Sân khấu học đường về Kiên Giang
Đêm 5 tháng 8 năm 2015, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc VN, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang, Sở Giáo dục Đào tạo Kiên Giang đã tổ chức biểu diễn báo cáo của Lớp Nghệ thuật Cải lương và Đờn ca tài tử thuộc Chương trình Sân khấu học đường được thực hiện tại Kiên Giang năm 2015. Đến dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan, học sinh và phụ huynh học sinh cùng đông đảo khán giả hâm mộ đờn ca tài tử và nghệ thuật cải lương TP Rạch Giá.
Đồng ca ú liu ú xáng
Dự án “Sân khấu học đường” do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đề xuất lên Chính phủ năm 2000, được Chính phủ chấp thuận giao cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục Đào tạo và Trung tâm phối hợp thực hiện từ năm 2001. Từ đó đến nay, trong gần 15 năm, theo quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao đại diện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc VN và các Sở VHTTDL, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai thực hiện Dự án "Sân khấu học đường" tại hơn 100 trường Trung học Cơ sở với các loại hình nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương và Dân ca kịch.
Trong năm 2015, theo kế hoạch được Bộ phê duyệt, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Đân tộc, Sở VHTTDL, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, TP Cần Thơ, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Kiên Giang, tiếp tục triển khai Dự án "Sân khấu học đường" với các loại hình nghệ thuật Chèo, Cải lương và Đờn ca tài tử.
Trich đoạn Rạng ngọc Côn Sơn
Lớp Nghệ thuật Cải lương và Đờn ca tài tử thuộc Dự án “Sân khấu học đường” tại Kiên Giang năm 2015 do Trung tâm Văn hóa tỉnh đảm nhận thực hiện, được khai giảng tại từ ngày 5/7/2015, với tổng số học sinh hơn 50 em của 3 Trường Trung học cơ sở Hùng Vương, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn ở TP Rạch Giá, chủ yếu là học sinh lớp 7, lớp 8. Để giảng dạy thật tốt cho các em, Trung tâm đã đứng ra mời các giảng viên có kinh nghiệm đến từ Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh và các nghệ nhân Đờn ca tài tử - Cải lương nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang về trực tiếp truyền dạy.
Chỉ trong vòng hơn một tháng, được sự truyền dạy tích cực của các thày cô, hơn 50 em học sinh từ chỗ gần như không biết gì về đơn ca tài tử và cải lương đã bắt đầu say mê hai loại hình nghệ thuật này và đã có thể hát, đàn một số bài bản đờn ca tài tử, cải lương cũng như trình diễn một số trích đoạn cải lương.
Đêm biểu diễn chọn giới thiệu 13 bài bản lớn nhỏ của đờn ca tài tử truyền thống trong đó có những bài bản khó như Đảo ngũ cung, Lý ngựa ô nam, Dạ cổ hoài lang, Vọng cổ nhịp 32…theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca khá mới mẻ cùng 5 trích đoạn cải lương lịch sử kinh điển là “Tiếng trống Mê Linh”, “Tiếng sóng Rạch Gầm”, “Rạng Ngọc Côn Sơn”, “Thái hậu Dương Vân Nga”, “Trần Quốc Toản ra quân”…
Trích đoạn Thái hậu Dương Vân Nga
Trong hơn 1 tiếng đồng hồ trình diễn, các nghệ sĩ nhí đã tạo ra bất ngờ thú vị khi hoàn toàn chinh phục người xem ngồi kín hội trường ngàn chỗ của Trung tâm Văn hóa tỉnh. Trên một sân khấu lớn được đầu tư chăm sóc rất kỹ càng về âm thanh,, ánh sáng, phục trang hóa trang những giọng ca hay, những khả năng biểu diễn sinh động đã được các em thể hiện đầy sức cuốn hút, tiêu biểu là các em Tăng Vương Thiên Nhi, Phó Sở Kỳ, Văn Mỹ Quỳnh của Trường THCS Lê Quý Đôn; Nguyễn Lê Quyên, Trần Thị Đông Đông của Trường THCS Nguyễn Du; Phan Nhật Đăng, Lê Ngọc Trâm, Thẩm Bảo Anh của Trường THCS Hùng Vương.
Khán giả rất nhiều người đã rơi nước mắt xúc động khi các em học sinh 12, 13 tuổi đã tự tin hóa thân vào hình tượng các nhân vật kiệt xuất của lịch sử dân tộc như Hai Bà Trưng, Quang Trung, Nguyễn Trãi. Dương Vân Nga, Trần Quốc Toản…
Phát biểu tổng kết lớp học, ông Ninh Thành Viên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang, vui mừng khẳng định: Qua một tháng hè học tập ngắn ngủi, điều thành công nhất là Dự án đã khơi dậy trong các em học sinh sự say mê và trân trọng bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, hun đúc tình yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm thông qua các trích đoạn cải lương và bài ca tài tử. Dự án đã làm thay đổi cách nhìn và suy nghĩ của các em và mọi người về một bộ môn nghệ thuật truyền thống của nước nhà, mà một thời bị lãng quên, tưởng rằng sẽ không còn được yêu thích bởi lớp trẻ ngày nay; Dự án "Sân khấu học đường" đã chứng minh điều ngược lại. Có thể nói, nếu các em không thực sự có lòng say mê bộ môn Đờn ca tài tử và Nghệ thuật Cải lương thì không thể nào chỉ qua những ngày hè ngắn ngủi các em đã hoàn thành được 5 trích đoạn cải lương và những bài tổ của Đờn ca tài tử một cách xuất sắc đến như vậy.
Trich đoạn Tiêng sóng Rạch Gầm Thay mặt hai cơ quan chỉ đạo dự án là Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc VN, nhạc sĩ Phạm Đình Thắng, Phoc Cục trưởng Cục nghệ thuật Biểu diễn, đánh giá cao thành công của chương trình Sân khấu học đường thực hiện ở Kiên Giang, biểu dương tinh thần trách nhiệm của Trung tâm Văn hóa tỉnh và các thầy cô đã tận tâm chăm sóc cho các cháu có những nghày hè không thể nào quên với đờn ca tài tử và cải lương, các nghệ thuật mang hồn cốt và bản sắc quê hương. Ông tin rằng từ thành công ban đầu của Dự án, chắc chắn tỉnh Kiên Giang sẽ nhân lên nhiều lần, để đưa các em học sinh thực sự trở về với nghệ thuật truyền thống dân tộc…
Sau 15 năm thực hiện, chương trình “Sân khấu học đường” cũng đã đến được với mảnh đất tận cùng của tổ quốc ở cực Tây Nam và đã thành công mỹ mãn như đánh giá của Cổng Thông tin Điện tử chính thức của tỉnh Kiên Giang.
Tin rằng, đây không phải là lần duy nhất, Dự án nhiều ý nghĩa dành cho thế hệ trẻ này được thực hiện ở Kiên Giang.
Nhật Ánh Dự án Sân khấu học đường đến Kiên Giang
Dự án “Sân khấu học đường” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam,
Sở VHTTDL, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trên cả nước (từ năm 2001 đến năm 2014), thực hiện Dự án "Sân khấu học đường" tại hơn 100 trường Trung học cơ sở với các loại hình nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương và Dân ca kịch.
Trong năm 2015, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Sở VHTTDL, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Kiên Giang, tiếp tục triển khai Dự án "Sân khấu học đường" với các loại hình nghệ thuật Chèo, Cải lương và Đờn ca tài tử.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử thu hút nhiều học sinh nhỏ tuổi
đến tham gia tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Đạo diễn Nguyễn Đình Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh cho biết: “Sở VHTTDL đã giao cho Trung tâm Văn hóa tỉnh đảm nhận để triển khai dự án. Hiện nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh đang triển khai những công việc cần thiết để hoàn chỉnh giáo án, triển khai đúng kế hoạch. Khoảng 60 em học sinh của 3 trường Trung học cơ sở được chọn là THCS Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hùng Vương, sẽ tập trung về Trung tâm Văn hóa tỉnh từ tháng 6 đến tháng 9/2015 để các nghệ nhân truyền dạy loại hình nghệ thuật Cải lương và Đờn ca tài tử và cuối khóa học các em sẽ biểu diễn hoàn chỉnh các trích đoạn gồm: Trần Quốc Toản trong vở “Trần Quốc Toản ra quân”; Dương Văn Nga trong vở Thái Hậu Dương Văn Nga”; Nguyễn Trãi trong vở “Rạng ngọc Côn Sơn”; Hai bà Trưng trong vở “Tiếng trống mê Linh”; Nguyễn Huệ trong vở “Tiếng Sóng Rạch Gầm”; Nguyễn Trung Trực trong vở “Kiếm bạt Kiên Giang”.
Nghệ nhân Kim Kho đang hướng dẫn cho giọng ca trẻ Ngọc Hoa
về nghệ thuật Đờn ca tài tử.
Nghệ nhân Nguyễn Kim Khoa, sẽ là người trực tiết truyền day cho biết: “Trong bối cảnh nghệ thuật sân khấu truyền thống đang bị các loại hình giải trí khác lấn át thì việc đưa sân khấu vào học đường là cách để giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống. Dự án rất thuận lợi khi chọn các trường đều nằm trên địa bàn thành phố Rạch Giá, đây là một trong những cách giúp giới trẻ tiếp cận, hiểu về nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tạo dựng một tầng lớp trẻ yêu thích nghệ thuật truyền thống. Dụ án sẽ giúp phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố có năng khiếu về các loại hình nghệ thuật truyền thống”.
Bài và ảnh: Thế Hạnh (Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang) Triển khai dự án "Sân khấu học đường" tại Kiên Giang
Kiên Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn cùng với 03 địa phương khác là Thành phố Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, tỉnh Phú Thọ triển khai dự án "Sân khấu học đường" trong năm 2015.
Đưa âm nhạc dân gian vào học đường là một trong những biện pháp cơ bản và quan trọng để truyền bá và giáo dục lòng yêu mến tự hào, ý thức bảo tồn phát huy những di sản âm nhạc dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung trong thế hệ trẻ. Đánh giá được tầm quan trọng đó, từ năm 2001 đến năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện dự án "Sân khấu học đường" tại hơn 100 trường Trung học cơ sở với các loại hình nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương và Dân ca kịch. Thông qua các hình tượng nghệ thuật được truyền dạy, dự án đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh Trung học cơ sở; giúp các em cảm thụ được các giá trị của nghệ thuật sân khấu truyền thống, rèn luyện ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; tạo ra đội ngũ khán giả trẻ và tạo nguồn diễn viên cho các loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Dự án "Sân khấu học đường" đã được cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, dư luận báo chí, các chuyên gia, nhân dân và đặc biệt là thầy cô các trường Trung học cơ sở và phụ huynh học sinh đánh giá cao. Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Phú Thọ tiếp tục triển khai dự án "Sân khấu học đường" năm 2015.
Các em học sinh các trường Trung học cơ sở sẽ được truyền dạy loại hình nghệ thuật
Cải lương và Đờn ca tài tử
Theo kế hoạch tại tỉnh Kiên Giang; dự án sẽ triển khai truyền dạy loại hình nghệ thuật Cải lương và Đờn ca tài tử. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang đã chọn 03 trường Trung học cơ sở có phong trào văn nghệ tốt để thực hiện dự án, gồm: THCS Lê Quý Đôn, THCS Nguyễn Du, THCS Hùng Vương, với sự tham gia của gần 60 em học sinh có nhân tố, năng khiếu nghệ thuật tập luyện các trích đoạn: Trần Quốc Toản ra quân, Thái hậu Dương Vân Nga, Rạng ngọc Côn Sơn, Tiếng trống Mê Linh, Tiếng sóng Rạch Gầm, Kiếm bạt Kiên Giang. Sau khoảng thời gian 02 tháng trong dịp hè, các em học sinh được các nghệ sĩ, diễn viên có nhiều kinh nghiệm đến từ Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang, Trung tâm Văn hóa tỉnh trực tiếp truyền dạy, giúp các em tiếp cận, học, thực hành biểu diễn các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống. Dự kiến vào cuối tháng 8/2015, Ban Điều hành, Ban Tổ chức thực hiện dự án, các nghệ sĩ trực tiếp truyền dạy, đội văn nghệ xây dựng chương trình diễn báo cáo tổng kết dự án.
Hình tượng nhân vật AHDT Nguyễn Trung Trực trong trích đoạn "Kiếm bạt Kiên Giang"
sẽ được các nghệ sĩ Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang đưa vào giảng dạy
Với việc triển khai thực hiện dự án này, hy vọng trong thời gian tới, Kiên Giang có những cơ chế và điều kiện thuận lợi cho các em học sinh tiến hành biểu diễn giao lưu với các bạn cùng trang lứa trong những tiết sinh hoạt ngoại khóa ở các trường học trên địa bàn; tới những xóm, ấp biểu diễn phục vụ cộng đồng dân cư, góp phần tạo nên sức sống mạnh mẽ cho nghệ thuật Cải lương và Đờn ca tài tử, góp phần làm giàu thêm đời sống văn hóa, tinh thần phong phú cho nhân dân địa phương.
Nguồn: kiengiangvn.vn
XEM THÊM TIN TỨC - HÌNH ẢNH - VIDEO TẠI ĐÂY
Ý kiến bạn đọc