Những điểm yếu của tuồng Tiếng Trống Mê Linh và Nhụy Kiều Tướng Quân

Những điểm yếu của tuồng Tiếng Trống Mê Linh và Nhụy Kiều Tướng Quân


CLVNCOM - Sau gần 40 năm, thành viên Ngọc Bảo Linh của cailuongvietnam.com phát hiện một điểm nhỏ có thể là sai hay chưa rõ với khán giả trẻ trong vở tuồng tiếng trống Mê Linh mà chưa ai thấy. Bạn đặt một câu hỏi dễ thương như sau "Anh chị cho em hỏi thấy trong tuồng Trưng TRắc lạy 2 lạy ,một là tế sống phu quân ,2 là ko đủ tài để cứu nỗi phu quân ,nhưng Thi Sách lại nói 3 lạy tạ từ ...Vậy lạy thứ 3 đâu ? có phải một đoạn của soạn giả bị " thất truyền " hay soạn giả quên ???"

Cần nhắc lại một chút giây phút làm trọn đạo nghĩa vợ chồng, Trưng Trắc đã lạy hai lạy một lại tạ tội gì bất tài không cứu nổi phu quân, lại thứ hai tế sống người bạn trăm năm chăn gối, ít hơn một lại so với câu vọng cổ của Thi Sách ca trên dàn hoả "Phu nhân ơi,khăn trắng đêm nay sẽ làm trắng canh tâm sự thì ba lạy tạ từ của phu nhân cũng trọn tình vẹn nghĩa..."

Một điểm nhỏ nhưng thú vị mà cần câu trả lời của những nhà chuyên nghiệp

Bà Trưng là bà Triệu?

Image
Trưng trắc Trưng Nhị trong Nhụy Kiều Tướng Quân?

Sao nội dung màng một tuồng Nhụy Kiều Tướng Quân của chuơng trình Ngân Mãi Chuông Vàng đài truyền hình HTV9, người nghe dễ dàng phát hiện y na ná 80% như Tiếng Trống Mê Linh? kỳ vậy?(Chủ tướng không cho tấn công chờ cũng cố thế lực, chưa đến thời gian chín mùi phải dưỡng quân, dưới trướng không hiểu giận giữ, đem "của quí" ra đổi mạng dân nghèo, cùng cách điều đình với tướng giặc (trái đạo lý),cảnh dựng, có ai cùng tràng phục,mũ mà đứng sát bên là Nhụy Kiều Nhị, trang phục,mũ mão cũng giống giống giữa hai bà)Mỗi một câu ca nghe tiếng đàn hay tiếng trống xèng xèng lạc lỏng bám đuôi thì có khác...Được biết chỉ phần trang phục thôi nhà đài chi chỉ có 300 triệu.

Image
Tranh Đông Hồ Bà Triệu

Image
Mũ mão Nhụy Kiều Tướng Quân của ns Diệu Hiền gần giống như tranh

Bà Triệu dường như "đạo nhạc" của bà Trưng trong khúc hát tiễn người thương đi vào chốn "mấy ai về", đã cùng điệu nhạc mà mở đầu cũng y chang "trong giây phút chia tay..".Bà Triệu hơi "nổ" về mình là một điểm khác biệt. Bà Triệu cũng giương cung bắn cái gì đó(thấy qua ảnh)

Như Hùynh ca không có hồn gì cả, Triệu Thị Trinh từ "đào võ" sang "đào thương", đơn điệu như trả bài, không hiều sao một nhà báo của tờ " Người Lao Động" khen bằng dấu "mộc" của nghệ sĩ nổi tiếng qua vai này với câu Nhuỵ Kiều nhìn "đầm thắm nết na,cắt xén vừa phải...".

*Bài tân cổ giao duyên Nhớ Trường Sa trong chương trình 'Nghệ sĩ va tri âm 88" thể hiện tấm lòng nghệ sĩ "ra trận"(của Nhạc Kiều Tấn,lời vọng cổ Hoàng Song Việt) có câu lính trẻ chết thèm hơi con gái trùng ý tưởng "thiếu vắng đàn bà" trong bài nhạc xưa trước 1975 nhưng dùng chữ chết thèm cho lính đảo nghe mất thơ văn...mất cả tâm ý của . Hai lính đảo về phép ngắn hạn mà tâm sự tràng giang đại hải chuyện đảo, nhớ đảo... rồi kết hợp cảnh đồng bằng,thành phố,tình hậu phương với đảo...ca ngợi mà quên đi cái thật đó là những điểm yếu chết người của cải lương sau 1975

* Bài tân cổ giao duyên Sài Gòn ơi! Tôi nhớ Huế đăng trên báo sân Khấu số 1169, không thấy một chút thông tin nào để biết vì sao tựa đề lại chọn Sài Gòn và Huế, tác giả mê say mô tả mà quên mất cái tựa , tiêu đề mình đặt..

Thảm hoạ của cải lương?


Thiện Giả
Email contact: thiengia@cailuongvietnam.com

Tác giả bài viết: khangianhandan

Nguồn tin: cailuongvietnam.com