Kịch bản cải lương: Nỗi đau thời ấy!

Kịch bản cải lương: Nỗi đau thời ấy!
Đó là kịch bản sân khấu của tác giả Đoàn Thanh Tùng (Bạc Liêu) vừa đoạt giải Nhì cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cải lương ĐBSCL 2010 - 2011. Vở do NSƯT Minh Đương dàn dựng với các nghệ sĩ Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn.
 
Vợ chồng Bác sĩ Bình (Nhất Phương và Hoa Phượng đóng)

    Nỗi đau thời ấy xoay quanh câu chuyện về ông Mạnh (NS Phạm Điền đóng) là một cựu chiến binh, hồi trẻ ông chiến đấu ở rừng đước Năm Căn bị nhiễm Điôxin. Sau giải phóng ông trở về quê hương thì biết được vợ mình (Hồng - Kim Hiền đóng) đã chết trong một lần giặc càn vào xóm, đứa con trai lớn tên Hòa cũng đã thất lạc trong thời gian đó, chỉ còn lại đứa con gái tên là Bình (NSƯT Hoa Phượng đóng).

    Ông nghe lời chú Sáu kể lại, trước lúc chết, vợ ông trăn trối muốn ông chung sống với Thắm (Thu Nguyệt đóng) người bạn gái thân thiết của vợ ông và ông đã cùng Thắm đi tiếp quãng đời còn lại.

Sau 2 lần BS Bình mang thai đều bị dị dạng nên Bình đã lén đi phá thai, viện lý do mình đang theo học thạc sĩ nên không muốn sanh con, gia đình họ xảy ra mâu thuẫn và Nghĩa quyết định nếu Bình phá thai thì hai người sẽ ly dị.

    Thời gian sau, vợ chồng ông chuyển công tác về TP. HCM sinh sống, cả hai lần sanh con đều là những đứa trẻ bị dị dạng vì bị nhiễm Điôxin và đã chết sau đó không lâu. Ông ngày càng sống lặng lẽ, lạnh nhạt với mọi người chung quanh, nhất là Thắm vợ sau của ông, tuy ông không nói ra nhưng trong lòng ông luôn nghĩ nguyên nhân hai đứa con bị dị dạng là ở Thắm, vì ông ở với bà Hồng có hai đứa con lành lặn không có gì xảy ra. 

    30 năm sau chiến tranh, đứa con gái tên Bình của ông với bà Hồng giờ đã trở thành một bác sĩ, Bình đã có chồng (Nghĩa - NS Nhất Phương đóng), họ chung sống với nhau rất hạnh phúc, Bình mang thai lần thứ hai khi đi siêu âm thì phát hiện như lần trước, đứa bé trong bụng có nguy cơ dị dạng (lần trước, Bình đã lén đi phá thai và nói rằng mình trượt cầu thang nên bị hư thai). Lần này, Bình lại viện lý do mình đang theo học thạc sĩ nên không muốn sanh con, vợ chồng xảy ra mâu thuẫn và Nghĩa quyết định nếu Bình phá thai thì họ sẽ ly dị.

Nghệ sĩ Phạm Điền (ông Mạnh) và nghệ sĩ Thu Nguyệt vai Thắm (vợ ông Mạnh sau này)

    Cùng làm việc chung cơ quan với Bình có bác sĩ Dương (Chí Hải đóng) là người Mỹ gốc Việt xin về làm việc tại Việt Nam. Dương thông cảm hoàn cảnh của Bình, họ trở thành bạn thân nhưng đồng nghiệp trong cơ quan lại nghĩ họ có mối quan hệ mờ ám và tiếng đồn đã tới tai Nghĩa. Nghĩa quyết định tìm hiểu sự thật và anh đã phát hiện lần trước Bình đi phá thai chứ không phải té cầu thang.

    Nghĩa đem chuyện này nói lại với ông Mạnh, ông Mạnh tức giận chê trách con gái mình thậm tệ và dọa nếu Bình quyết định phá thai, ly dị với Nghĩa thì ông sẽ từ Bình, ông không chấp nhận có một đứa con mất đạo đức. Dương tìm đến nhà nói tất cả sự thật cho mọi người biết, ông Mạnh chết lặng trước sự thật khủng khiếp. Nghĩa xin phép ông Mạnh và Bình cho anh giữ lại đứa con, cho dù đứa con ấy có dị dạng ra sao anh cũng chấp nhận vì anh không muốn từ bỏ cốt nhục của mình khi nó chưa chào đời. Trước sự cương quyết của Nghĩa, ông Mạnh và Bình đành chìu theo, chấp nhận sanh ra đứa bé.

 Nghĩa xin phép ông Mạnh và Bình cho anh giữ lại đứa con, cho dù đứa con ấy có dị dạng ra sao anh cũng chấp nhận, vì anh không muốn từ bỏ cốt nhục của mình khi nó chưa chào đời và kết quả rất đau lòng, bởi đứa con của hai người chính là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin 

    Chú Sáu dưới quê lên thăm vợ chồng ông Mạnh, họ nhắc lại chuyện xưa, ông Sáu cảm thấy có lỗi với Mạnh vì đã để thất lạc Hòa. Ông Sáu phát hiện con của Bình bị dị dạng, Mạnh kể cho ông nghe sự thật trước đây ông với Thắm cũng đã có hai đứa con dị dạng như  con của Bình và chúng đã chết sau đó.

    Dương đem thuốc co giật đến cho con Bình, ông Mạnh nhận ra chiếc lục lạc đeo trên cổ ngày xưa ông đã làm bằng vỏ đạn pháo đưa Hồng đem về đeo cho con và vết bớt đỏ bên vai trái của Dương, cha con nhìn nhau sau bao năm xa cách.

 Nghệ sĩ Kim Hiền và nghệ sĩ Hoàng Thái Hùng

    Đứa bé lại khóc, Dương lấy lục lạc ra lắc bé nín khóc và cười lên. Ông Mạnh nhận ra sai sót của mình trong những năm qua, ông nói: Ngày xưa chúng ta đi chiến đấu để giành lại sự sống, ngày nay không lý do gì mà chúng ta phải mang nặng nỗi đau quá khứ, phải chấp nhận sự thật và hãnh diện mà sống, đừng để giọt nước mắt màu hoàng hôn ấy chảy mãi trong cuộc đời này.

ANH DUY

Tác giả bài viết: tancogiaoduyen

Nguồn tin: Đất Mũi