Đang truy cập : 261
•Máy chủ tìm kiếm : 66
•Khách viếng thăm : 195
Hôm nay : 23558
Tháng hiện tại : 2198276
Tổng lượt truy cập : 88504877
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
LVG
NS Lê Văn Gàn thăm NSƯT Diệu Hiền tại Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM
Là con út trong một gia đình nông dân, Lê Văn Gàn sinh ra ở vùng quê ấp Rạch Cát, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nhiều năm qua bên cạnh công việc thiện nguyện, anh tích cực tham gia các hoạt động đưa đờn ca tài tử vào học đường. Anh nói đó là nhiệm vụ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Lúc nhỏ, NS Lê Văn Gàn phải nghỉ học sớm, từng làm rất nhiều công việc để phụ giúp gia đình. Năm 13 tuổi, anh bắt đầu xuống ghe đi biển, được 6 năm thì lên bờ phụ mẹ bán quán, làm ruộng, phụ bán cà phê, hủ tiếu, cháo lòng. Sau kiếm được chút tiền mua xe gắn máy, anh chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Sau đó, anh mở quán karaoke, "lúc không ai hát, tôi mở dàn máy lên ca nghêu ngao. Khoái nhất là ca vọng cổ. Rồi đam mê hồi nào không hay, đi đâu cũng hát. Chạy xe ôm chở khách tôi cũng hát. Có người nói tôi tinh thần không ổn, có người khoái lắm nên đề nghị tôi ca hoài" – NS Lê Văn Gàn nhớ lại.
NS Lê Văn Gàn vui mừng gặp lại kép độc NSƯT Hùng Minh
Bỗng một ngày, anh rể Gàn biết đàn guitar, mỗi lần đi đàn thì anh xin theo. Ở dưới quê, mỗi lần đi đàn thường đến 3 - 4 giờ khuya mới về. Đi nhiều cũng dần quen rồi anh dần dần bắt đầu theo nghề hát. Từ hát đám tiệc cho đến hát tài tử Lê Văn Gàn đều tích cực tham gia.
Năm 2003, trên huyện có tổ chức cuộc thi. Mỗi xã phải cử một người đại diện để thi. Xã mới cử anh đi thi. "Lúc đó mình cũng thích lắm nhưng cũng hơi sợ vì nghe có rất nhiều người có tên tuổi ở dưới quê tham dự. Không biết mình có được giải không. Lo thi rớt người ta sẽ cười. Vậy mà kết quả được trao giải A. Tôi mừng muốn khóc", NS Lê Văn Gàn chia sẻ.
NS Lê Văn Gàn và NS Huỳnh Quý
Năm 2005, NS Lê Văn Gàn tham dự cuộc thi "Tiếng hát truyền hình Long An" và anh đoạt giải 3. Cũng năm nay, anh dự thi giải "Bông lúa vàng", đoạt giải Thí sinh thể hiện bài bản hay nhất. Năm 2006 dự thi "Ngôi sao tiếng hát truyền hình do HTV tổ chức và đoạt giải tư. Năm 2007, anh đoạt giải Bạc Chuông vàng vọng cổ và chính thức theo nghề chuyên nghiệp.
NSƯT Thanh Nguyệt đánh giá với nỗ lực phấn đấu không ngừng, Lê Văn Gàn sẽ còn tiến xa hơn trong nghề. Bà đã được xem anh diễn trong vở "Dương Quí Phi" do NSƯT Vũ Linh dàn dựng, lúc đó anh được đóng vai phụ, nhưng đó là một kỷ niệm khó quên vì được đứng chung sân khấu với thần tượng của anh – NSƯT Vũ Linh.
NS Lê Văn Gàn vui mừng gặp lại NS Quốc Nhĩ - đoàn Thanh Minh, Thanh Nga
Anh tâm sự khi nhớ về thời niên thiếu: "Từ lúc mới biết đam mê, cũng hơi vất vả do gia đình nghèo. Lúc nào cũng lo làm mà không đủ ăn. Nhờ động lực của sự đam mê năm 2005 tôi trốn gia đình đi thi, thi xong thì về tiếp tục phụ giúp gia đình. Ở trong xóm nói: "Mày thi đậu mà vẫn thất nghiệp, biết vậy thi làm chi cho tốn gạo". Nghe cũng tự ái nhưng vì đam mê nên mình vẫn tiếp tục chờ và vai diễn đầu tiên trên sân khấu chuyên nghiệp là NSƯT Vũ Linh mời tham gia".
Sau những lần "lâm trận" trải nghiệm để tự rèn luyện vai diễn anh thấy vui và hạnh phúc. "Mình không ngờ mình được đổi đời. Đi đâu ai cũng biết thật là vinh dự. Rồi sau đó mình làm được có tiền giúp đỡ gia đình, có dư mình đi làm từ thiện. Hết chạy nghề xe ôm nhưng lúc nào cũng nhớ trong đầu phải tích cực làm điều thiện để cảm ơn lộc tổ, lộc nghề đã ban tặng cho mình cơ hội để đổi đời" – NS Lê Văn Gàn xúc động nói.
NS Lê Văn Gàn giới thiệu bài bản cải lương trong chương trình Sân khấu học đường
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc