Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Tâm Tư Thành Viên

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Cầu nguyện cho Hỏa tiễn Minh Cảnh

Thứ tư - 04/02/2015 13:17

CLVNCOM - Hoả tiển là cách nói ví von "chính xác" của nhà báo soạn giả Nguyễn Phương dành cho giọng ca huyền diệu của nghệ sĩ Minh Cảnh. Chỉ có Minh Cảnh là nghệ sĩ thành công nhanh nhất, đi hát chỉ có một ngày là nổi danh,đốt cháy nhiều giai đoạn, bỏ nhiều qui trình, phút chốc thành hỏa tiễn vụt lên trên vòm trời nghệ thuật và tiếp tục xoay vòng tỏa sáng.


Image

Nhớ hôm 28/07/2014,nghệ sĩ Minh Cảnh Em, em ruột của danh ca Minh Cảnh, cho biết: “Anh tôi bị bệnh tim mạch và phổi, phải nhờ các khán giả kiều bào mộ điệu cải lương giúp đưa vào bệnh viện ở một thành phố thuộc tiểu bang Texas - Mỹ để điều trị. Trước đây, có giai đoạn anh tôi được điều trị bằng thuốc đông y nhưng rồi bệnh tình vẫn không thuyên giảm”.

Image
Minh Cảnh anh & Minh Cảnh Em

Nay đọc tin về hiện trạng sức khoẻ của hoả tiễn này tại Texas, Hoa Kỳ, do admin cailuongvietnam.com, tancogiaoduyen cung cấp, chắc nhiều độc giả vô cùng lo lắng cho căn bệnh tái phát ở cái tuổi " gần đất xa trời " của nghệ sĩ Minh Cảnh. Được biết nhiều người bật khóc khi nghe tin nghệ sĩ Minh Cảnh lại phải nằm viện dài ngày với đầy đủ thành viên gia đình. Chúng ta còn biết làm gì hơn là cầu ơn trên ban phước lành cho nghệ sĩ Minh Cảnh, gời lời động viên thăm hỏi đến gia đình nghệ sĩ Minh Cảnh...và bùi ngùi nhớ lại đôi điều đáng nhớ về nghệ sĩ Minh Cảnh.

 Image
Bao Công MINH CẢNH & Quách Hải Thọ CẢNH TRÂN ( em gái út)

Nghệ sĩ Minh Cảnh không những cất lên giọng hát bay bướm mà khí nói còn thốt ra nhiều đài từ tôn kính, lễ , hậu, nhân nghĩa...ông vô cùng mang ơn và kính trọng khán giả, dù đó là một khán giả nhỏ tuổi, không bao giờ tự tô son cho mình
người có công "cứu" đoàn Kim Chung chuyển giai đoạn cải luơng Bắc sang cải luơng Nam



Soạn giả Nguyễn Phương từ Canada đã viết "Nghệ danh Minh Cảnh là do vợ của nhạc Sĩ Năm Được đặt cho, mỹ danh thần đồng Minh Cảnh là do ký giả Nguyễn Anh Ca vì thấy Minh Cảnh nhỏ con như một trẻ nít nên tặng mỹ danh thần đồng cho Minh Cảnh mặc dù lúc đó anh đã được 21 tuổi. Nghệ sĩ Minh Cảnh chưa hề được đào tạo nơi một trường nghệ thuật chánh quy nào, chưa phải đã theo học hát theo một trình tự làm quân hầu, kép con, kép cạnh rồi mới đến kép mùi, kép độc như phần đông các nghệ sĩ tiền phong đã trải qua. Minh Cảnh vào đoàn hát, đầu hôm sớm mai, chỉ biết ca rành sáu câu vọng cổ là một bước trở thành kép chánh, kép ca."

Nghệ sĩ Minh Cảnh đương thời là một nghệ sĩ tài hoa bậc nhất, bậc thầy nhưng lại ít danh hiệu, ít giấy khen...Ông có công đổi mới bài vọng cổ, làm bài vọng cổ đa dạng, dung hoà với nhiều thể loại khác, để từ đó người ta quen gọi bài tân cổ hơn là vọng cổ. Ở cái tuổi 20 với vài lần xuất hiện, ông đã được báo giới phong tặng "thần đồng " Minh Cảnh, ông là người đầu tiên đem hò huế vào bài vọng cổ với lối ngâm hò đặc biệt cùng hát với nghệ sĩ Mỹ Châu vào khoảng năm 1965 trong vở "Trinh Nừ Lầu Xanh".

"Về đi, anh hãy về đi
Về mà dựng một cuộc đời thanh cao
Đừng thương,đừng nhớ, đừng sầu...
Cho đêm thu lạnh, cho trăng thu buồn..."


Nghệ sĩ Minh Cảnh cũng là người đầu tiên ca vọng cổ hơi dài, trong bài Lưu Bình Dương Lễ của soạn giả Loan Thảo... Nghệ sĩ Minh Cảnh với lối luyến láy, "bay bướm" mới lạ, làm đắm lòng người nghe, dù buớc đầu bị báo giới kịch trường lên án là lối ca "đồng bóng", phá nát nghệ thuật cải lương với lề lối cũ...Nhưng những bài tân cổ giao duyên của làng đĩa nhựa bán chạy như tôm tươi, "cháy" các hãng đĩa qua những bài ca Tu là cội phúc, Võ Đông Sơ, Sầu Vương Ý Nhạc, Em Bé Đánh Giày, Lưong Sơn Bá, Dưới Ánh Trăng Xuân...đã tôn vinh ông vua mới của cải lương.Nghệ sĩ Minh Cảnh lập nên một trường phái của riêng mình và trở thành một cái tên bán vé vào thập niên 60, 70. Những người có ãnh hưởng giọng ca ông đều trở thành sao như Minh Phụng, Minh Vương... các học trò khá thành công của ông sau này như Minh Minh Tâm , Tuấn Anh đều có chỗ đứng trong lòng khán giả mộ điệu.

Theo trang Wiki cung cấp " Nghệ sĩ Minh Cảnh tên thật là Nguyễn Văn Cảnh, sinh năm 1938 tại Chợ Lớn Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 1959, vốn mê hát cải lương, Minh Cảnh đã được ông Hai Sĩ dạy ca vọng cổ. Sau đó được nghệ sĩ vĩ cầm Văn Được hướng dẫn ca tài tử ở Đài Phát Thanh.

Năm 1960, ông được nghệ sĩ Văn Được và nhạc sĩ đàn cò Ngọc Sáu giới thiệu với bầu Long để theo hát ở đoàn Kim Chung. Trong thời gian này Minh Cảnh được nhạc sĩ Bảy Trạch dạy thêm nhiều làn điệu, rồi được ra sân khấu trong các vở: Người nghệ sĩ mù đất Hà Tiên, Phù Kiều Trường Hận, Tiếng cười Bao Tự, Tuyết Phủ Chiều Đông, Chiều thu sầu ly biệt…

Năm 1961, nghệ sĩ Minh Cảnh nổi danh với bài vọng cổ "Tu Là Cội Phúc" của soạn giả Viễn Châu và bắt đầu được mời thu đĩa ở hãng Asia, các làn điệu vọng cổ của soạn giả Viễn Châu như: Võ Đông Sơ, Lưong Sơn Bá, Mưa Trên Phố Huế, Sầu Vương Ý Nhạc, Chuyến Xe Lam Chiều, Lưu Bình Dương Lễ, Lòng Dạ Đàn Bà, Em Bé đánh Giày, Trái Sầu Riêng (với Mỹ Châu), Đời Mưa Gió, Ni Cô và Kiếm sĩ (với Diệu Hiền), Người Điên Yêu Trăng, Khóc Cưòi, Hai Bản Đàn Xuân (của Quy Sắc), Hồi Chiêng Nơi Pháp Địa ( của Thu An với Ngọc Hương), Trống Loạn Thăng Long Thành,….

