Đang truy cập : 192
Hôm nay : 21249
Tháng hiện tại : 2195967
Tổng lượt truy cập : 88502568
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Khán giả vẫn mê cải lương…
Ngay cả các buổi diễn lúc 9 giờ sáng, giờ mà Ban tổ chức e ngại sẽ vắng khán giả, thì khán giả vẫn đến từ sớm để “giành” chỗ ngồi. Các vở diễn buổi này, như: Tiếng vạc sành (Đoàn cải lương Trần Hữu Trang), Mê cung (Nhà hát cải lương Việt Nam), Ma lực đồng tiền (Đoàn cải lương Ánh Hồng, Trà Vinh)… đều thu hút khán giả. Bà Nguyễn Thị Mười, 78 tuổi, cho biết, ngày nào cũng nhờ cháu chở từ Chợ Đồn (phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa) qua coi cải lương, và đây là lần đầu tiên trong đời bà được coi “đã đời” như vậy.
* Xem cải lương, “xem” cả giám khảo
Chị Ngọc Hạnh, tiểu thương ở chợ Biên Hòa thì tiếc rẻ vì bận buôn bán không đi xem vào buổi sáng được, nhưng tối nào nhóm tiểu thương ở chợ cũng rủ nhau đi xem, không bỏ sót buổi nào.
Một cảnh trong vở Vú cát (Nhà hát cải lương Việt Nam). |
Một bất ngờ khác là các đoàn cải lương phía Bắc, như: Nhà hát cải lương Hà Nội, Nhà hát cải lương Việt Nam, các đoàn cải lương Hải Phòng, Nam Định cũng có lượng “fan” riêng ở vùng đất Nam bộ như Đồng Nai đến cổ vũ rất nồng nhiệt. Anh Đỗ Huy Doãn cùng nhóm bạn trẻ là công nhân ở phường Long Bình cùng kéo nhau đi xem vở Vú cát (Nhà hát cải lương Việt Nam) cho biết, nghe có các đoàn cải lương phía Bắc vào diễn nên nôn nao từ mấy ngày nay. Ông Nguyễn Đạt, cán bộ Sở GD-ĐT thì nhận xét, các đoàn cải lương phía Bắc có kịch bản sâu sắc, diễn viên ca hay, diễn chắc, rất lôi cuốn.
Mới được nửa chặng đường, vẫn còn nhiều vở diễn, nhiều điều bất ngờ đang chờ phía trước. Nhưng với sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng Đồng Nai, kể cả người dân ở vùng sâu, vùng xa được các đoàn về tận nơi lưu diễn, đã cho thấy sự thành công của liên hoan khi đem nghệ thuật hướng về cơ sở, đến với công chúng. Rõ ràng, khán giả không quay lưng lại với cải lương, chỉ có điều, các nhà quản lý cần tìm giải pháp phù hợp để bộ môn nghệ thuật truyền thống này không trở thành xa lạ, nhất là đối với khán giả trẻ. |
Không chỉ xem các vở diễn, người dân Biên Hòa còn rủ nhau đến sớm trước giờ diễn để xem mặt các nghệ sĩ mà mình hâm mộ. Bà Nguyễn Thị Lành (phường Bửu Long) phấn khởi kể, nhờ có liên hoan sân khấu cải lương mà bà đã có dịp gặp NSND Bạch Tuyết - người mà bà trước giờ “mê” lắm mà chỉ được thấy trên tivi, dù đến với liên hoan, NSND Bạch Tuyết không diễn trên sân khấu mà ở vị trí giám khảo.
* Nhiều vở diễn hay
Để kéo được người dân Biên Hòa đến xem, liên hoan không chỉ là nơi hội hè, quy tụ những nghệ sĩ tài danh, mà còn giới thiệu được đến công chúng những vở cải lương đặc sắc. Dù đã có đến 13 vở được trình diễn liên tục, nhưng liên hoan đến nay vẫn thu hút được khán giả bởi hầu hết nội dung các vở diễn đều khá sâu sắc, phong phú. Bối cảnh các vở, khi thì là một nhà máy với mâu thuẫn giữa công nhân với ban giám đốc thoái hóa (Vượt qua tâm bão), khi thì là làng quê nghèo hiền lành bỗng trở nên ngột ngạt, đầy bi kịch trước cám dỗ của đồng tiền, lợi ích (Tiếng vạc sành, Giậu mồng tơi gẫy rập), hoặc trăn trở trước sự đổi mới về phương thức sản xuất, vượt ra khỏi những khuôn khổ cũ kỹ lạc hậu, mãnh liệt vươn lên với khát vọng thoát khỏi đói nghèo (Giọng hò Đồng Tháp, Vú cát), có khi là một đô thị phồn hoa với biết bao vòng xoáy, biến động từ xã hội rộng lớn cho đến từng gia đình nhỏ bé (Mê cung, Khi hoa nở trái mùa, Mong gió đừng đổi chiều, Nói dối là trọng tội)…
Khán giả luôn đến xem chật cứng hội trường Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh. Ảnh: T.Thúy |
Bối cảnh phong phú, chủ đề mà các vở diễn hướng đến cũng rất đa dạng, sát với đời sống xã hội đương đại. Từ những vấn nạn trong xã hội hiện nay, như: tham nhũng, đất đai, ma túy cho đến những góc khuất gia đình, mâu thuẫn giữa tình người và lợi ích vật chất… đều đem đến cho khán giả nhiều suy ngẫm. Với chủ đề xã hội hiện đại, các vở diễn đều có tiết tấu nhanh, thoát được nhược điểm “lê thê”, chi tiết rườm rà thường gặp ở loại hình cải lương. Kịch bản tốt, nghệ sĩ nhiều “đất” để thể hiện diễn xuất và giọng ca, nhiều vở diễn đã lấy được nước mắt lẫn nụ cười của khán giả.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc