11:37 PDT Thứ tư, 05/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 179


Hôm nayHôm nay : 21838

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 292520

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79269635

Trang nhất » Tin Tức » Những Vở Diễn Hay

Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa - Cải lương đất Bắc xưa

Đăng lúc: Thứ sáu - 01/11/2013 04:06 - Đã xem: 4700
Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa - Cải lương đất Bắc xưa

Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa - Cải lương đất Bắc xưa


Vở tuồng cải lương Tiếng Chuông Chùa của Đoàn Ái Liên. Kép Huỳnh Thái và Đào Ái Liên trong hai vai chính. Nhưng trước khi kể Vở Tuồng Tiếng Chuông Chuà, tôi kể quí vị nghe truyện tiểu thuyết Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa.


Trong năm 1944, có thể là trong năm 1943 trước khi những thành phố Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng người chết đói nằm đầy đường, có nhiều tháng Đoàn Cải Lương Ái Liên, đóng đô, tức hát nhiều đêm, trên sân khấu Thiêm Xuân Đài, Hà Đông. Chị tôi có chồng là thương gia ở Hà Nội, tản cư về sống ở nhà tôi, tức ở nhà chị trước khi chị đi lấy chồng. Năm ấy chị tôi chưa bận con mọn. Buổi tối rạp hát ngay gần nhà, cách độ 300 thước, chị tôi hay đi xem hát. Tối nào đi xem hát chị tôi cũng cho tôi cùng đi.

Năm ấy tôi 10 tuổi. Vở hát cải luơng thứ nhất tôi xem trong đời tôi và tôi nhớ mãi đến bây giờ là vở Tiếng Chuông Chùa.

Vở tuồng cải lương Tiếng Chuông Chùa của Đoàn Ái Liên. Kép Huỳnh Thái và Đào Ái Liên trong hai vai chính. Nhưng trước khi kể Vở Tuồng Tiếng Chuông Chuà, tôi kể quí vị nghe truyện tiểu thuyết Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa.
Tôi không nhớ ai là tác giả truyện Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa, hình như là Đồ Phồn — Bùi huy Phồn — loại Truyện Vưà, tức không phải là Truyện Ngắn, không phải là Truyện Dzài, được xuất bản khoảng năm 1940.

Truyện kể ở một làng quê miền Bắc, làng không giầu, không nghèo, có anh thanh niên bỏ làng đi vào xứ Nam Kỳ làm ăn. Khoảng mười năm sau anh trở về làng, đem theo về cô vợ Sài Gòn và cái máy hát. Cô vợ Sài Gòn của anh để tóc búi, miệng có mấy cái răng vàng. Cô nói giọng Nam Kỳ, nhiều bà già trong làng nghe không hiểu cô nói gì. Cái máy hát — chạy bằng dây cót, không cần điện — là một vật kỳ diệu với dân làng. Tối sáng trăng, máy hát được cho chạy trên thềm nhà, đàn bà, con gái, trẻ con ngồi chật chung quanh để nghe máy hát. Không ai hiểu tại sao cái hộp vuông có cái ống gì như cái loa lại có thể phát ra tiếng người hát. Đã hát mà còn là hát thật hay. Tác giả truyện Văng Vẳng Tiếng Chuông Chuà là một thiếu niên làng trạc 12, 13 tuổi. Chú ở trong đám người không bỏ sót một tối nào máy hát phát tiếng mà không đến nghe. Chú, và nhiều người nghe, mê nhất là bài ca kể nỗi lòng một người đàn bà đẹp đi tu, trong bài có câu kết là:

- Văng vẳng — đúng ra là Dzăng dzẳng — tiếng chuông chùa.

Nữ ca sĩ trình diễn là đào hát cải luơng Sài Gòn.

Rồi chú thiếu niên tác giả phải ra tỉnh học. Xa làng quê chú nhớ nhất là những tối sáng trăng chú ngồi bệt trên mảnh mo cau trong góc sân đất, mê mải nghe tiếng hát “Dzăng dzẳng tiếng chuông chùa.”

Hai, ba năm sau chú về làng. Vợ chồng chủ nhân máy hát không còn ở làng nữa. Chú được biết sống trong làng một thời gian chị vợ Sài Gòn Tóc Búi, Răng Vàng thấy chán, chị đòi trở dzô Nam Kỳ. Anh chồng không chịu, chị vợ trở về Nam Kỳ một mình. Anh chồng cu ky sống ở làng ít lâu sau cũng chán, anh cũng bỏ đi. Người ta chắc anh lại trở vào Xứ Nam Kỳ. Cái máy hát không biết lưu lạc về đâu. Tác giả kể nỗi buồn man mác của mình khi những chiều tắt nắng, những tối sáng trăng, chàng đi qua ngõ xưa thấy như bên dậu mùng tơi, dưới dàn thiên lý trong sân nhà cũ văng vẳng tiếng hát:

- Dzăng dzẳng tiếng chuông chùa.

Truyện Vừa “Dzăng dzẳng tiếng chuông chùa” kết thúc như thế.

Thế rồi không nhớ rõ trong năm 1943, 1944 hay 1945 tôi được xem vở hát cải lương của Đoàn Ái Liên. Khi có Đoàn Ái Liên là chưa có Đoàn Kim Chung. Lần thứ nhất trong ánh đèn lung linh, huyền ảo trên sân khấu rạp hát Thiêm Xuân Đài tôi thấy Nữ nghệ sĩ Ái Liên, các Nam nghệ sĩ Huỳnh Thái, Phong Trần Tiến, Phúc Lai, Canh Thân.

Tiếng Chuông Chuà mở đầu bằng cảnh một vườn hoa ở Hà Nội. Ái Liên là cô gái quê, dường như vì bị ép lấy ông chồng làng quê đã già lão lại ba bốn vợ nên bỏ làng trốn lên Hà Nội. Nàng — Ái Liên, cô gái quê, không biết về đâu, đang bơ vơ ngồi trên ghế xi-măng vườn hoa thì Kép Phong Trần Tiến trong vai Lưu Manh Hà Nội xuất hiện, đến ve vãn cô gái. Cô có thể bị Lưu Manh lừa gạt, đưa vào đường sa đọa nếu không có Công Tử Hà Nội Huỳnh Thái đến cứu cô.

Duyên số đưa Công Tử Huỳnh Thái tới Vườn Hoa cùng với ông bạn Canh Thân cũng là thanh niên Hà Nội — ba ông Huỳnh Thái, Canh Thân, Phong Trần Tiến cùng com-lê vét-tông — thấy cô gái quê ngây thơ bị Lưu Manh ve vãn toan bắt ép đi theo, Công Tử đến can thiệp. Lưu Manh dọa đánh, y bị Công Tử Hào Hoa cho mấy đấm lăn đùng ngã ngửa. Cuộc ẩu đả xẩy ra, Phú Lít Phúc Lai dùi cui, ria mép ra sân khấu, định bắt Công Tử, Lưu Manh, Cô Gái Quê về bót làm biên bản về tội đánh nhau làm mất trật tự công cộng. Ông Bạn Canh Thân cầm ghi-ta đàn một bản nhạc Tây, nhạc nổi lên, Lưu Manh Phong Trần Tiến lủi mất. Bôn người còn lại trên sân khấu: Công Tử Huỳnh Thái, Cô Gái Ái Liên, Ông Bạn Ghi-ta Canh Thân và Đội Xếp Phúc Lai, cùng nhẩy Tango. Trong lúc Thầy Đội Phúc Lai say sưa nhẩy theo tiếng nhạc, ba nhân vật kia dzắt nhau chạy ra khỏi sân khấu. Màn hạ.

Tiếng Chuông Chuà tiếp diễn. Công Tử Hà Nội Hào Hoa mướn nhà cho Cô Gái Quê Nhan Sắc sống, chàng bao bọc Nàng. Và không cần phải là Cụ Già Chín Bó, Em Nhỏ Lên Ba cũng biết dzư Chàng và Nàng sẽ yêu nhau. Yêu nhau lắm chứ không phải yêu nhau vừa. Nhưng có sự rắc rối của cuộc đời: Chàng là con quan, nhà giầu, Chàng đang học Trường Cao Đẳng, Chàng sẽ đỗ bằng Cử nhân, Chàng sẽ là Tri Phủ, Tri Huyện, tương lai Chàng sáng hơn gương Tầu trong khi Nàng tuy Đẹp nhưng là Gái Quê, bố mẹ thuộc giai cấp chân lấm, tay bùn, chú bác, anh em Nàng răng đen, mã tấu, làng quê Nàng ao tù, nước đọng, cả làng Nàng chỉ có Nàng đẹp, trắng, mắt phượng, môi hồng, bao nhiêu con gái làng rốn lồi, mắt toét ráo trọi. Bà Mẹ Công Tử, Phu Nhân Phúc Hậu, đẹp lão, hỏi vợ cho con nhưng đám nào Chàng cũng nguây nguẩy không chịu. Bà cho người theo dò và được biết Chàng yêu Cô Gái Nhà Quê Chàng mướn nhà cho Nàng ở. Chàng muốn lấy Nàng làm Vợ.

Đến đây tôi không nhớ rõ chuyện: giống như chuyện xẩy ra trong tiểu thuyết La Dame aux Camélias là Bà Mẹ Chàng tìm đến nhà Nàng, trình bầy mọi lẽ, xin Nàng buông Chàng, đừng làm hại Sự nghiệp của chàng, hay Nàng bị Lưu Manh Vườn Hoa trả thù, bịa chuyện trước khi gặp Chàng, Nàng đã sống chung vợ chồng với vài người đàn ông. Dường như chuyện thứ hai này đúng hơn, vì Chàng nghe chuyện bầy đặt, nghi là chuyện thật, tra vấn Nàng, Nàng giận hờn, Nàng bỏ đi.

Màn cuối cùng của Tiếng Chuông Chuà là cảnh trước cổng chuà. Có cả một gác chuông bằng các-tông được dựng lên ở góc sân khấu. Màn mở: Ni cô Ái Liên, nâu sồng, cầm chổi quét lá sân chuà. Ni cô buồn, Ni cô ca những lời mùi mẫn — Tiếng Chuông Chùa là loại Tuồng Cải Lương vừa ca vọng cổ vừa hát Nhạc Tây Lời Việt — Có khách đến cổng chuà, Ni cô buông chổi, Ni cô lên gác chuông. Khách đến là Công Tử Huỳnh Thái và Ông Bạn Ghi-ta Canh Thân. Hai ông này đi tìm Nàng mãi từ hôm Nàng bỏ nhà ra đi, hôm nay mới đến được cửa chùa này. Hai ông vào đứng ở góc bên kia của sân khấu, nhìn lên gác chuông. Ni cô dường như không nhìn thấy hai ông khách đến, trên gác chuông Ni cô gõ chuông boong.. boong, rồi vẫn đứng trên gác chuông, Ni cô ca một bản lời lẽ đại ý Ni cô đã tắt lửa lòng, Ni cô quyết chí tu thành chính quả. Thế rồi Ông Bạn Ghi-ta Canh Thân lại cầm ghi-ta phứng phưng dạo lên vài tiếng, Công Tử Huỳnh Thái cất tiếng hát. Nhạc Tây Lời Việt. Đại ý cuộc đời đẹp lắm, Anh yêu Em, Anh xin lỗi đã nghi ngờ Em. Em ơi.. Em đừng tu, Em về vợ chồng ví Anh..

Trên gác chuông, Ni cô Ái Liên nhắm mắt, hai bàn tay chắp trước ngực, thỉnh thoảng lại thốt ra hai tiếng “Mô Phật” nghe rất thoát tục, cô gõ vài tiếng chuông chùa boong boong. Có vẻ như Ni cô không chịu bỏ chùa, coi bộ Ni cô không chịu về đời, không chấp nhận chuyện có chồng, có con. Nhưng rồi sau cùng Ni cô mở mắt, Ni cô hé môi son cùng hát với Công Tử, Ni cô đưa tay lên gỡ tấm khăn nâu trên đầu. Mái tóc nhung đen của Ni cô soã xuống vai áo nâu sồng của Ni cô.

Ni cô ở chuà nhưng Ni cô chưa xuống tóc. Việc Ni cô cởi khăn cho tóc xoã ấy cho khán giả biết Ni cô chịu về làm vợ Công Tử. Ni cô xuống sân chùa, Công Tử cầm tay Ni cô. Cầm tay, nhìn vào mắt nhau, Nàng áp má vào ngực Chàng. Màn hạ, Hết Tuồng, Thế thôi. Không có Hôn Hít như Phim Tây, Phim Mỹ. Nhưng thế cũng là Happy Ending. Đôi người yêu nhau thành vợ chồng. Đã quá dzồi khán giả còn đòi gì hơn nữa.

Kể từ đêm xưa xem Tuồng Tiếng Chuông Chùa ở thị xã Hà Đông hơn năm mươi mùa thu xanh đã qua đời tôi. Tôi nhớ không thể đúng chăm phần chăm nhưng tôi biết tôi nhớ đúng: Tuồng Tiếng Chuông Chuà là Tuồng của Đoàn Ái Liên — không phải Tuồng của Đoàn Kim Chung — trong Tiếng Chuông Chùa có Ái Liên, Huỳnh Thái, Phong Trần Tiến, Phúc Lai. Dường như chưa có Tư Vững. Chiến tranh Việt Pháp nổ ra ở Hà Nội Tháng 12, 1946, Đoàn Ái Liên giải tán, khoảng năm 1947, năm 1948 Đoàn Kim Chung ra đời. Nữ nghệ sĩ Ái Liên trở về Hà Nội năm 1954, bà giải nghệ. Huỳnh Thái, Phúc Lai, thêm Tư Vững, Ba Hội ở trong Đoàn Kim Chung, Phong Trần Tiến sau năm 1954 cũng không lên sân khấu nữa.
Tác giả bài viết: tu kien
Nguồn tin: Hoàng Hải Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.