\n
10:38 EDT Thứ năm, 28/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 68

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 66


Hôm nayHôm nay : 5882

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 353915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12153594

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Nhân

Lão nghệ nhân giữ lửa then cho mai sau

Đăng lúc: Thứ hai - 15/08/2016 05:52 - Đã xem: 1887
Ông Phú dạy đàn tính, hát then cho thế hệ trẻ.

Ông Phú dạy đàn tính, hát then cho thế hệ trẻ.

Giỏi hát then, đàn tính, tự sáng tác lời hát, sản xuất được đàn tính bán ra thị trường. Đó là Nghệ nhân dân gian Việt Nam Lương Thiêm Phú – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ xã Tình Húc (Bình Liêu, Quảng Ninh) - người truyền lửa đam mê hát then – đàn tính cho thế hệ trẻ.
 
  •  
Lão nghệ nhân giữ lửa then cho mai sau
Ông Phú dạy đàn tính, hát then cho thế hệ trẻ.

Mặc dù về làm dâu thôn Chang Nà, xã Tình Húc được một thời gian nhưng tôi cũng chưa có nhiều cơ hội để nói chuyện với ông – Nghệ nhân dân gian Việt Nam, người truyền lửa đam mê hát then – đàn tính cho thế hệ trẻ ở thôn Chang Nà. Ấn tượng đầu tiên về Nghệ nhân dân gian Lương Thiêm Phú (sinh năm 1938), đó là một người đàn ông có thân hình gầy, mái tóc hoa râm, nụ cười hiền với giọng nói nhẹ nhàng, từ tốn. Sau những lời chào hỏi xã giao, nhấp chén trà, ông tâm sự với tôi về cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình.

Sinh ra và lớn lên giữa bản làng người Tày, ngay từ nhỏ ngọn lửa đam mê hát then – đàn tính đã ngấm vào máu thịt ông qua  những lời hát ru của bà, tiếng đàn tính của mẹ. Chính vì vậy, bản thân ông đã có dịp tiếp xúc sớm với môn nghệ thuật đặc sắc này.

Cứ như vậy, đến những năm tháng trưởng thành, làn điệu hát then và tiếng đàn tính cũng theo ông lớn dần, thấm sâu vào tâm trí và nuôi dưỡng tâm hồn ông. Ông tâm sự: “Cứ mỗi lần thấy những người lớn trong bản hát then tôi đều chạy đến để nghe rồi nhẩm hát theo, cứ như thế tôi biết hát then từ lúc nào chẳng biết. Thấy tôi thích hát then nên mọi người cũng chỉ bảo thêm về cách luyến láy, ngân giọng và dạy tôi nhiều bài hát then mới…”.

Với niềm đam mê hát then, năm 1960 ông Phú lập ra đội văn nghệ thôn và tham gia biểu diễn văn nghệ. Từ đó đến nay, ông đã theo không biết bao nhiêu hội diễn, từ huyện đến tỉnh và giao lưu với tỉnh bạn như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng...

Bằng giọng hát trầm ấm, mềm mại cùng những ngón đàn tính điêu luyện của mình, ông  đã ghi dấu ấn trong lòng người nghe. Giọng ông trầm xuống: “Tuy nhiên, cũng có những thời gian phong trào hát then lắng xuống, điển hình như khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1999, thời điểm đó đời sống kinh tế khó khăn cộng thêm nhiều yếu tố nên rất ít người hát then và đánh đàn tính. Đội văn nghệ phải gần như là ngừng hoạt động”. 

Không từ bỏ niềm đam mê ca hát và mong muốn mang tiếng đàn tính, điệu then đến với đông đảo các tầng lớp đặc biệt là thế hệ trẻ. Năm 2003 ngọn lửa đam mê được ông nhen nhóm lại. Tháng 12/2007 Câu lạc bộ hát then Chang Nà được thành lập do ông Phú làm Chủ nhiệm. Từ khi thành lập, Câu lạc bộ đã hoạt động rất hiệu quả và đạt được nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi. 

Ngoài niềm đam mê hát then, ông Phú cùng với các thành viên trong Câu lạc bộ còn sưu tầm và đặt lời mới được hàng trăm bài hát then. Điển hình, trong năm 2016, nhân dịp bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp ông đã sáng tác bài hát then để vận động bà con đi bầu cử đúng thời gian, đúng luật và sáng tác bài then chào mừng bầu cử thành công. 

Ngoài ra, ông còn sáng tác nhiều bài hát then về xây dựng nông thôn mới, ca ngợi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ca ngợi quê hương, con người. Song song với đó, ông còn mở hàng chục lớp dạy hát then cho hàng trăm người. Để câu hát then, tiếng đàn tính vang mãi và không bị mai một, ông mở lớp dạy hát then – đàn tính miễn phí cho các cháu nhỏ trong thôn vào tất cả các buổi tối trong tuần dịp nghỉ hè. 

Bằng ánh mắt tràn đầy tự hào, ông không ngừng chia sẻ với tôi về niềm đam mê bất tận của mình và thế hệ hát then kế tiếp:

“Tôi thích hát then, thích đánh đàn tính lắm, thậm chí tôi có thể ngồi cả đêm để đàn, hát và sáng tác. Mấy đứa trẻ mà tôi đang dạy xem ra chúng cũng học nhanh và yêu hát then – đàn tính. Các cháu mới học một thời gian đã hát được khá nhiều bài và đánh được cơ bản các nốt nhạc. Thời gian tới, tôi sẽ cho các cháu đi giao lưu biểu diễn để các cháu quen dần. Bây giờ tôi già rồi, chỉ mong muốn lớp trẻ sẽ nối tiếp và phát huy hơn nữa bản sắc dân tộc mình để hát then – đàn tính được lưu truyền mãi”. 

Nói về ông Phú, người dân trong bản ai cũng dành cho ông những lời khen và tình cảm đặc biệt. Ông Hoàng Sinh, thôn Chang Nà, xã Tình Húc chia sẻ: “Tôi rất ngưỡng mộ niềm đam mê hát then của ông Phú, ông không quản ngại khó khăn, vất vả vì niềm đam mê ca hát. Ông còn truyền dạy cho người dân trong thôn và các cháu nhỏ trong bản hát then và đánh đàn tính”. 

Em Hoàng Trần Bảo Uyên, thôn Chang Nà tâm sự: “Cháu rất vui vì được ông Phú dạy cho cách hát then và đánh đàn tính. Qua đó, cháu thấy thêm yêu hơn giai điệu của quê hương mình. Cháu sẽ cố gắng hơn nữa để cùng những thế hệ trước giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc”. 

Ghi dấu chặng đường đam mê hát then của ông Phú là hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ. Trong đó, cá nhân ông được tặng 6 giấy khen và bằng khen. Đặc biệt, năm  2014 ông Phú đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.  

Sau một thời gian ngắn trò chuyện, tôi dường như đã hiểu vì sao mà ở cái tuổi gần 80 mà ông vẫn giữ được sự trẻ trung, yêu đời và nhanh nhẹn như vậy; có lẽ chính sự nhiệt huyết và niềm đam mê hát then – đàn tính đã thôi thúc ông luôn hoạt động, tìm tòi, học hỏi không ngừng nghỉ.

Sau khi lắng nghe những giai điệu mượt mà của một điệu hát then mang đặc trưng dân tộc Tày và tiếng đàn tính thánh thót (Thị trấn Tình Húc Động liền căn/Thâng Sú Cáu Khe Vằn peo khủi/Lai Lúng lọ cáp đủi nặm lay/Hắm sỏn đảy mà sày tà hoóc...), tôi thấy thật cảm phục ông, quả thật, dù tuổi đã cao nhưng giọng hát ông vẫn rất ấm, vang và dễ đi sâu vào lòng người, những ngón đàn của ông vẫn rất nhanh và điêu luyện.

 Chia tay ông Phú khi mặt trời đã xế bóng, tôi ghi nhớ mãi những tâm sự của ông: “Chỉ mong rằng, bên cạnh những bài hát nhạc trẻ hiện đại, hát then – đàn tính của dân tộc Tày vẫn sẽ được thế hệ trẻ yêu mến, tìm tòi, sáng tạo và phát triển hơn nữa. Có như thế mới không bị mất đi cái hồn cốt của dân tộc”.


Tác giả bài viết: La Lành – Minh Phượng
Nguồn tin: duyenclvn theo baophapluat.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.