\n
09:12 EDT Thứ năm, 28/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 99

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 4606

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 352639

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12152318

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Thuật

Nghệ Thuật Hát Hồ Quảng ( 4 ) Kỷ thuật biểu diễn cơ bản phỏng theo Hí Khúc Trung Quốc.

Đăng lúc: Thứ tư - 05/11/2014 22:44 - Đã xem: 8780
Kim Chung trong vai Lữ Bố

Kim Chung trong vai Lữ Bố

CLVNCOM - Trước khi sang phần 2: kỷ thuật biểu diễn của nghệ thuật hát Hồ Quảng, tôi xin nhắc lại về phần ca nhạc phim Đài Loan được ghi âm và sử dụng trong tuồng cải lương Hồ Quảng. Có bạn liệt kê ra trong tuồng cải lương Hồ Quảng hơn bảy chục ( 70 ) bài nhạc Đài Loan. Xét lại, tôi thấy có nhiều bài nguyên là bản Tàu đã được Việt Nam hóa lâu rồi và được liệt kê trong các bài bản nhỏ cổ nhạc thường dùng trong sân khấu cải lương như bài Phảnh Phá, Dì Phảnh, Mành Bản, Sương Chiều, Xách Xủi, Xí Xàng Líu, Xế Xảng…
Con gái tôi,( tốt nghiệp Piano trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon khoá 1), sau năm 1975 có một thời gian theo tôi, đàn Piano, đàn Organ trong Ban tân nhạc của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, Đoàn cải lương Saigon 3, giúp tôi nghe và ghi âm nhạc Đài Loan trong DVD tuồng Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, phim Thanh Xà Bạch Xà của hãng phim Thiệu Trị ( Shaw Brothers studio) và DVD tuồng Tình Người Kiếp Rắn  tức TX – BX . Có độ 15 bài nhạc Đài Loan trong hai tuồng kể trên, tôi cần thời gian để nghe lại các DVD đó, để viết lời ca trong các bản nhạc Đài Loan đã ghi ra solfège, sẽ đăng ở phụ trang tài liệu phác thảo này để ngày sau các bạn trẻ ái mộ cải lương và cải lương Hồ Quảng có thể sử dụng.
Về nghệ thuật biểu diễn, từ khi được khai sinh nghệ thuật cải lương Hồ Quảng,( 1962 ) đến nay hơn năm mươi năm, tôi chưa thấy sách vở hay tài liệu nào nói về nghệ thuật hát Hồ Quảng. Tôi đã gặp các nghệ sĩ tài danh về hát Hồ Quảng như Thanh Bạch, Bạch Lê, Bạch Mai, Thanh Thế, Ngọc Đáng, Phượng Mai, Minh Đức, Kiều Lệ Mai, Minh Tâm, Tài Lương, Hoàng Long…tôi hỏi các cháu đã học hát Hồ Quảng như thế nào? Nghệ sĩ Thanh Bạch kể lại lúc khởi đầu, nhạc sĩ Há Thầu, một nghệ sĩ lớn về hát Quảng, kiêm nhạc sĩ, sau khi ghi âm nhạc trong các phim LSB – CAĐ và phim TX – BX, Há Thầu có dạy một số điệu múa Quảng để dùng trong các tuồng hát Hồ Quảng. Ngoài ra, các nghệ sĩ được kể tên trên đây đều là những nghệ sĩ con nhà nòi, được cha mẹ là nghệ sĩ tài danh chỉ dạy nghể hát lúc còn nhỏ. Diễn vai nhân vật nào thì được cha mẹ hay nghệ sĩ đàn anh dạy theo lối trực tiếp truyền nghề. Các vai được dạy như vai Đào Tam Xuân, vai Trịnh Ân, vai Lưu Kim Đính, vai Dư Hồng, vai Điêu Thuyền, Lữ Bố, Đổng Trác, Vương Tư Đồ, vai Mạnh Lệ Quân, Vai Hoàng Phủ Thiếu Hoa,… nói chung các nghệ sĩ học diễn cải lương tuồng Tàu, cải lương tuồng cổ, học diễn các vai văn quan, võ tướng, đào thương, đào võ, mụ, lão… khi diễn cải lương Hồ Quảng thì tùy vai văn hay vai võ mà tự ứng diễn theo tâm lý của nhân vật.
Qua lời kể của nghệ sĩ Thanh Bạch, ta có thể hiểu rằng các nghệ sĩ tài danh Hồ Quảng đã học biểu diễn nghệ thuật hát cải lương tuồng Tàu và tuồng cổ, họ giản lược một số động tác khi diễn tuồng Hồ Quảng. Bài ca theo điệu nhạc phim Đài Loan đã góp phần giúp nghệ sĩ thể hiện một lối hát mới: hát Hồ Quảng.
Kiểm điểm lại những tuồng Hồ Quảng đã được trình diễn hoặc thu DVD, vidéo trên thị trường băng diã, tôi thấy có tuồng cải lương Hồ Quảng về tình sử Trung Quốc, truyện Liêu Trai, một vài truyện dã sử Trung Quốc thời cổ( như tuồng Chiếc Hổ Phù ).
Không thấy có tuồng Hồ Quảng về Xã hội Việt Nam ( xã hội xưa hoặc hiện đại), không có tuồng Hồ Quảng về lịch sử hoặc dã sử Việt Nam, không có tuồng Hồ Quảng Kiếm Hiệp Kim Dung hoặc kiếm hiệp phương Tây( Les trois mousquetaires, Vingt ans après, Le Capitan, Le pont de soupire…)  
Không thấy tuồng Hô Quảng về các tuồng Tàu kinh điển như Phụng Nghi Đình, Điêu Thuyền - Lữ Bố, Quan Công Phục Huê Dung đạo, Tam Anh chiến Lữ Bố, Tế Thiên đại náo thiên cung, Tây Du Tam Tạng, Hoàng Phi Hổ Quy Châu….  
Trở lại xuất xứ của tuồng Hồ Quảng đầu tiên do soạn giả Đức Phú sáng tác: tuồng Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, lấy từ truyện phim Đài Loan cùng tên.( theo Wikipedia ) Truyền thuyết này đã được mô phỏng thành các phiên bản địa phương của hí kịch Trung Quốc truyền thống chẳng hạn Lương Chúc  trong Hí Kịch Thiệu Hưng Liễu Ấm Kí trong hí kịch Tứ Xuyên. Phiên bản trong Thiệu Hưng Kịch đã được chuyển thể thành phim màu năm 1953 tại Trung Quốc.
Dựa trên chuyện tình này, xưởng phim Thiệu Thị ( Shaw Brothers studio ) sản xuất phim Love Eternel ( Tình Yêu Vĩnh Cữu ) do Lý Hàn Tường đạo diễn, các diễn viên Lăng Ba vai Lương Sơn Bá và Lạc Đế vai Chúc Anh Đài năm 1962.
Như vậy thì đã rõ, các diễn viên Lăng Ba và Lạc Đế khi diễn những đoạn du ngoạn, đối đáp thường thì diễn và nói như diễn thoại kịch. Những đoạn tình cảm như khi thề nguyền kết bạn, ngâm thơ vịnh cảnh, chia tay ly biệt, tặng ngọc, hoàn ngọc, thất tình, viếng mộ... là những đoạn tình cảm được diễn đạt bằng các ca khúc Đài Loan, Lăng Ba và Lạc Đế ca và diễn bằng nghệ thuật Hí Khúc Trung Quốc.
Tôi nghĩ là cần nói đôi điều về Hí Khúc Trung Quốc.
Hí khúc Trung Quốc có ba giòng kịch chính, phong cách trình diễn tương tự, điệu bộ, hóa trang tương đối giống nhau, vũ đạo có khác đôi chút, duy có tiếng nói và giọng hát hoàn toàn khác nhau vì mang tính địa phương. 
1/- Kinh Kịch ( hay Bình Kịch ) loại sân khấu của miền Bắc, phát âm bằng tiếng Quan Thoại ( còn được gọi là tiếng Phổ Thông )
2/- Việt Kịch , loại sân khấu của nước Việt xưa gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, hát tiếng Quảng, hai tỉnh Triết Giang và Thượng Hải, hát tiếng Thượng Hải.
3/- Triều Kịch, sân khấu của Triều Châu, hát tiếng Tiều.
Kinh Kịch: Còn gọi là Bình Kịch một loại kịch chủng phục vụ triều đình vua chúa tại đế đô Trung Quốc. Hát, ca bằng tiếng Quan Thoại ( tiếng Phổ Thông ), kinh kịch được coi là quốc kịch.
Ở miền Nam Việt Nam, đa số Hoa kiều là người Quảng Đông và Triều Châu, họ không nghe được tiếng Quan Thoại nên không thích xem Kinh Kịch.
Tôi còn nhớ năm 1956, một đoàn Kinh Kịch của chánh phủ Đài Loan sang biểu diễn tại rạp Đại Quang đường Tổng Đốc Phương - Chợ Lớn, hát tuồng Lương Hồng Ngọc, rút trong truyện Nhạc Phi, thời nhà Tống đánh quân Kim.
 Đoàn hát có nhiều nam, nữ nghệ sĩ tuổi từ 12 đến 17, cao ráo, nhan sắc tuyệt đẹp, phong thái dễ thương. Tôi còn giữ được một tờ programme, in hình nghệ sĩ và được một bạn nghệ sĩ người Hoa dịch tên các nghệ sĩ Đài Loan đó: nữ nghệ sĩ Từ Lộ, Nữu Phương Vũ, Cố Ái Liên, nam nghệ sĩ Mã Vĩnh Tường, Tôn Nguyên Pha, Trương Phú Xuân. Đào chánh Trần Ngọc Hiệp 16 tuổi và kép chánh Trịnh Khắc Mỹ 15 tuổi, nhan sắc mặn mà, đôi mắt tình tứ, ca múa tuyệt vời.
Trong tuồng Lương Hồng Ngọc, các nghệ sĩ biểu diễn bằng nghệ thuật tạo hình tượng trưng, ước lệ, giống như lối hát bội của ta nhưng động tác tuyệt đẹp, hình tượng chọn lọc, vừa duyên dáng dịu dàng, vừa dễ hiểu và lôi cuốn.
Cô đào chánh Trần Ngọc Hiệp qua động tác múa lụa, dâng rượu, ca hát múa quạt trong lớp mê hoặc tướng Ngột Truật đã khiến cho khán giả ngây ngất, mê ly.
Nam nghệ sĩ Trịnh Khắc Mỹ cùng các vũ sinh tập múa thương trong vườn, vừa rập ràng, mạnh bao gợi hình ảnh các nhà sư múa côn trong sân chùa Thiếu Lâm.  Trịnh Khắc Mỹ trong vai mã đồng bắt ngựa, dẫn ngựa, lên núi xuống triền, ngựa trợt chân, sải nhanh, gò cương, cất vó ... đã diễn xuất thần. Khán giả vổ tay và hò hét hoan hô khan cả giọng.
Năm 1974, Tết Giáp Dần, Đoàn Kinh Kịch nổi tiếng của Đài Loan qua Việt Nam biểu diễn một tháng tại rạp Đại Quang, đường Tổng Đốc Phương. Đây là Đoàn kịch lớn của nước Trung Hoa Dân Quốc( Đài Loan), thuộc Trường nghệ thuật sân khấu Phục Hưng tại Đài Bắc ( Quốc Lập Phục Hưng Hý Kịch Thực Nghiệm Học Hiệu ).
Đoàn  đã diễn các tuồng: Phụng Nghi Đình, Tinh Trung Báo Quốc ( Nhạc Phi ), Tô Vũ Mục Dương, Hoa Mộc Lan, Trương Phi Thủ Cổ Thành, Quan Công quá ngũ quan trảm lục tướng, Bạch Xà Chính Truyện...
Đoàn có các nghệ sĩ Vương Phục Dung( đào chánh trong các vai Điêu Thuyền, Bạch Xà Nương, Dương Quí Phi), Trình Yên Linh( kép chánh vai Lữ Bố), Vương Phục Linh(đao nhì, vai Thanh Xà, Tôn phu nhơn),Tế Phục Cường ( vai tướng ), Lý Kim Đường( vai lão), Lô Phục Minh( vai Tôn Ngộ Không)...
