\n
Đang truy cập : 43
Hôm nay : 3174
Tháng hiện tại : 162974
Tổng lượt truy cập : 18013235
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
MV-LT
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghiệp cầm ca, Minh Vương - Lệ Thủy có biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp khi ca diễn chung
Năm NSND Lệ Thủy lên 10 tuổi, bà đã được một người tên Tư Long mời tham gia ban văn nghệ trong xóm ở quận 4 và gửi bà theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Kho 5 – Khánh Hội. Sau đó, bà được gửi sang học bài bản cải lương với nhạc sĩ Tám Đen.
Giai đoạn này, NSƯT Minh Vương ở quận 8, đi vớt lăng quăng cho cá lia thia ăn ở những con rạch. Ông tình cờ nghe tiếng đờn ca từ lớp học của thầy Bảy Trạch. Và rồi định mệnh đã sắp đặt cho cậu bé Nguyễn Văn Vưng (tên thật của NSƯT Minh Vương) bước chân vào lớp học này.
Sau khi ca chinh nhịp, làn hơi khỏe đầy nội lực của cậu bé 14 tuổi đã giúp ông chiến thắng trong cuộc thi "Khôi Nguyên vọng cổ" với bài ca cổ "Mưa nắng miền đông" của soạn giả Viễn Châu.
Năm đó, khi anh Minh Vương đoạt giải, NS Lệ Thủy lãnh HCV triển vọng Thanh Tâm. "Anh được giới thiệu về đoàn Kim Chung để đóng những vai kép con. Có lần tôi vào rạp Olympic – nay là Trung tâm văn hóa TP HCM - tôi thấy anh tập tuồng. Lần đó do thay đổi diễn viên vào giờ chót, vở tuồng đó không ra mắt khán giả, chứ nếu tập thì tôi được giao đóng vai mẹ của anh Minh Vương. Không ngờ sau này tôi và anh trở thành đôi bạn diễn ăn ý" – NSND Lệ Thủy nhắc lại.
Năm 1964, trong danh sách 24 nam nữ nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm qua 10 lần trao giải, Lệ Thủy là nữ nghệ sĩ có tuổi đời trẻ nhất. Còn giải "Khôi Nguyên Vọng cổ", Minh Vương cũng là thí sinh trẻ nhất năm đó.
Từ bước ngoặc này, Minh Vương - Lệ Thủy bắt đầu khởi sắc trong sự nghiệp nghệ thuật. Cả hai ký công tra với Công ty Kim Chung giá từ 50.000 đồng/ 2 năm nhưng chỉ sau 6 tháng đã tăng lên 250.000 đồng/2 năm.
"Nhờ số tiền này, ba má tôi mua được căn nhà trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Nếu tính từ năm 1962-1975, tôi đã gắn bó với thương hiệu Kim Chung 13 năm" – NSND Lệ Thủy kể.
Còn NSƯT Minh Vương, ông cho biết số tiền ký công tra thời đó đưa hết cho ba mẹ, để ông bà lo cho các em ăn học. Ông cũng gắn bó với Kim Chung 10 năm, sau đó lập gánh hát riêng mang tên "Minh Vương Việt Nam".
Cách đây 10 năm, từ ý tưởng muốn duy trì không khí truyền thống của nghệ sĩ cải lương, đồng thời quy tụ các nghệ sĩ còn đam mê, hơn nữa là xây nhà tình thương trao tặng đồng bào nghèo, Minh Vương - Lệ Thủy đã đứng ra tập hợp các nghệ sĩ tham gia "sân chơi" Sân khấu vàng theo mô hình xã hội hóa, do nhà hát Trần Hữu Trang quản lý.
Nhà báo lão thành Huỳnh Công Minh kể lại các nghệ sĩ đã gầy dựng các chương trình chuyên đề sân khấu và tái diễn những vở tuồng đặc sắc làm cho sàn diễn cải lương nóng lên với: "Tình mẫu tử", "Đêm lạnh chùa hoang", "Sông dài", "Tô Ánh Nguyệt", "Đoạn tuyệt", "Nửa đời hương phấn"…
Cả hai hội ngộ tại công ty Kim Chung – một đại bang có 7 đoàn hát, được ông Trần Viết Long (bầu gánh, chồng của nghệ sĩ Kim Chung) - lăng xê. Họ được diễn nhiều dạng vai, thử nghiệp qua nhiều sở trường, để mỗi người đều tinh luyện được những bài học kinh nghiệm quý.
"Vở "Sông dài" lượng vé bán rất phấn khởi. Chương trình vẫn chưa có nhà tài trợ nhưng anh em nghệ sĩ vẫn dốc hết sức mà không màng đến cát-xê. Doanh thu các suất hát dành trọn xây dựng nhà tình nghĩa cho đồng bào nghèo, vùng sâu vùng xa. Đây là một nghĩa cử đẹp của hai nghệ sĩ Minh Vương, Lệ Thủy" - ông Phan Quốc Hùng, giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang thời đó, nói.
Sân khấu Vàng hoạt động được 3 năm, sau đó do Minh Vương phải thay thận nên sân khấu này đành dừng lại trong nuối tiếc.
Ngoài 60 tuổi vẫn cuốn hút khán giả
Lý giải điều này, cố soạn giả NSND Viễn Châu, từng cho rằng Minh Vương - Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc. Cả hai ca diễn chân phương, nét diễn mộc mạc và duyên sân khấu sáng đẹp. Lệ Thủy diễn không dựa vào kỹ thuật hoặc cố tạo nét hồn nhiên, lãng mạn cho các vai diễn mà sống bằng tất cả tâm hồn đồng điệu nên dễ gieo cảm tình cho người xem. Còn Minh Vương thì điển trai, phong độ. Nét diễn đa tình khiến hàng triệu nữ khán giả mến mộ.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc