Người chứng kiến những bước chập chững vào nghề của Hùng Cường và Ngọc Giàu: NS Ngọc Đán

NS Ngọc Đán trong buổi Giao Lưu do trang nhà tổ chức

NS Ngọc Đán trong buổi Giao Lưu do trang nhà tổ chức

CLVNCOM - Bà chứng kiến những bước đi đầu đời trong nghề của hai tài danh HÙng Cường và Ngọc Giàu.
- Hùng cường mới đầu nói nữa Nam nữa Bắc nhưng ca rất hay, mới khai trương đoàn hát định mời ns Thành Đuợc nhưng cạnh tranh không lại đại bang Kim Chuởng nên NS Thành Được bi bắt , quýnh quá nên mời đại NS Hùng Cường do có người giới thiệu.
- NS Ngọc Giàu thì không đẹp nhưng mà có duyên, ca hay lắm, một mình bà ca hoài cũng mệt nên nhờ NS Ngọc Giàu nhỏ mà ca hay vào chia vai.
- Cách đây vài năm có người cùng con đàn vào thăm gọi bà bằng Ngoại làm bà hết hồn hết vía,bà cố nhớ lại hồi lâu mới nhớ là ca sĩ Quang Đại ( con trai NS Hùng Cường)

" Nhưng Hùng Cường lại say mê cổ nhạc, anh gia nhập đoàn cải lương Ngọc Kiều năm 1959 và nhanh chóng trở thành kép chánh rất thành công, mà không phải trải qua một vai phụ nào. Vai diễn đầu tiên của Hùng Cường trên sân khấu nầy là Roméo, tuồng “Mộng đẹp đêm trăng” của soạn giả Việt Bằng Nguyễn Thanh Hiệp, khai trương tại rạp Nguyễn Văn Hảo, với các diễn viên gạo cội thời đó: Ngọc Đán, Ngọc Giàu, Kim Nên, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên, Thanh Kỳ…
Sau khi được ban giám đốc đoàn xác nhận sẽ duy trì Hùng Cường hát vai chánh trong kịch bản “Tuyết Phủ Chiều Đông”, sẽ khai trương tại rạp Viễn Trường Mỹ Tho sau một tháng tập dượt. Anh kép này đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc, đến nhà anh tại hẻm Phát Diệm luyện tập ngày đêm, sau những giờ tập tuồng. Ngoài ra anh nhờ các diễn viên của đoàn, có tay nghề vững chắc, hướng dẫn từng bộ điệu, nhứt là nữ nghệ sĩ Ngọc Đáng, người đóng cặp với anh, dìu dắt phối hợp theo từng tình huống vui buồn trong kịch bản. 

Sau thành công vang dội nhờ giọng ca lạ của Hùng Cường từ tân nhạc sang, đoàn Ngọc Kiều dựng tiếp vở cải lương hương xa “Màu tím đèn hoa giấy”, khai trương từng bừng tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo năm 1960. Rồi tiếp tục đem lưu diễn nhiều tỉnh, thị xã lớn ở miền Tây. Đặc biệt, vở Màu tím đèn hoa giấy và Hùng Cường được khán giả hoan nghinh nhiệt liệt tại rạp hát Viễn Trường, thị xã Mỹ Tho. Lúc đoàn Ngọc Kiều diễn tại Châu Đốc, anh đóng vai Kha Phong, một kiếm sĩ Phù Tang thật điêu luyện, bên cạnh 2 tài danh Ngọc Đáng, Kim Nên.
“Tuyết Phủ Chiều Đông” của soạn giả Bạch Yến Lan, khán giả Mỹ Tho từ khắp nơi đổ về, đông đảo ngoài sức tưởng tượng trong rạp Viễn Trường bít kín từ chỗ ngồi đến chỗ đứng, bên ngoài còn dư khán giả gần nửa rạp, tạo một khung cảnh thật ồn ào náo nhiệt. Ngôi sao cải lương của Hùng Cường lấp lánh từ dạo đó. 

" http://www.cailuongvietnam.com/forum/viewtopic.php?f=89&t=59623&p=911111#p911111

Tác giả bài viết: khangianhandan & tcgd sưu t