\n
Đang truy cập : 24
Hôm nay : 3135
Tháng hiện tại : 162935
Tổng lượt truy cập : 18013196
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Tổ chức “Cuộc thi Tài năng trẻ Biên đạo Múa toàn quốc - 2016”
Ảnh minh họa |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan tổ chức “Cuộc thi Tài năng trẻ Biên đạo Múa toàn quốc - 2016” vào cuối tháng 6 năm 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc thi nhằm tôn vinh các tài năng trẻ trong lĩnh vực Biên đạo Múa; ghi nhận công sức tìm tòi, sáng tạo của các nghệ sỹ trong quá trình lao động nghệ thuật múa. Cuộc thi cũng là nơi để các Biên đạo trẻ giao lưu, trao đổi nghề nghiệp, học tập kinh nghiệm về mọi mặt, nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật, tiếp cận dần tới quy chuẩn các cuộc thi khu vực và quốc tế để tạo điều kiện cho các Biên đạo múa Việt Nam tham gia.
Qua cuộc thi, các nhà quản lý nghệ thuật phát hiện, đánh giá thực trạng lực lượng Biên đạo múa để có những giải pháp thiết thực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ và tìm kiếm những tác phẩm múa có chất lượng nghệ thuật cao. Từ đó, xây dựng và định hướng phát triển nghệ thuật múa trong thời gian tới mang tính bền vững.
Đối tượng dự thi là biên đạo đang công tác tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong, ngoài công lập, biên đạo hoạt động tự do, sinh viên theo học chuyên ngành biên đạo thuộc các trường đào tạo nghệ thuật trên toàn quốc, có tuổi đời không quá 33 (tính đến ngày 30/6/2016), có trình độ chuyên môn và tác phẩm đáp ứng tiêu chí cuộc thi.
Tác phẩm dự thi sáng tác ở thể loại múa ngắn, hình thức múa ít người (từ 5 người trở xuống), có thời lượng tối đa 8 phút, tối thiểu 5 phút, chưa tham gia cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức từ năm 2015 trở về trước. Tác phẩm có thể sử dụng các chất liệu ngôn ngữ múa như: múa dân gian các dân tộc Việt Nam, múa dân tộc hiện đại, múa truyền thống, múa đương đại, cổ điển châu Âu, ballet hiện đại… Nội dung tác phẩm phản ánh chân thực, sâu sắc, sinh động cuộc sống nhiều màu sắc của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.
Tài năng của thí sinh sẽ được đánh giá qua quá trình sáng tạo nghệ thuật thể hiện nội dung, tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, thông điệp của tác phẩm…
Hội đồng Giám khảo gồm 05 thành viên là các nghệ sĩ, biên đạo múa, các nhà quản lý nghệ thuật hoạt động trong lĩnh vực múa tiêu biểu, có trình độ, uy tín trong cả nước được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định thành lập.
Giải thưởng cuộc thi bao gồm Huy chương Vàng, Huy chương Bạc kèm theo tiền thưởng cho các thí sinh có tác phẩm xuất sắc tham dự cuộc thi.
Ảnh minh họa |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan tổ chức “Cuộc thi Tài năng trẻ Biên đạo Múa toàn quốc - 2016” vào cuối tháng 6 năm 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc thi nhằm tôn vinh các tài năng trẻ trong lĩnh vực Biên đạo Múa; ghi nhận công sức tìm tòi, sáng tạo của các nghệ sỹ trong quá trình lao động nghệ thuật múa. Cuộc thi cũng là nơi để các Biên đạo trẻ giao lưu, trao đổi nghề nghiệp, học tập kinh nghiệm về mọi mặt, nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật, tiếp cận dần tới quy chuẩn các cuộc thi khu vực và quốc tế để tạo điều kiện cho các Biên đạo múa Việt Nam tham gia.
Qua cuộc thi, các nhà quản lý nghệ thuật phát hiện, đánh giá thực trạng lực lượng Biên đạo múa để có những giải pháp thiết thực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ và tìm kiếm những tác phẩm múa có chất lượng nghệ thuật cao. Từ đó, xây dựng và định hướng phát triển nghệ thuật múa trong thời gian tới mang tính bền vững.
Đối tượng dự thi là biên đạo đang công tác tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong, ngoài công lập, biên đạo hoạt động tự do, sinh viên theo học chuyên ngành biên đạo thuộc các trường đào tạo nghệ thuật trên toàn quốc, có tuổi đời không quá 33 (tính đến ngày 30/6/2016), có trình độ chuyên môn và tác phẩm đáp ứng tiêu chí cuộc thi.
Tác phẩm dự thi sáng tác ở thể loại múa ngắn, hình thức múa ít người (từ 5 người trở xuống), có thời lượng tối đa 8 phút, tối thiểu 5 phút, chưa tham gia cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức từ năm 2015 trở về trước. Tác phẩm có thể sử dụng các chất liệu ngôn ngữ múa như: múa dân gian các dân tộc Việt Nam, múa dân tộc hiện đại, múa truyền thống, múa đương đại, cổ điển châu Âu, ballet hiện đại… Nội dung tác phẩm phản ánh chân thực, sâu sắc, sinh động cuộc sống nhiều màu sắc của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.
Tài năng của thí sinh sẽ được đánh giá qua quá trình sáng tạo nghệ thuật thể hiện nội dung, tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, thông điệp của tác phẩm…
Hội đồng Giám khảo gồm 05 thành viên là các nghệ sĩ, biên đạo múa, các nhà quản lý nghệ thuật hoạt động trong lĩnh vực múa tiêu biểu, có trình độ, uy tín trong cả nước được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định thành lập.
Giải thưởng cuộc thi bao gồm Huy chương Vàng, Huy chương Bạc kèm theo tiền thưởng cho các thí sinh có tác phẩm xuất sắc tham dự cuộc thi.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc