Nhìn từ Chuông vàng vọng cổ
Trong bối cảnh sân khấu cải lương gặp rất nhiều khó khăn trong những năm qua, nhưng trên sóng của cả 2 đài phát thanh và truyền hình tại TPHCM, nơi có xu hướng mở rộng ra thế giới bên ngoài, và có đời sống sôi động nhất cả nước, vẫn duy trì được các chương trình biểu diễn của bộ môn nghệ thuật truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là các chương trình Tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần, Tuyển chọn giọng ca cải lương giải Bông Lúa vàng, Tuyển chọn giọng ca cải lương giải Người lớn tuổi, Liên hoan Đờn ca tài tử giải Hoa sen vàng (của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM); Vầng trăng cổ nhạc, Chuông vàng vọng cổ, Ngân mãi chuông vàng… (của Đài Truyền hình TPHCM). Nhìn chung những chương trình này vẫn được khán giả cả nước nhiệt tình đón nhận; đó là những dấu hiệu tích cực, không thể không ghi nhận.
Riêng với Chuông vàng vọng cổ, dù có “sinh sau đẻ muộn” nhưng năm 2013 này,
chương trình đã trải qua chặng đường 8 năm. Với những gì có được từ sân chơi này
đem tới, đã có được những thành công đáng kể. Chương trình chính là môi trường
trình diễn nghệ thuật rất hữu ích cho các bạn trẻ yêu mến bộ môn nghệ thuật dân
tộc có quy mô phát triển rộng trên toàn quốc này; nó chính là cánh tay nối dài
để giúp cho họ có được những cơ hội tôi rèn, thử thách hết sức cần thiết, trước
quảng đại công chúng. Điều này là vô cùng cần thiết mà HTV đã tiên phong mở
đường…
Ba gương mặt đoạt giải cao trong Chuông vàng vọng cổ lần VIII - 2013:
Lâm Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Luận và Nguyễn Minh Hải
Ba
gương mặt đoạt giải cao trong Chuông vàng vọng cổ lần VIII - 2013:
Lâm Ngọc
Hoa, Nguyễn Thị Luận và Nguyễn Minh HảiSong sân khấu là lĩnh vực
trung và dài hạn, nên thật khó mà trong khuôn khổ một cuộc thi như thế này, có
thể lộ diện được một tài năng thật sự cho sân khấu cải lương, nếu các thí sinh
không thật sự là những tài năng xuất chúng. Nói cách khác, để có được những
giọng ca đẹp, đầy đặn, truyền cảm, công phu, điêu luyện như NSƯT Thanh Kim Huệ,
NSƯT Thanh Tuấn; những giọng ca mộc mạc, chân thành mà sâu thẳm lòng người như
NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương…; hoặc với khu vực cải lương miền Bắc thì cũng cần
có những giọng ca lắng đọng hồn người như Thanh Hương, Mỹ Vân của Nhà hát Cải
lương Hà Nội… thì đâu phải một sớm một chiều. Đó là cả một quá trình phấn đấu,
rèn luyện, học hỏi, tích lũy vốn sống khá cơ bản, mới có thể có được. Công bằng
mà nói, một số chương trình nói trên vẫn chưa tính được những phương án tối ưu
để giải quyết tốt bài toán này, trước hết là về chất lượng các giọng ca thật sự
cần thiết cho sân khấu cải lương hiện nay. Xin ghi nhận là các sân chơi này đã
phát hiện được khá nhiều thí sinh có chất giọng khá tốt. Trong đó, Chuông vàng
vọng cổ đóng góp đáng kể với các giọng ca: Võ Minh Lâm, Hồ Ngọc Trinh, Ngọc Đợi,
Lê Văn Gàn, Nguyễn Văn Mẹo, Bùi Trung Đẳng, Thu Vân… Nhưng nếu chỉ có thế thôi
thì chưa đủ, bởi một giọng ca thật sự xuất sắc thì nó còn phải bao hàm nhiều yếu
tố khác, trong đó có vốn sống, sự nhận thức, sự cảm thụ văn chương.
Khách
quan thì thí sinh Nguyễn Thị Luận của cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ
VIII-2013 có chất giọng khá đẹp, chị cầm giấy ca bài vọng cổ bốc thăm ở đêm
chung kết xếp hạng rất tự tin, nhưng từ sâu thẳm của những người đam mê cải
lương, hình như ở chị nó vẫn thiếu thiếu những cái gì đó của thời đại hôm nay.
Nói như lời góp ý nhận xét tế nhị của NSƯT Minh Vương, thành viên của Hội đồng
giám khảo, tuy chị ca đã hay rồi thì vẫn cần phải hay hơn nữa, đã đẹp rồi phải
tìm cách mà đột phá cho đẹp hơn nữa…
Chính vì thế mà sau cuộc thi Chuông
vàng vọng cổ, mỗi tháng, Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Ngân mãi
chuông vàng để các gương mặt trẻ từng đoạt giải thưởng của cuộc thi được ca
diễn, rèn luyện là hết sức cần thiết.
Vương Tử Quỳnh
Ý kiến bạn đọc