Tin như sét đánh: Nghệ sĩ Đức Minh đã ra đi mãi mãi...

Tin như sét đánh: Nghệ sĩ Đức Minh đã ra đi mãi mãi...

CLVNCOM - Tổ nghiệp ơi! sao cho con hoá thân Dương Như Ngọc
Mà quặng thắt lòng khóc biệt đức phu quân
Tổ Nghiệp ơi, sao cho con là thư nữ Cẩm Loan
Mà có thể nhìn chàng ra đi mãi mãi.
Cao Sanh ơi! sao người không mang con luôn theo với
Đừng để mình con cô độc giữa hồng trần.
Xin mượn những vai tuồng của đôi bạn diễn và cũng là đôi bạn đời Đức Minh-Mỹ Châu để thông cảm, hiểu và chia xẻ phần nào nổi đau của nghệ sĩ Mỹ Châu.

Nhiều khán giả thường tâm sự trên các phượng tiện truyền thông rắng vào những lúc có tâm trạng buồn lại thích tìm nghe những bài hát của nghệ sĩ Mỹ Châu, vậy từ nay trở đi, cô Mỹ Châu ơi, nếu Cô có buồn thì hãy hát nha cô, hát bài hát nào làm cho lòng mình bình thản, hát cho đẹp lòng người nằm xuống và hát cho những khán giả còn thương yêu mình. Cuộc sống có những thứ không ai có thể dùng tiền mua hay quyết định được, thôi thì hãy nhìn và luôn nhớ lại những món quà mà ơn trên, tổ nghiệp đã ban cho Cô nói riêng và cho nghệ thuật cải lương nói chung để lấy làm tự hào và làm hành trang mang theo cho hết quảng đời còn lại.

Image
Cố ns Phùng Ha(trái), mẹ ns Đức Minh, ns Đức Minh và Mỹ Châu năm 1990


Cái tin nghệ sĩ Đức Minh tức Lê Văn Nhuận sinh năm 1952-người con Cồn Phụng-Bến Tre qua đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 14-01-2014 tại tư gia bang ATLANTA, GEORGIA - USA như "tin sét đánh ngang tai". Theo mguồn tin thân cận vừa nhận được thì "nghệ sĩ Đức Minh tuy đang bịnh ,có lúc ngủ vùi, có lúc hôn mê nhưng khoảng 2 giờ sáng địa phương thì Đức Minh tỉnh giấc và nhắc nghệ sĩ(NS) Mỹ Châu nhớ gửi quà cho NS ĐP, NS Mỹ Châu chiều ý chồng nên bắt phone gọi điện thoại dặn dò người nhà - khi nói chuyện điện thoại xong quay lại nhìn thấy NS Đức Minh như đang ngủ nhưng linh tính như báo điềm gì.... NS Đức Minh ra đi rất thanh thản, nhìn như đang ngủ , như vậy ước nguyện của ông trước nay đã toại nguyên, ra đi nhẹ nhàng không chút đau đớn. Nghệ sĩ Đức Minh ra đi bên cạnh vợ con, cháu và người thân."

Vậy đó khi ra đi nghệ sĩ Đức Minh cũng còn lo cho mọi người xung quanh khốn khó hơn mình. Dù là chồng của một tài danh và bản thân ông cũng là nghệ sĩ tài hoa, cuộc sống gia đình cũng bôn ba lận đận nhưng chưa hề có một xì can đan nào. Soạn giả lão thành Nguyễn Phương từng cho biết "Nghệ sĩ Đức Minh tên thật là Lê Văn Nhuận, sanh năm 1952 ở Châu Thành tỉnh Bến Tre. Lúc học cấp 2 em Lê Văn Nhuận buổi sáng đi học, buổi chiều phụ gia đình đưa đò cho khách qua sông, những đêm trăng sáng em Nhuận ca nghêu ngao các bài vọng cổ học được trên dĩa hát. Giọng ca trong sáng, cao vút, thu hút sự thưởng thức của khách sang sông và một vài nhà sư đang tu tại Chùa Ông Đạo Dừa ở Cồn Phụng. Trong số các tu sĩ đó có một nhạc sĩ cổ nhạc trước kia đi đờn cho gánh hát, ông chán thế sự mới vào chùa quy y. Thấy em Nhuận có giọng ca quyến rũ nhưng chưa rành nhịp điệu, ông sư bèn dạy cho em Nhuận căn bản cách ca vọng cổ và nhiều bài cổ nhạc khác. Em Nhuận ngày càng ca điêu luyện nhưng em chưa có ý muốn theo đoàn hát.

