mà vượt lên được để gọi là thành danh” – diễn viên Nguyễn Anh Tú tâm sự.
 
Quân Thạch

Nguồn tin: BSK