Đoàn diễn tả câu chuyện tuồng bằng lời ca và điệu múa, dàn mũ mảng xiêm y rất đẹp. Y phục được may bằng loại gấm đắt tiền, được thêu bằng chỉ màu, không lấp lánh kim tuyến, mắt gà hay ngọc lộ nên trông thật trang nhã và sang trọng.
Xem qua các phim tình sử của Đài Loan và các suất hát của hai đoàn Kinh Kịch Trung Hoa Dân Quốc, tôi nhận thấy Hý Khúc Trung Quốc là một loại biểu diễn « Ca, Múa , được Kịch Hát Hóa». Nói một cách khác, trên sân khấu Hý Khúc Trung Quốc, mọi hành động, bao gồm cả những suy nghĩ nội tâm đều được thể hiện qua động tác thân hình bằng hình thức múa( vũ đạo hóa). Lời thoại, lời hát là những bài ca, âm nhạc hóa diễn ra trên nền âm nhạc ( nhạc minh họa cho động tác diễn xuất ).
Diễn viên khi múa hay làm động tác bày tỏ tình cảm thường sử dụng đạo cụ là khăn tay, cây quạt giấy xếp hoặc quạt lá. Có khi dùng gậy hoặc vũ khí khi diễn các tuồng dã sử hoặc cổ sử Trung Quốc. Các vai võ tướng đội mão có gắn lông trĩ cũng múa lông trĩ để bộc lộ nội tâm của nhân vật.
Trong nghệ thuật biểu diễn Hý Khúc Trung Quốc, yếu tố âm nhạc, đặc biệt là ca xướng chiếm một địa vị chính yếu. Bởi vậy lời đối thoại không thể tự nhiên như ngôn ngữ trong cuộc sống mà phải ngâm nga, nhấn nhá theo tiết tấu và âm điệu. Ngôn ngữ kết hợp với âm nhạc một cách chặt chẽ khiến cho các nhà nghệ thuật gọi là ngôn ngữ được âm nhạc hóa.
Động tác về hình thể cũng được nâng lên như múa. Thân hình, tư thái, nét biểu cảm, mô thức biểu diễn và cả đánh võ đều nhằm làm nổi bậc tiết tấu bên ngoài và sự cường điệu đều theo một trình thức nhứt định. Thậm chí bộ râu dài, bộ tóc dài, ống tay áo dài, cái thắt lưng, đôi hia, cái đuôi tóc, lông chim trĩ cắm trên mão đều có thể trở thành đạo cụ múa để cho diễn viên bộc lộ tình cảm.
Tóm lại, ngôn ngữ nghệ thuật của biểu diễn Hý Khúc Trung Quốc là phải sử dụng hình tượng thính giác được âm nhạc hoá, hình tượng thị giác được vũ đạo hóa.
Tuồng Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, cải lương Hồ Quảng đầu tiên của soạn giả Đức Phú được biểu diễn phỏng theo lối diễn của các nhân vật trong phim LSB - CAĐ, y trang cũng copy y mẫu của phim, dàn nhạc dùng đàn organ làm chánh, guitare phím lõm dùng để đệm ca khúc.
Đến tuồng Vạn Lý Trường Thành, nghệ sĩ Hùng Cường thủ vai Vạn Hỷ Lương, nữ nghệ sĩ Bạch Lê thủ vai vợ của Vạn Hỷ Lương ( vạn lý tầm phu) thì dàn nhạc dùng nhạc khí truyền thống của Trung Quốc, có nam đường cổ, tiểu cổ, dàn tiểu âm la gồm 9 đồng la nhỏ, có chập chỏa, não bạt, đàn nhị hồ, đàn gáo, tiêu và đàn kìm.
Đến tuồng Chiếc Hổ Phù thì dàn nhạc giản dị hóa tối đa, chỉ còn đàn guitare phím lõm và đàn organ để làm nền cho các ca khúc và nhạc minh họa cho biểu diễn của diễn viên. 
Nguyễn Phương 2014
( còn tiếp )
Tác giả bài viết: SG Nguyễn Phương
Nguồn tin: CLVNCOM
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.