Sau Tết Mậu Thân, gia đình em Nhuận bị chiến nạn, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống, nên em Nhuận xin cha mẹ cho em đi theo đoàn hát để đở gánh nặng cho gia đình. Thấy Nhuận có giọng tốt, có thể thành công trên con đường nghệ thuật nên cha mẹ bằng lòng. Em Nhuận theo một đoàn hát nhỏ của tỉnh, hát loanh quanh trong các làng xã, sau đó lên Saigon đăng ký học ca với nhạc sĩ Văn Vĩ. Sau vài tháng học ca, em Nhuận và cô bạn cùng học lò Văn Vĩ là nữ nghệ sĩ Trang Mỹ Hường gia nhập đoàn hát Trúc Giang của ông bầu Năm Sơn.

Em Nhuận đẹp trai, nước da trắng mịn, vóc dáng lý tưởng cho sân khấu, giọng ca ngọt ngào và làn hơi rất khoẻ nên ông bầu Năm Sơn giao đóng vai kép nhì và đặt cho nghệ danh là Đức Minh."

Image
Sinh nhật ns Mỹ Châu 2010

Nhắc về ông, khán giả sẽ nhớ một kép nam tính, cao to, đẹp trai với mái tóc bồng bềnh nhưng có một gương mặt hiền lành, một nghệ sĩ có đời sống sinh hoạt cộng đồng rộng mở, ông từng là cầu thủ của đội bóng đá nghệ sĩ Thành Phố đi đá giao lưu với nhiều đội thuộc mọi ngành nghề trong xã hội. Nhiều khán giả cho ông là Michel Platini-một danh thủ nổi tiếng cùa Pháp vàp thập niên 80 do hình dáng và mái tóc của ông. Về gia đình thì ông rất quan tâm với vợ con, sống một cuộc sống hiền lành, ông có tài nấu ăn và nấu ăn rất ngon, ông có tài ăn nói khôi hài, cảm nhận cuộc sống rất sâu sắc do thói quen thường xuyên xem sách báo hằng ngày, truyền hình và quan sát cuộc sống xung quanh..

Image


Là thế hệ con cháu, lớp trẻ không thề nào biết hết được những vỡ tuồng mà ông tham gia biểu diển nhưng khán giả trè thích cải lương hay khán giả thời của ông không thể nào quên vai Trung Uý Ngọc sang cả, phải tướng giữa chốn thị thành thời chiến tranh mà tâm hồn ngây thơ của làng quê Đại Ngãi. Nhớ tuớng cao ráo, gương mặt đẹp nam tính hiếm có, giọng ca chân phương, cao vút, thanh tao nên ông luôn có ưu thế trong các vai quan,tướng ..dù là quan nịnh thần hay trung thần, quan hiền, quan dữ , thậm chí các vai chánh diện hay phản diện ông điều thành công. Một trong vai để đời của ông là vai Ngô Quyền trong vở " Hoa Độc Trong Vườn" của tác giả Lê Duy Hanh, ông cùng vợ là nghệ sĩ Mỹ Châu tạo nên nhiều bức tranh đẹp về dáng, vũ đạo...làm đẹp nhãn quan người xem dù vở tuồng được dựng lại hơn hai mươi năm sau. Ông diễn bên cạnh tài danh nghệ sĩ Mỹ Châu mà không hề thấy có khoảng cách về ca diễn trong tuồng thuộc sở trường của nghệ sĩ Mỹ Châu. Sau thời cải lương xuống dốc, ông dường như chỉ hát chung với vợ mình và cùng nhiều nghệ sĩ trẻ thế hệ sau,cũng như một số đồng nghiệp tâm hữu cùng thời thế hệ vàng của mình.Ông để lại gần trên 50 vở tuồng hay và một số bài tân cổ giao duyên có giá trị, trong đó có bài " Em sẽ về đâu" nói về cuộc đời của em gái mù bán vé số được nhiều bạn trẻ hưởng ứng chọn làm bài ca trong mỗi lần sinh hoạt đàn ca tài tử...Rời sân khấu, Đức Minh lại bén duyên với điện ảnh. Ông đã đóng chánh và thứ trên 20 phim truyện, phim truyền hình cùng rất nhiều phim video cải lương.

Image


Cháu xin điểm lại vài tuồng và dấu ấn có chú tham gia như một lời tưởng nhớ.

*Nghệ sĩ Đức Minh đoạt huy chương vàng Hội diễn Sân Khấu Cải Lương năm 1985 vở Dốc Sương Mù

* Các tuồng tham gia

1)A khắc Thiên kiều
2)Ào Vọng(HTV7)
3)Còn mải mùa xuân
4)Đi tìm hạnh phúc
5)Hoa độc trong vườn
6)Khách sạn hào hoa
7)Khúc hát đọan tình
8 )Kiếp nào có yêu nhau
9)Muôn dặm vì chồng
10)Người yêu của cha tôi
11)Sân khấu về khuya
12)Sở Vân cưới vợ
13)Thâm Tình Hạnh Phúc 14)Tiếng sáo đêm trăng
15)Tiếng Sáo Trăng Khuya
16)Tình đất tình Người
17)Truyền thuyết tình yêu
18)Khi Rừng Mới sang Thu
19)Sờ Vấn cứu giá
20)Bóng Hồng Sa MạcNguyệt,Diệu Hiền,Đức Minh
21)Ngươi tình Trện Chiến Trận
22)Đợi anh mùa lá rụng
23)Kiếp nào có yêu nhau
24)Chiều đông gió lạnh về
25)Tiếu Anh Phụng
26)Hoa Thiên Lý
27)Người đẹp trong tranh
28)Tâm sự Ngọc Hân
29)Dòng Sông Đầm Lầy
30)Hai phương trời thương nhớ
31)Mùa Thu trên non cao
32)Dốc Sương Mù
33)Trần Bình Trọng
34)Luủ Kim Đính
35)Nàng Như Cơ
36)Mắt em là bể oan cừu
37)Nắng ấm ngoại ô
38)Bạc trắng tim hồng
39)Đôi mắt người xưa
40)Người gọi đò bên sông
41)Kiếp chồng chung
42)Hội chọn chồng
43)Chàng Cuôi Lên Cung Trăng
44)Trường Hận Huyết Lan
45)Luật Giang Hồ
46)Mái Tóc Người Vợ Trẻ
47)Quán Hương Tràm
48)Nàng Sa Rết
49)Tình Ca Biên Giới
50)Chiếc hổ phù
..................

Các bài tân cồ giao duyên mới

1)Mưa Nữa Đêm(Tạ tình tri âm I)
2) Nội Tôi(TTTA 2)
3) Em Sẽ Về Đâu
4) Chiếc Lá Sa Kê
5)Hoa Tím Ngày xưa
6)Nửa Đêm Ngoài Phố - Mỹ Châu - Đức Minh-(TTTA 2)
7)Chuyện Tình Đồi Thông Hai Mộ
8 )Biển Tím

9)Nhớ Cha
10) Dòng Sông Tình Mẹ

.....................
Các đoàn hát tham từng tham gia Trúc Giang,Trường Sơn,Thanh Hải – Văn Hường(1973),Việt Nam – Minh Vương(1974),Bến Tre,Trùng Dương(1980),Phước Chung,Văn Công Thành Phố,Sài Gòn 2(1993),Tiếng Chuông Vàng – Minh Phụng(1994)

Bạn diển: Mỹ Châu,Xuân Lan,Thanh Kim Huệ, Kiều Phượng Loan,Kiều Lan,Cẩm Tiên, Ngân Huệ, Thoại Miêu,Thoại Mỹ và nhiều nghệ sĩ tài danh nhiều thế hệ...

Khán giả rất lo cho sức khoẻ người ở lại. Cầu nguyện cho nghệ sĩ Mỹ Châu vượt qua nổi đau, sống vui trong kỷ niệm.

KGND

Tác giả bài viết: khangianhandan & derektran

Nguồn tin: cailuongvietnam.com