Năm 1963, đoàn Kim Chung 2 được thành lập, Minh Cảnh chuyển sang đoàn 2 và nổi danh qua các vở: Manh áo quê nghèo, Bên cầu vọng thê, Lưỡi kiếm thần, Lời thơ trên tuyết, Bức hoạ da người, Bẻ kiếm bên trời, Hận đầu xanh, Bích Vân Cung kỳ án, Trinh nữ lầu xanh…"

Thật bùi ngùi khi vô tình lướt mạng youtube nghe bài " Đường về bên mẹ " do chính nghệ sĩ Minh Cảnh sáng tác và học trò nghệ sĩ Minh Minh Tâm ca trong một đám tang đồng nghiệp đàn em. Nghệ sĩ Minh Cảnh đã đúc kết cuộc đời mình vào trong bài hát để tấm lòng hiếu đạo, năm 2003 mà từ nhỏ đã có tâm hồn ông, Cậu bé Minh Cảnh một thời bán dạo khoai, xôi bắp nhiều nẻo đường Sài Gòn để lo phụ giúp mẹ.

Riêng người viết nhận thấy nghệ sĩ Minh Cảnh có duyên với những vai con nhà phật, với giọng ca hiền từ, lanh lảnh...nghệ sĩ Minh Cảnh là nghệ sĩ xuất sắc nhất trong các vai phật pháp như Tịnh Tâm trong Máu Nhuộm Sân Chùa, Duyên Căn trong Giữa chốn Bụi Hồng, thầy trong Quan Âm Thị Kính, Tu là Cội Phúc...

Dù biết ai cũng trải qua sinh lão bệnh tử, nhưng khi một người thân nằm xuống hỏi ai mà không đắng lòng!!!Nghệ sĩ Minh Cảnh từ lâu đã là một người thân của đông đảo khán giả hâm mộ bộ môn nghệ thuật dân tộc. Một lần nữa xin cầu nguyện cho nghệ sĩ Minh Cảnh và gia đình sức khoả và bình an để vượt qua giai đoạn khó khăn nhất

Sau đây xin toả bài một cảm xúc đau xót trước một thế hệ vàng ngày càng thưa thớt, chỉ cầu xin sao kia còn treo mãi, sáng mãi

Sao Băng Qua Miền Tuổi Thơ
(Tập sáng tác Đôi Bông Mù U)

Mạnh Lệ Quân

1) Sao sao sao băng xoẹt
2) Trên bầu trời nghệ thuật
3) Cho xốn xang tất dạ
4) Dập dồn ôi nhiều sao rụng
5) Tre tàn còn chờ măng mọc
6) Thế hệ điểm màu tuổi thơ
7) Lòng nhói đau
8 ) Tuổi hồn nhiên xa cùng
9) Ôi có ngôi sao chiếu mệnh
10) Nguyện cầu sao rơi
11) Qua miền qua miền tuổi thơ
12) Có cây vú sữa lá nâu
13) Cho dòng cho dòng nhựa trong
14) Nối băng đứt mà máy nhai
15) Cắt ngang đời kịch đời kịch
16) Hồn tôi cảm tình rối tung
17) Cải lương nhân trọng lễ hậu
18) Thành tâm cúi đầu khấn xin
19) Đừng rơi rụng
20) cho đời sao ru mộng./

Thiện Giả

Phuong Hong Thuy - Minh Canh- Huong Huyen
Image
CON GAI CHI HANG vai Cau Tu Kien ( 2005)


ImageImage
khán giả hâm mộ

Image

Image

Tình thương của khán giả vẫn dành cho Minh Cảnh rất nhiều



Tác giả bài viết: khangianhandan-CLVNCOM

Nguồn tin: cailuongvietnam.com

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận mới

Bùi Thị Mỹ - 14/08/2022 08:51

Nghệ sĩ Minh Cảnh là thần tượng của tôi, ngày nào cũng vào Youtube để nghe ông ca, ông đã U90 và tôi cũng U70 rồi, ước mơ duy nhất là ông được nhà nước Việt Nam vinh danh không biết có được chăng

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN