Lê Quang Lĩnh - họa sĩ đầy nghị lực

Bức tranh mang tên “Chiều hè”.

Bức tranh mang tên “Chiều hè”.

Lê Quang Lĩnh là một họa sĩ kém may mắn về sức khỏe: tàn tật, không đi lại và nói năng được như người bình thường. Thế nhưng, vượt qua đau khổ, buồn chán và tuyệt vọng, anh đã vươn lên để được sống đúng nghĩa của một con người.
Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trò chuyện cùng anh.

Họa sĩ có thể chia sẻ cùng độc giả Báo Xây dựng quá trình trở thành họa sĩ của mình?

Người ta hay nói, con đường đi đến với nghệ thuật, thường bắt nguồn từ cảm xúc, với tôi cũng vậy, từ những nét vẽ khờ khạo đầu tiên, đã nuôi dưỡng, một niềm đam mê trong tâm trí tôi những nét vẽ đầu tiên đã tạo niềm đam mê của tôi với nghệ thuật hội họa, bởi qua nét vẽ để ghi lại những cảm xúc chợt đến của mình….


Bức tranh mang tên “Tuổi thơ” của họa sĩ Lê Quang Lĩnh.

Chỉ có hội họa mới cho tôi được bày tỏ những điều tôi nghĩ. Ban đầu, bố mẹ tôi cũng ái ngại vì cơ thể yếu đuối và đôi bàn tay co quắp do bệnh tật. Những lo ngại về cơ thể khuyết tật khi tôi bắt đầu theo học vẽ. Do đôi tay co quắp nên việc cầm được chiếc bút vẽ là điều không dễ dàng nhưng bằng sự kiên trì, nhẫn nại, tôi đã dần tự điều khiển được chiếc bút vẽ theo ý muốn của mình.

Số phận tôi không được may mắn như bạn bè nhưng đổi lại, ở tôi lại có được nghị lực mãnh liệt và niềm đam mê với hội họa sâu sắc. Nhiều hôm, tôi tập vẽ nhiều quá đến nỗi cánh tay cứ co rút lại, đau đớn nhưng tôi vẫn quyết tâm không bỏ cuộc. Từ từ theo thời gian, tôi đã chứng tỏ khả năng đặc biệt của mình ở nghệ thuật hội họa. Số phận đã cướp đi những thứ bình thường trên cơ thể tôi thì số phận cũng đã trả lại cho tâm hồn tôi những cảm xúc đặc biệt để tôi truyền tải nó thành những nét vẽ.


Bức tranh mang tên “Chiều hè”.

Để có thể nắm bắt được những điều cơ bản trong nghệ thuật hội họa, tôi đã tự chủ động tìm thầy để học vẽ. Con đường đến với bộ môn nghệ thuật này, đối với tôi cũng đầy khó khăn. Bởi đôi bàn tay bị dị tật nên khả năng giao tiếp của tôi cũng rất hạn chế nhưng bù lại, tôi có một niềm say mê đối với hội họa, điều này đã giúp tôi vượt qua những hạn chế của bản thân. Nếu nói là cảm giác nản, mệt mỏi thì đó chỉ là những chuyện cuộc sống, không đủ tiền để mua những họa phẩm tốt, theo ý muốn. Thế nhưng, cuộc sống vẫn cứ diễn ra và tôi phải biết tự bằng lòng, cân bằng lại. Còn chuyện buông tay thì không!


Bức tranh “3 mẹ con”.

Vì đã trót yêu nên ham mê nghề luôn thường trực. Suốt cả chặng đường làm việc liên tục, vẽ đã trở thành một nhu cầu thường nhật trong cuộc sống của tôi. Có những nỗi khổ, những suy nghĩ mà bản thân người khuyết tật không thể nói ra. Vì vậy, việc diễn đạt suy nghĩ ấy vào trong tranh vẽ là điều kiện lý tưởng để mọi người xung quanh có thể hiểu được những điều tâm sự này để có thể nắm bắt được những điều cơ bản trong nghệ thuật hội họa. Nhưng nghệ thuật là công bằng với mọi người và nó có giá trị tự thân. Nếu tranh của tôi không đẹp thì bệnh tật không thể bào chữa cho nó được. Tuy nhiên, tôi cũng không ham hố danh vọng. Đơn giản là chỉ vẽ thôi!

Để làm một họa sĩ, một người khỏe mạnh cũng gặp nhiều khó khăn, đối với một người như anh lại càng nhiều thách thức phải không? Anh có thể kể về những khó khăn và thách thức đó để chia sẻ cùng bạn đọc.

Với tôi hội họa không chỉ là một người bạn mà còn như một “phương tiện” giúp tôi trải lòng mình với cuộc sống, với con người, với những người thân. Nhưng ai trong đời không gặp khó khăn, quan trọng là mình phải cố gắng vượt qua. Thế nên những lúc buồn bã, đau đớn vì bệnh tật giày vò tôi lại tìm đến tranh. Đó như một cách thiền tập, di dưỡng tinh thần. Ngồi tập trung vẽ tranh khiến tôi quên đi thực tế xung quanh. Ở đó tôi được tự do sáng tạo, đó cũng là nơi duy nhất tôi được tùy thích làm theo ý mình. Trong hội họa, có ai tách được tác phẩm với con người? Sau mỗi bức tranh không chỉ là giấy, là khung, là màu vẽ, mà còn chất chứa vui buồn của người nghệ sĩ. Cái niềm vui, nỗi buồn mà nếu chỉ xem tranh một cách thoáng qua, sẽ ít ai nhận ra được.

 

Tôi thích cái cảm giác những người yêu hội họa chiêm ngắm, xúc động và dừng lại thật lâu nơi những mảnh vàng nhạt như nắng chiều ươm dài lên hoa lá cỏ cây. Tôi muốn mọi người nghĩ về tranh tôi vẽ có sự ngây thơ để tâm để tâm hồn họ cũng có thể bay bổng.

 

Ước mơ và nguyện vọng của anh là gì?

Ước muốn của tôi bây giờ là có được sức khỏe tốt, làm một họa sĩ chân chính, sống có ích cho gia đình, xã hội là mãn nguyện lắm rồi. Có một hạnh phúc, sống ý nghĩa và có ích cho gia đình xã hội là mãn nguyện rồi. Hiện tại, tôi đang bộn bề tập trung vào sáng tác những tác phẩm mới và ấp ủ mong muốn mở một cuộc triển lãm cá nhân.

Hiện tôi đang tìm nhà tài trợ cho một triển lãm tranh tại Hà Nội gồm 30 bức tranh. Triển lãm có 30 tác phẩm. Mỗi tác phẩm triển lãm là sự trải nghiệm của tôi với mong muốn kể lại một câu chuyện ngắn về hành trình đi tìm cái đẹp thay cho lời tự thoại. Nhà tài trợ có thể liên lạc tới tôi theo địa chỉ: Số nhà 249, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Số điện thoại liên lạc: 01675713509. Email: honglinh220099@gmail.com

 

Dự định của anh trong thời gian tới?

 

Tôi cũng không muốn nói trước vì như vậy có thể tạo áp lực cho mình, chưa kể tôi vốn thích những điều bất ngờ. Tôi sẽ vẫn tiếp tục âm thầm lao động cho đến lúc chín muồi.

 

Xin cảm ơn họa sĩ Lê Quang Lĩnh!

Chúc anh sức khỏe và nhiều may mắn trên con đường mà mình đã chọn!

Tác giả bài viết: Khánh Phương

Nguồn tin: duyenclvn theo baoxaydung.com.vn